Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Chế độ ăn cho người tiểu đường có cần kiêng khem tuyệt đối?

    Những người mắc bệnh tiểu đường như tôi có cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm nào? Xin chuyên gia giải đáp giùm tôi. Cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Một trong những sai lầm trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, chính là kiêng khem tuyệt đối một hoặc nhiều nhóm thực phẩm. Điều này là hoàn toàn “phản khoa học”. Bạn có thể ăn bất cứ thực phẩm nào mà mình muốn để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Bởi mỗi nhóm thực phẩm chỉ cung cấp một số dinh dưỡng nhất định, không thể bao hàm được toàn bộ. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là bạn nên ưu tiên chọn lựa và hạn chế nhóm thực phẩm nào.
    Dưới đây là danh sách một số thực phẩm bạn cần hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo duy trì chỉ số đường huyết trong giới hạn mục tiêu:
    - Các loại tinh bột qua chế biến: miến, phở, bún, cơm trắng, khoai tây,…
    - Các loại đường dễ hấp thu như đường mía, đường sữa, đường trái cây (fructose)…
    - Các loại bánh ngọt, bánh kẹo công nghiệp
    - Thức ăn nhanh và đồ ăn chiên xào
    - Da và nội tạng động vật do chúng có chứa một lượng lớn cholesterol, không tốt cho sức khỏe tim mạch
    - Nước ngọt, đồ uống có gas, nước hoa quả đóng chai
    - Mì chính và các chất tạo ngọt nhân tạo
    - Hoa quả khô và các loại hoa quả chứa nhiều đường như chuối, đu đủ, na, nhãn, vải,…
    - Rượu, cà phê và các chất dễ gây kích thích nói chung
    Với những lưu ý trên, bạn hoàn toàn có thể cân đối để chọn lựa thực phẩm để có một bữa ăn lành mạnh.
    Điều trị bệnh tiểu đường phải luôn đảm bảo nguyên tắc theo “tư thế chân kiềng”, có nghĩa là đồng bộ giữa chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia Nội tiết cũng khuyến cáo người bệnh kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng. Trên thực tế, giải pháp này cũng đã được nhiều người bệnh áp dụng và chia sẻ có hiệu quả.
    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị tiểu đường hiệu quả: ổn định đường huyết, ngừa biến chứng
    Chúc bạn sớm ổn định sức khỏe!
  • Icon

    Thức ăn tốt nhất cho người tiểu đường, giúp giảm đường huyết?

    Mẹ tôi mắc bệnh tiểu đường type 2 vào năm 2016, dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ. Nhưng đến nay, đường huyết vẫn chưa được kiểm soát tốt khiến tôi rất lo lắng. Đi khám, bác sĩ khuyến cáo về điều chỉnh lại chế độ ăn. Tôi khá bối rối không biết nên chọn thức ăn nào tốt nhất cho mẹ sử dụng. Rất mong nhận được tư vấn thêm từ chuyên gia.
    Icon
    Chào bạn,
    Tìm ra những thức ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường không phải là một vấn đề dễ dàng. Bên cạnh đó, một chế độ ăn được gọi là khoa học khi còn phải đảm bảo được mục tiêu quan trọng là giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh tim. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá bối rối. Bởi một số gợi ý sau đây có thể giúp bạn tháo gỡ khó khăn này:
    1. Ăn nhiều rau củ hơn, đặc biệt là các loại rau không tinh bột
    - Nên chọn rau tươi, không sử dụng rau đông lạnh, đóng hộp hoặc rau đã pha chế sẵn, có thêm muối.
    - Nên thêm màu sắc cho bữa ăn, các loại rau củ có màu xanh thẫm, màu cam, đỏ, vàng… thường có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho người tiểu đường.
    2. Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt (nguyên cám) thay vì đã được tinh chế
    - Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt, ngô, yến mạch, mè đen, các loại đậu còn nguyên vỏ như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… chứa rất nhiều protein thực vật, chất xơ, nhưng lại không làm tăng quá nhiều đường huyết. Ngũ cốc tinh chế (gạo trắng, bột mì, miến, bún, bánh mì trắng, bánh kem, bánh quy, ngũ cốc pha sẵn…) là những thức ăn đã được chế biến bằng công nghiệp, loại bỏ cám và mầm nên không còn giữ được chất xơ tự nhiên. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến, các đơn vị thực hiện có thể phải sử dụng hóa chất tẩy trắng, trộn thêm đường, chất làm ngọt nhân tạo, phẩm màu… không có lợi cho sức khỏe.
    3. Chọn thức ăn có chứa protein nạc
    - Ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần
    - Chọn protein có nguồn gốc thực vật: táo, bơ, rau cải bó xôi, ngô ngọt, súp lơ xanh, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là đậu nành
    - Ăn thịt trắng loại bỏ da
    - Chọn thịt bò và thịt lợn thăn
    4. Trái cây tươi cũng là một lựa chọn tuyệt vời
    - Rất nhiều người bệnh tiểu đường “sợ” ăn trái cây, bởi chúng ngọt. Sự kiêng khem không có cơ sở khoa học này có thể gây thiếu nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin và khoáng chất. Thực tế, bạn có thể ăn tất cả các loại trái cây. Tuy nhiên, nên chọn trái cây có hàm lượng chất xơ cao như củ đậu, cam, bưởi, thanh long, xoài, dâu tây… Một lưu ý nhỏ, đó là nên ăn trái cây nguyên vỏ, không nên xay ép vì có thể khiến đường huyết tăng cao.
    5. Chọn thức ăn có nhiều chất béo lành mạnh và hạn chế chất béo xấu
    - Chất béo lành mạnh bao gồm dầu thực vật, bơ thực vật, dầu oliu và dầu từ các loại hạt
    - Chất béo xấu bao gồm chất béo trans (có trong thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp), thức ăn chiên xào nhiều lần…
    Thêm một số lưu ý trong bữa ăn:
    - Cắt giảm bớt năng lượng từ các thực phẩm ăn nhẹ và món tráng miệng
    - Hạn chế thực phẩm như khoai tây chiên, bánh quy, bánh kem
    - Không nên ăn quá nhiều, kể cả các thực phẩm lành mạnh vì có thể gây tăng cân
    - Nếu không thể từ bỏ được rượu, bạn nên uống rượu vang đỏ
    Trên đây là một số gợi ý về thức ăn tốt nhất cho người tiểu đường. Hy vọng bạn sẽ sắp xếp và xây dựng được một chế độ ăn hợp lý.
    Quá trình chung sống với tiểu đường không dừng ở con số là 1 hay 10 năm, mà là cả đời. Chính vì vậy, người bệnh khó tránh khỏi những biến chứng âm thầm trên tim, mắt, thận, thần kinh… Để phòng ngừa biến chứng, ngoài chế độ ăn, điều trị theo hướng dẫn, nếu có điều kiện bạn có thể cho mẹ dùng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường mỗi 3-6 tháng/lần. Sản phẩm có nguồn gốc chính từ thảo dược, rất an toàn và nhiều người chia sẻ trải nghiệm, do đó bạn hoàn toàn an tâm.
    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị tiểu đường hiệu quả: ổn định đường huyết, ngừa biến chứng
    Chúc gia đình bạn khỏe mạnh!
  • Icon

    Bệnh tiểu đường nên ăn gì để phòng ngừa biến chứng?

    Cha tôi đi khám, kiểm tra đường huyết khi đói 2 lần có kết quả 7.8mmol/l, bác sĩ chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2. Qua tìm hiểu tôi được biết, đường huyết tăng cao có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Và thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì để phòng ngừa biến chứng?
    Icon
    Chào bạn,
    Khi bị tiểu đường, những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến triển của bệnh. Rất khó để xây dựng được một chế độ ăn chuẩn mực cho tất cả người bệnh tiểu đường nói chung. Tuy nhiên, những chia sẻ sau đây có thể giúp bạn chọn lựa nguồn thực phẩm tốt, từ đó ngăn ngừa biến chứng xấu do tiểu đường gây ra. Khi bạn xây dựng chế độ ăn cần tập trung vào 4 yếu tố chính: tinh bột, chất béo, chất xơ và muối.
    1. Tinh bột: Tinh bột và đường cung cấp nhiên liệu chính cho quá trình tạo năng lượng, nhưng chính chúng cũng là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Có 2 loại tinh bột là tinh bột đơn giản chăng hạn như đường, có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Thứ 2 là tinh bột phức tạp có trong các loại đậu, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt… Tinh bột phức tạp tốt hơn cho bạn, do chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa nên cung cấp năng lượng ổn định, không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.
    2. Chất xơ: Với đặc tính ít năng lượng không hấp thụ, làm mau no nên chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa, điều hòa đường huyết. Thức ăn giàu chất xơ mà bạn có thể lựa chọn như:
    - Rau lá sẫm màu (cải xoăn, mùng tơi, cải bó xôi, rau khoai lang…) và trái cây ít đường như thanh long, ổi, cam, chanh, bưởi,…
    - Đậu nấu chín
    - Ngũ cốc nguyên cám: gạo lức, bánh mì,…
    Điều quan trọng nên nhớ là tăng lượng nước uống khi ăn nhiều chất xơ, vì nó có thể gây đầy trướng bụng.
    3. Chất béo: Bạn nên hạn chế ăn các chất béo bão hòa và chất béo trans vì chúng làm tăng đáng kể cholesterol trong máu, tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch..
    Thực hiện chế độ ăn lành mạnh với:
    - Chọn thịt nạc, bỏ da
    - Chế biến bằng cách luộc, hấp, đồ thay cho chiên, xào, rán
    - Ăn dầu thực vật thay cho chất béo động vật
    - Lựa chọn các sản phẩm sữa tách béo, sữa chua ít đường và sữa chua không đường.
    4. Muối: tiểu đường làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và muối là nguyên nhân khiến tình trạng này nặng nề hơn. Giải pháp ăn uống khoa học với:
    - Sử dụng nguyên liệu tươi, hạn chế thực phẩm đóng hộp
    - Người bình thường không nên ăn quá 6g muối/ngày và những người có nguy cơ cao huyết áp không nên ăn quá 4g/ngày, thậm chí ăn nhạt hoàn toàn nếu huyết áp quá cao
    Ngoài ra, cha bạn cũng có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm bổ trợ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa biến chứng, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường.
    Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường nên ăn gì để không bị tăng đường huyết?

    Tôi vừa được chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 nên khá lo lắng. Vậy tôi nên ăn gì để không bị tăng đường huyết.
    Icon
    Chào bạn,
    Nên ăn gì khi bị tiểu đường luôn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Mục tiêu dinh dưỡng ở người tiểu đường là không làm gia tăng thêm lượng đường trong máu, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn lựa chọn thực phẩm tốt cho chế độ ăn của mình:
    - Các loại hạt nguyên vỏ: Đa số các loại hạt đều rất giàu đạm, chất xơ, magie nên khi ăn tạo cảm giác no lâu hơn.
    - Rau có lá màu xanh đậm: cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ xanh… chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, ít năng lượng và tinh bột, rất tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều, nên ăn rau tươi thay vì các loại khô hay muối chua.
    - Trái cây: các loại trái cây họ cam, chanh, táo, lê… giàu vitamin, chất chống oxy hóa tự nhiên, nhưng lại không làm tăng quá nhiều đường huyết sau ăn. Khi ăn trái cây bạn nên ăn cả vỏ (trừ loại quả bắt buộc bỏ vỏ), không nên xay thành nước ép vì có thể loại bỏ bớt chất xơ. Thời điểm ăn trái cây nên vào giữa 2 bữa chính, coi đó như một bữa ăn phụ.
    - Khoai lang: là thực phẩm giàu tinh bột kháng đường, khi ăn, chúng sẽ được phân cắt và hấp thu từ từ nên không gây tăng đường huyết đột ngột như các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.
    - Dầu cá: giàu omega 3 tốt cho mắt và sức khỏe tim mạch.
    - Sữa tách béo và sữa chua: nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho người bệnh tiểu đường.
    Thực tế, không có một “biểu mẫu chung” cho bữa ăn của người tiểu đường. Bạn không cần kiêng khem quá mức mà hoàn toàn có thể phối hợp các nhóm thực phẩm với nhau. Điều quan trọng là bạn cần trở thành chuyên gia dinh dưỡng của chính mình, lên kế hoạch ăn uống hợp lý. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện được điều này bằng cách kiểm tra đường huyết tại nhà trước và sau ăn 2h để đánh giá khả năng tăng đường huyết. Nếu có bất thường, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn trong những lần tiếp theo.
    Để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, một chế độ ăn khoa học là điều không thể thiếu. Việc sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ điều trị cũng là một trong những “bí quyết” được nhiều người áp dụng thành công. Chia sẻ của họ sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về giải pháp này.
    Xem chia sẻ bệnh nhân chữa tiểu đường hiệu quả
     Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Biến chứng tiểu đường gây tê ngứa tay có sản phẩm nào trị được không?

    Mẹ mình bị bệnh tiểu đường type 2, hiện 2 tay tê ngứa. Xin hỏi có sản phẩm nào trị được tình trạng này không, giá cả bao nhiêu và dùng trong bao lâu?
    Icon
    Chào bạn,
    Biểu hiện 2 tay tê ngứa mà mẹ bạn đang gặp phải rất có thể là dấu hiệu của biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường. Bởi quá trình đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương mạch máu nuôi dưỡng thần kinh, đồng thời tổn thương trực tiếp tới tế bào thần kinh làm gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu. Thời gian đầu mẹ bạn có thể bị tê, ngứa, nặng dần có thể dẫn tới đau, nóng bỏng rát trên da, cuối cùng mất cảm giác nhận biết nóng, lạnh và làm tăng nguy cơ đoạn chi. Nhưng để loại trừ do nguyên nhân khác, bạn nên sớm đưa mẹ đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán đúng bệnh.
    Trong trường hợp mẹ bạn đã chắc chắn bị biến chứng tiểu đường, mẹ bạn có thể sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm tuy không phải là thuốc điều trị, nhưng sẽ là giải pháp bổ trợ làm nâng cao hiệu quả cải thiện biến chứng thần kinh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng mới xuất hiện. Về lâu dài khi sử dụng sản phẩm sẽ giúp phục hồi chức năng tuyến tụy - tuyến tiết insulin, tăng hoạt động của insulin với tế bào nên ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững.
    Giá của sản phẩm Hộ Tạng Đường bán trên thị trường 175.000đ/1 hộp/30 viên. Bạn có thể mua được với giá rẻ hơn 5.000-10.000đ tùy từng nhà thuốc và số lượng hộp.
    Một liệu trình sử dụng tối thiểu của sản phẩm để có hiệu quả nên từ 3-6 tháng với liều 4 viên/2 lần/ngày. Sau đó khi đã có hiệu quả, bạn có thể giảm liều 2 viên/2 lần/ngày dùng thường xuyên liên tục hoặc uống nhắc lại 1-2 đợt trong năm.
    Chúng tôi gửi bạn một số chia sẻ của người bệnh tiểu đường khi sử dụng sản phẩm dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
  • Icon

    Chỉ số đường huyết 6.7mmol/l có sao không?

    Tôi đi xét nghiệm máu lúc đói được chỉ số 6.7mmol/l. Xin hỏi giá trị này có tốt không?
    Icon
    Chào bạn,
    Do thông tin bạn cung cấp khá chung chung, chúng tôi chưa rõ bạn đã bị tiểu đường hay chưa nên sẽ giải đáp trong 2 trường hợp:
    1. Trường hợp bạn chưa bị bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết khi đói là 6.7mmol/l có nghĩa rằng bạn đang ở trong giai đoạn “cửa ngõ” của bệnh tiểu đường, được gọi là rối loạn dung nạp glucose hoặc tiền tiểu đường. Nghĩa là khi đó đường huyết đã cao hơn ngưỡng giá trị bình thường (3.9 - 5.6mmol/l) nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường (lớn hơn 7mmol/l). Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, bởi nếu bạn kiểm soát tốt đường huyết, bạn vẫn có 70% cơ hội không tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai. Thông tin trong bài viết: Biện pháp giúp tiền tiểu đường không trở thành bệnh tiểu đường typ2 sẽ hướng dẫn khá chi tiết các giải pháp giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này.
    2. Trường hợp bạn đã bị bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc của bác sĩ và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, thì giá trị hiện tại đang khá tốt. Các chuyên gia tiểu đường khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên duy trì chỉ số đường huyết trong khoảng:
    - Chỉ số đường huyết khi đói:
    + Người bệnh dưới 59 tuổi và chưa có biến chứng: 4.4 - 6.7mmol/l (80 - 120mg/dL)
    + Người bệnh trên 60 tuổi hoặc đã có biến chứng: 5.6 - 10 mmol/l (100 - 180mg/dL)
    - Chỉ số đường huyết sau ăn 2h:
    + Người tiêm insulin:
    + Người đang sử dụng thuốc uống:
    - HbA1c
    Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn đọc thông tin trong bài viết sau: Chữa bệnh tiểu đường: Giải pháp nào hiệu quả?. Đồng thời lắng nghe thêm chia sẻ của người bệnh về hành trình tìm kiếm giải pháp kiểm soát bệnh tiểu đường TẠI ĐÂY.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Cần làm gì để bảo vệ gan khi bị tiểu đường?

    Tôi đã bị bệnh tiểu đường cách đây 4 năm, vẫn dùng thuốc của bác sĩ kê đơn và ăn uống kiêng khem chất bột, đường. Tôi lo sợ rằng, mắc bệnh tiểu đường lâu năm có thể gây ảnh hưởng không tốt tới gan. Chuyên gia có thể cho tôi một số lời khuyên về những biện pháp cần làm để bảo vệ gan khi mắc bệnh tiểu đường? Chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ. Đó là do rối loạn chuyển hóa đường sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo và làm chúng tích tụ ở trong gan - đây là lý do, bạn ăn uống kiêng khem nhưng gan vẫn bị nhiễm mỡ.
     Béo phì, rối loạn mỡ máu, huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Nhưng ở người bệnh tiểu đường type 2, cứ 2 người, sẽ có 1 người sẽ bị bệnh gan nhiễm mỡ sau vài năm bị bệnh.
    Đúng như điều lo lắng của của bạn, gan nhiễm mỡ sẽ làm suy giảm chức năng gan, gây tăng men gan, xơ gan. Nhưng có lẽ điều mà các bác sỹ lo ngại nhất vẫn là gan nhiễm mỡ sẽ làm gia tăng tình trạng đề kháng insulin, làm cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn.
    Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường:
    1. Kiểm soát tốt đường huyết trong giới hạn đã được chứng minh có khả năng làm giảm gan nhiễm mỡ và các biến chứng khác trong bệnh tiểu đường
    2. Duy  trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Giảm cân - nếu thừa cân hoặc béo phì.
    3. Kiểm soát huyết áp dưới mức 130/80mmHg – nếu  bị huyết áp cao nhưng chưa có bệnh thận.
    4. Kiểm soát mỡ máu trong giới hạn cho phép bằng thuốc, bằng chế độ ăn tăng rau xanh, giảm chất béo, giảm chất bột đường. 
    5. Không sử dụng rượu bia, thức uống có cồn
    6. Duy trì tập thể dục thường xuyên mỗi ngày 1 giờ và ít nhất 5 ngày/tuần.
    Ngoài ra, định kỳ 6 tháng/lần, bạn nên đến bệnh viện để được siêu âm làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan.
    Sử dụng tpcn Hộ Tạng Đường cùng với thuốc điều trị và chế độ ăn uống, tập luyện có kiểm soát, cũng là cách để ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, đồng thời giúp ổn định đường huyết, giảm đề kháng insulin và cải thiện biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. 
    Bạn xem thêm phản hồi của người sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường ở TẠI ĐÂY.
     Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm cho thai nhi không?

    Tôi đang mang thai ở tuần thứ 28, đi khám bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Xin hỏi đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm cho thai nhi không?
    Icon
    Chào bạn,
    Đường huyết tăng cao trong thời gian dài nếu không được điều chỉnh sẽ có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh, thai to, kém phát triển, đa ối, xảy thai, chết lưu… Nhưng bạn không cần quá lo lắng, bởi các rủi ro trên thai nhi tỷ lệ không cao. Nếu sớm điều chỉnh được đường huyết về giá trị cho phép, thì hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa các biến chứng này.
    Trước mắt, bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, lập cho mình một chế độ ăn, uống khoa học. Bạn nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường có khả năng hấp thu nhanh như sữa đặc, nước ngọt, bánh kẹo... và hạn chế các đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng. Ăn giảm mỡ, giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, chất xơ và bổ sung thêm trái cây (cam, quýt, bưởi, xoài…). Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hay quá đói. Tập luyện thể dục như đi bộ 15 - 30p và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần.
    Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, mức đường huyết người bệnh đái tháo đường thai kỳ nên đạt được là:
    - Đường huyết lúc đói: 3.4 - 5.8mmol/l
    - Đường huyết 1 giờ sau ăn
    - Đường huyết 2 giờ sau ăn
    Nếu sau 1 thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và theo dõi định kỳ, đường huyết được kiểm soát tốt, cả mẹ và thai nhi sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, không có gì nguy hiểm. Trước mắt, bạn chỉ cần tuân thủ đúng lời khuyên của bác sỹ, và giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không nên lo lắng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
    Hầu hết đái tháo đường thai kỳ sẽ tự hết sau sinh, nhưng về lâu dài, đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong tương lai. Chính vì vậy, ngay tại thời điểm sau sinh, bạn vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường khi đã cai sữa hoàn toàn cho con. Sản phẩm sẽ giúp ổn định đường huyết, từ đó phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường.
    Chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh!