Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tiền tiểu đường có dùng được Hộ Tạng Đường không?

    Chào bác sĩ! Tôi năm nay 32 tuổi. Tôi đi xét nghiệm máu thì đường huyết lúc đói là 110 mg/dl và119 mg/dl ở 2 lần thử khác nhau và HbA1c là 6,5 %. Sau đó, em không ăn đồ ngọt, không uống nước ngọt, ăn giảm tinh bột và nhiều rau xanh thì kiểm tra lại đường huyết lúc đói là 103 mg/dl và Triglicerid là 2.2 mmol/l thì đườg huyết lúc đói là 103 mg/dl. Triglicerid là 2,2 mmol/l .Bác sĩ bảo là chỉ bị rối loạn nhẹ, không cho thuốc và hẹn 6 tháng đến kiểm tra lại. Em cảm thấy rất lo lắng. Em xin hỏi em có sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường được không? Sản phẩm có tác dụng phụ gì không? Khi ngưng ngưng sử dụng sản phẩm thì có tăng đường huyết không?
    Icon
    Chào bạn,
    Với kết quả xét nghiệm như vậy, bạn chưa bị bệnh tiểu đường nhưng đang trong giai đoạn tiền tiểu đường (hay rối loạn dung nạp glucose). Đây được xem là giai đoạn cửa ngõ, trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán, có nghĩa là giai đoạn này đường máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để xếp vào loại bệnh. Vì vậy, ngay từ lúc này bạn cần thực hiện các biện pháp sau để ngăn không cho giai đoạn này tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Trước mắt, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Với chế độ ăn thì nên hạn chế ăn tinh bột nhất là tinh bột chế biến trong cơm trắng, bún, miến, bánh mỳ trắng; ăn ít thức ăn giàu chất béo, cholesterol; tăng cường rau xanh, chất xơ trong bữa ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no để tránh tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn. Tập luyện thể dục cũng hết sức quan trong trong điều trị, giúp tăng nhạy cảm của tế bào với insulin, làm giảm đường huyết. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga từ 30 - 45 phút mỗi ngày. Ngoài những lời khuyên kể trên, việc sử dụng thêm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử có trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường cũng mang lại lợi ích đáng kể trong việc:
    - Tăng cường sản xuất insulin của tuyến tụy
    - Tăng cường hoạt động của insulin với tế bào
    Nhờ đó giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Sản phẩm ra đời cho đến nay đã gần 10 năm nhưng chúng tôi chưa ghi nhận bất kỳ một phản ứng/tác dụng phụ nào nên bạn hoàn toàn yên tâm. Sau khi sử dụng sản phẩm, đường huyết sẽ ổn định trong một thời gian dài, nhưng tốt nhất một năm bạn nên uống nhắc lại từ 1 - 2 đợt. Dưới đây là những thông tin khá bổ ích về chế độ ăn cho người tiền tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Nước tiểu kiến bu có mắc bệnh tiểu đường?

    Chào bác sĩ. Con tôi năm nay lên 7 tuổi, cháu nặng 16kg. Gần đây tôi thấy nước tiểu của cháu có kiến bu vào. Đó có phải là dầu hiệu của tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Nước tiểu có chứa rất nhiều chất khác nhau có thể thu hút kiếm chứ không phải chỉ có đường, đặc biệt thành phần nước tiểu có liên quan đến chế độ ăn trước đó, vì vậy không phải cứ kiến bu vào nước tiểu sẽ bị tiểu đường. Để xác định chính xác bệnh tiểu đường bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm chỉ số đường huyết. Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/trieu-chung-nhan-biet-benh-tieu-duong.html
    Thân mến!

  • Icon

    Mắc tiểu đường nhưng uống thuốc mãi không giảm, phải làm sao?

    tổi bị tiểu đường hai năm nay uống vẫn không giảm xin hỏi bác sỹ uống thuốc gì hay nhất ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Không rõ hiện giờ đường huyết của bạn là bao nhiêu? Ngoài việc dùng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sỹ thì chế độ ăn uống, tập luyện của bạn thế nào? Bởi lẽ với bệnh tiểu đường chỉ dùng thuốc thôi là không đủ, chế độ ăn khoa học, có kiểm soát và tập luyện thường xuyên đóng vai trò không nhỏ trong việc điều hòa và kiểm soát đường huyết. Nếu bạn ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên và uống thuốc đều đặn mà đường huyết vẫn không giảm thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện tái khám để bác sỹ có thể điều chỉnh thuốc hoặc thay thế thuốc cho bạn. Đường huyết tăng cao kéo dài là mối nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng mắt, thận, da, tim mạch,...ở giai đoạn muộn người bệnh có thể cùng lúc mắc nhiều biến chứng phối hợp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, ngoài việc kiểm soát đường huyết ở ngưỡng cho phép thì vấn đề quan trọng không kém là phòng ngừa biến chứng tiểu đường và để làm được điều đó, chúng tôi thấy rằng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường khá thích hợp với bạn trong thời điểm này. Bạn có thể dùng sản phẩm với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần và duy trì liên tục ít nhất từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Thực tế, rất nhiều người bệnh tiểu đường lâu năm, mắc nhiều biến chứng phối hợp nhưng nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm mà đến nay sức khỏe vẫn ổn định, bạn có thể lắng nghe câu chuyện của họ:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&index=2&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết lúc đói 4,8 mmol/l có mắc tiểu đường không?

    Bac si cho chau hoi chau kham bệnh số đo đinh lượng Glucose máu 4,8 chau đa măc bênh tiêu đương không ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Nếu đường huyết của bạn đo vào lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8h) thì giá trị như vậy là bình thường, bạn không nên quá lo lắng.
    Thân mến!
  • Icon

    Mắc tiểu đường có được ăn tổ yến hay không và ăn như thế nào?

    kính chào bác sỉ ,tư vấn hộ em vợ em mắc bệnh tiểu đường hai năm rồi ạ nay em cho úng thuốc y học cổ truyền nay đường huyết đã ổn định như vậy vợ em có ăn tổ yến xào được không em xin lời khuyên của bác si ạ em thành thật cám ơn
    Icon
    Chào bạn,
    Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, không làm tăng đường huyết nên vợ bạn hoàn toàn có thể ăn yến sào để bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên thay đổi cách chế biến tổ yến sao cho phù hợp người bị bệnh tiểu đường.
    - Không chưng tổ yến với đường phèn mà dùng đường ăn kiêng dành riêng cho người tiểu đường.
    - Chế biến tổ yến thành các món mặn như súp, hầm, nấu cháo,...
    Ngoài chế độ ăn uống khoa học, vợ bạn cũng cần vận động thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
    Thân mến!
  • Icon

    Bệnh tiểu đường có thể làm suy giảm chức năng gan.

    Mẹ tôi năm này 71 tuổi . Bị tiểu đường đã 10 năm nay mẹ tôi vẫn đi khám và uống thuốc đều đặn. Nhưng cách đây khoảng 10 ngày mẹ tôi bị xuất huyết đường ruột đang chữa xuất huyết đường ruột thì lại thêm viêm gan . Rồi lại bị tích nước bụng chướng to và có dịch trong ổ bụng vì chức năng làm việc của gan kém . Hiện tại mẹ em rất yếu k thể tự đi lại được . Tay thì run k thể cầm nắm được đũa để ăn cơm . Cho em hỏi mẹ em bị như vậy là sao ???? Có phải biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường tháo đường và bệnh mẹ em có thể khởi được không . Mong bác sĩ cho e biết cách chữa chị thế nào để mẹ em mau khỏe
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi rất chia sẻ với tình trạng sức khỏe của mẹ bạn. Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa, đầu tiên là rối loạn chuyển hóa đường, sau này dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất béo và có thể gây nên các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan,...hơn nữa, mẹ bạn mắc tiểu đường đã lâu năm, phải dùng các thuốc hạ đường huyết kéo dài, đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến chức năng gan suy giảm. Trước mắt, bạn nên động viên bác cố gắng điều trị tích cực tại bệnh viện theo chỉ định cụ thể của bác sỹ. Chúc bác chóng khỏe!
    Thân mến!
  • Icon

    4 lời khuyên hữu dụng với người tiền tiểu đường

    Tôi đi khám sức khỏe, bác sỹ bảo tôi bị tiền tiểu đường, vậy tôi phải làm gì để không mắc bệnh tiểu đường?
    Icon
    Chào bạn,
    Bạn mắc tiền tiểu đường nhưng nếu thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn khoa học và có kiểm soát bạn có thể giảm đến đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường đến 58% trong vòng 2 năm sau đó.
    Những chỉ dẫn dưới đây có thể giúp bạn:
    Giảm cân bằng chế độ ăn khoa học
    Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, chỉ cần giảm 5 – 7% trọng lượng cơ thể với chế độ ăn khoa học cho một khẩu phần ăn gồm: một nửa là rau, quả; một phần tư là protein nạc như thịt gà, cá, thịt lợn và một phần tư tinh bột từ khoai tây, khoai lang hoặc gạo, giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng và nguy cơ mắc tiểu đường.
    Nên khám sức khỏe định kỳ
    Nguy cơ mắc các vấn đề về thận ở những người tiền tiểu đường lên đến 70% so với những người không bị tiền tiểu đường. Đừng chờ đợi khi bệnh đã tiến triển quá nặng mới phát hiện ra bệnh, tốt nhất bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để biến chứng nặng hơn.
    Tập thể dục thường xuyên
    Tập thể dục thường xuyên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, chống lại bệnh tiểu đường: giúp giảm cân, thu nhỏ vòng bụng, giúp cơ bắp sử dụng glucose tốt hơn và tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin. Chỉ cần tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần có thể giúp bạn làm giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
    Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn
    Những thực phẩm giàu chất xơ có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh tiểu đường bằng ba cách: giúp bạn giảm cân, không làm tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn, khoáng chất như crom, magie giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều chất xơ thì nguy cơ mắc tiểu đường ít hơn 27% so với những người ăn ít chất xơ.
    Ngoài ra, để ngăn ngừa biến chứng sớm và hạn chế nguy cơ tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường bạn cũng có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Tpcn Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết tự nhiên, cung cấp các hệ thống chất chống oxy hóa dày đặc giúp dọn dẹp các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Chính những lợi thế nổi trội đó mà rất nhiều người bệnh tiểu đường đã nhận được lợi ích thực sự khi sử dụng sản phẩm, để hiểu rõ hơn bạn có thể lắng nghe chia sẻ của người bệnh sau đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Vì sao mắc tiểu đường type 2 lại gây khó ngủ?

    Tôi phát hiện mình mắc tiểu đường type 2 khoảng 1 năm nay, tôi vẫn uống thuốc và ăn kiêng theo hướng dẫn. Gần đây, tôi cảm thấy mất ngủ thường xuyên, trằn trọc, bồn chồn, khó chịu. Liệu những hiện tượng này có phải do bệnh tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Những hiện tượng mà bạn đang gặp phải có thể là chứng rối loạn giấc ngủ - tình trạng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.
    Rối loạn giấc ngủ xảy ra do ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu (glucose). Việc kiểm soát đường huyết không tốt gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn. Việc thiếu ngủ trong thời gian dài cũng khiến cho cơ thể tăng đề kháng với insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.
    Một số vấn đề về giấc ngủ liên quan đến bệnh tiểu đường type 2 như sau:
    - Tiểu đêm nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
    - Ngưng thở khi ngủ: xảy ra do tắc nghẽn đường thở trên. Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thường xảy ra ở những người thừa cân.
    - Bệnh thần kinh ngoại vi: gây tổn thương thần kinh ở chân và bàn chân. Điều này có thể gây khó chịu, bồn chồn khi ngủ.
    - Hội chứng lo âu không ngủ: Rối loạn giấc ngủ này khiến cho người bệnh cảm thấy muốn di chuyển chân  do cảm giác ngứa ngáy, đau nhức và khó chịu, dẫn đến trằn trọc, khó ngủ.
    - Tăng đường huyết và hạ đường huyết trong lúc ngủ.
    Những mẹo tránh rối loạn giấc ngủ như tránh uống cà phê gần thời gian đi ngủ, làm việc nhẹ nhàng khoảng 1 h trước khi đi ngủ.
    Nếu bạn bị đái tháo đường týp 2 và đang gặp vấn đề về giấc ngủ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để tái khám và nhận lời khuyên của các bác sỹ để kiểm soát đường huyết tốt hơn, có thể là những thay đổi về chế độ ăn uống, tập luyện hay dùng thuốc. Hơn nữa, ngoài dùng thuốc và chế độ ăn, để kiểm soát đường huyết tốt hơn, phòng tránh biến chứng do tiểu đường bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn dùng các sản phẩm hỗ trợ như Tpcn Hộ Tạng Đường. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả và tác dụng của sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu qua câu chuyện sau đây từ một  người bệnh tiểu đường type 2: https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
    Chúc bạn mạnh khỏe!