Vì sao mắc tiểu đường type 2 lại gây khó ngủ?

  • Icon

    Tôi phát hiện mình mắc tiểu đường type 2 khoảng 1 năm nay, tôi vẫn uống thuốc và ăn kiêng theo hướng dẫn. Gần đây, tôi cảm thấy mất ngủ thường xuyên, trằn trọc, bồn chồn, khó chịu. Liệu những hiện tượng này có phải do bệnh tiểu đường không?

    Icon

    Chào bạn,

    Những hiện tượng mà bạn đang gặp phải có thể là chứng rối loạn giấc ngủ - tình trạng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

    Rối loạn giấc ngủ xảy ra do ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu (glucose). Việc kiểm soát đường huyết không tốt gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn. Việc thiếu ngủ trong thời gian dài cũng khiến cho cơ thể tăng đề kháng với insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.

    Một số vấn đề về giấc ngủ liên quan đến bệnh tiểu đường type 2 như sau:

    - Tiểu đêm nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

    - Ngưng thở khi ngủ: xảy ra do tắc nghẽn đường thở trên. Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thường xảy ra ở những người thừa cân.

    - Bệnh thần kinh ngoại vi: gây tổn thương thần kinh ở chân và bàn chân. Điều này có thể gây khó chịu, bồn chồn khi ngủ.

    - Hội chứng lo âu không ngủ: Rối loạn giấc ngủ này khiến cho người bệnh cảm thấy muốn di chuyển chân  do cảm giác ngứa ngáy, đau nhức và khó chịu, dẫn đến trằn trọc, khó ngủ.

    - Tăng đường huyết và hạ đường huyết trong lúc ngủ.

    Những mẹo tránh rối loạn giấc ngủ như tránh uống cà phê gần thời gian đi ngủ, làm việc nhẹ nhàng khoảng 1 h trước khi đi ngủ.

    Nếu bạn bị đái tháo đường týp 2 và đang gặp vấn đề về giấc ngủ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để tái khám và nhận lời khuyên của các bác sỹ để kiểm soát đường huyết tốt hơn, có thể là những thay đổi về chế độ ăn uống, tập luyện hay dùng thuốc. Hơn nữa, ngoài dùng thuốc và chế độ ăn, để kiểm soát đường huyết tốt hơn, phòng tránh biến chứng do tiểu đường bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn dùng các sản phẩm hỗ trợ như Tpcn Hộ Tạng Đường. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả và tác dụng của sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu qua câu chuyện sau đây từ một  người bệnh tiểu đường type 2: https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2

    Chúc bạn mạnh khỏe!

Câu hỏi chuyên gia