Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Mắc tiểu đường có được ăn tổ yến hay không và ăn như thế nào?

    kính chào bác sỉ ,tư vấn hộ em vợ em mắc bệnh tiểu đường hai năm rồi ạ nay em cho úng thuốc y học cổ truyền nay đường huyết đã ổn định như vậy vợ em có ăn tổ yến xào được không em xin lời khuyên của bác si ạ em thành thật cám ơn
    Icon
    Chào bạn,
    Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, không làm tăng đường huyết nên vợ bạn hoàn toàn có thể ăn yến sào để bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên thay đổi cách chế biến tổ yến sao cho phù hợp người bị bệnh tiểu đường.
    - Không chưng tổ yến với đường phèn mà dùng đường ăn kiêng dành riêng cho người tiểu đường.
    - Chế biến tổ yến thành các món mặn như súp, hầm, nấu cháo,...
    Ngoài chế độ ăn uống khoa học, vợ bạn cũng cần vận động thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
    Thân mến!
  • Icon

    Bệnh tiểu đường có thể làm suy giảm chức năng gan.

    Mẹ tôi năm này 71 tuổi . Bị tiểu đường đã 10 năm nay mẹ tôi vẫn đi khám và uống thuốc đều đặn. Nhưng cách đây khoảng 10 ngày mẹ tôi bị xuất huyết đường ruột đang chữa xuất huyết đường ruột thì lại thêm viêm gan . Rồi lại bị tích nước bụng chướng to và có dịch trong ổ bụng vì chức năng làm việc của gan kém . Hiện tại mẹ em rất yếu k thể tự đi lại được . Tay thì run k thể cầm nắm được đũa để ăn cơm . Cho em hỏi mẹ em bị như vậy là sao ???? Có phải biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường tháo đường và bệnh mẹ em có thể khởi được không . Mong bác sĩ cho e biết cách chữa chị thế nào để mẹ em mau khỏe
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi rất chia sẻ với tình trạng sức khỏe của mẹ bạn. Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa, đầu tiên là rối loạn chuyển hóa đường, sau này dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất béo và có thể gây nên các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan,...hơn nữa, mẹ bạn mắc tiểu đường đã lâu năm, phải dùng các thuốc hạ đường huyết kéo dài, đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến chức năng gan suy giảm. Trước mắt, bạn nên động viên bác cố gắng điều trị tích cực tại bệnh viện theo chỉ định cụ thể của bác sỹ. Chúc bác chóng khỏe!
    Thân mến!
  • Icon

    4 lời khuyên hữu dụng với người tiền tiểu đường

    Tôi đi khám sức khỏe, bác sỹ bảo tôi bị tiền tiểu đường, vậy tôi phải làm gì để không mắc bệnh tiểu đường?
    Icon
    Chào bạn,
    Bạn mắc tiền tiểu đường nhưng nếu thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn khoa học và có kiểm soát bạn có thể giảm đến đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường đến 58% trong vòng 2 năm sau đó.
    Những chỉ dẫn dưới đây có thể giúp bạn:
    Giảm cân bằng chế độ ăn khoa học
    Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, chỉ cần giảm 5 – 7% trọng lượng cơ thể với chế độ ăn khoa học cho một khẩu phần ăn gồm: một nửa là rau, quả; một phần tư là protein nạc như thịt gà, cá, thịt lợn và một phần tư tinh bột từ khoai tây, khoai lang hoặc gạo, giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng và nguy cơ mắc tiểu đường.
    Nên khám sức khỏe định kỳ
    Nguy cơ mắc các vấn đề về thận ở những người tiền tiểu đường lên đến 70% so với những người không bị tiền tiểu đường. Đừng chờ đợi khi bệnh đã tiến triển quá nặng mới phát hiện ra bệnh, tốt nhất bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để biến chứng nặng hơn.
    Tập thể dục thường xuyên
    Tập thể dục thường xuyên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, chống lại bệnh tiểu đường: giúp giảm cân, thu nhỏ vòng bụng, giúp cơ bắp sử dụng glucose tốt hơn và tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin. Chỉ cần tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần có thể giúp bạn làm giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
    Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn
    Những thực phẩm giàu chất xơ có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh tiểu đường bằng ba cách: giúp bạn giảm cân, không làm tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn, khoáng chất như crom, magie giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều chất xơ thì nguy cơ mắc tiểu đường ít hơn 27% so với những người ăn ít chất xơ.
    Ngoài ra, để ngăn ngừa biến chứng sớm và hạn chế nguy cơ tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường bạn cũng có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Tpcn Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết tự nhiên, cung cấp các hệ thống chất chống oxy hóa dày đặc giúp dọn dẹp các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Chính những lợi thế nổi trội đó mà rất nhiều người bệnh tiểu đường đã nhận được lợi ích thực sự khi sử dụng sản phẩm, để hiểu rõ hơn bạn có thể lắng nghe chia sẻ của người bệnh sau đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Vì sao mắc tiểu đường type 2 lại gây khó ngủ?

    Tôi phát hiện mình mắc tiểu đường type 2 khoảng 1 năm nay, tôi vẫn uống thuốc và ăn kiêng theo hướng dẫn. Gần đây, tôi cảm thấy mất ngủ thường xuyên, trằn trọc, bồn chồn, khó chịu. Liệu những hiện tượng này có phải do bệnh tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Những hiện tượng mà bạn đang gặp phải có thể là chứng rối loạn giấc ngủ - tình trạng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.
    Rối loạn giấc ngủ xảy ra do ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu (glucose). Việc kiểm soát đường huyết không tốt gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn. Việc thiếu ngủ trong thời gian dài cũng khiến cho cơ thể tăng đề kháng với insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.
    Một số vấn đề về giấc ngủ liên quan đến bệnh tiểu đường type 2 như sau:
    - Tiểu đêm nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
    - Ngưng thở khi ngủ: xảy ra do tắc nghẽn đường thở trên. Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thường xảy ra ở những người thừa cân.
    - Bệnh thần kinh ngoại vi: gây tổn thương thần kinh ở chân và bàn chân. Điều này có thể gây khó chịu, bồn chồn khi ngủ.
    - Hội chứng lo âu không ngủ: Rối loạn giấc ngủ này khiến cho người bệnh cảm thấy muốn di chuyển chân  do cảm giác ngứa ngáy, đau nhức và khó chịu, dẫn đến trằn trọc, khó ngủ.
    - Tăng đường huyết và hạ đường huyết trong lúc ngủ.
    Những mẹo tránh rối loạn giấc ngủ như tránh uống cà phê gần thời gian đi ngủ, làm việc nhẹ nhàng khoảng 1 h trước khi đi ngủ.
    Nếu bạn bị đái tháo đường týp 2 và đang gặp vấn đề về giấc ngủ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để tái khám và nhận lời khuyên của các bác sỹ để kiểm soát đường huyết tốt hơn, có thể là những thay đổi về chế độ ăn uống, tập luyện hay dùng thuốc. Hơn nữa, ngoài dùng thuốc và chế độ ăn, để kiểm soát đường huyết tốt hơn, phòng tránh biến chứng do tiểu đường bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn dùng các sản phẩm hỗ trợ như Tpcn Hộ Tạng Đường. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả và tác dụng của sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu qua câu chuyện sau đây từ một  người bệnh tiểu đường type 2: https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Hạ đường huyết và rượu?

    Tôi 36 tuổi, mắc tiểu đường type 2. Vì công việc của tôi là phải đi công tác và tiếp khách liên tục. Cho tôi hỏi rượu có hại gì cho bệnh của tôi không?
    Icon
    Chào bạn,
    Rượu không chỉ có tác hại trực tiếp đến cơ thể mà về lâu dài còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt ở những người bệnh tiểu đường lại càng cần phải chú ý đến hiện tượng hạ đường huyết khi uống rượu.
    Rượu kích thích tuyến tụy tăng bài tiết insulin. Uống rượu có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết kéo dài ở bệnh nhân tiểu đường type 2 đang điều trị với thuốc hạ đường huyết hay insulin. Trong một số trường hợp hạ đường huyết thậm chí còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với tăng đường huyết.
    Cách giúp bạn hạn chế hiện tượng hạ đường huyết:
    - Nếu  có dấu hiệu hạ đường huyết, tuyệt đối không được uống rượu
    - Nên ăn trước khi uống rượu và tránh uống rượu khi đói.
    - Tránh các thức uống chứa caffeine và có gas, những thức uống này làm tăng hấp thu của rượu vào máu.
    - Nên ăn bữa phụ  sau khi uống rượu, đặc biệt là trước khi đi ngủ nhằm tránh hạ đường huyết về đêm.
    - Chú ý đến tình trạng cơ thể khi uống rượu, luôn giữ thuốc (như insulin hoặc viên glucose) để ứng phó kịp thời với hiện tượng đường huyết tăng giảm thất thường.
    Dù vậy, nếu không phải ở những trường hợp bất đắc dĩ thì bạn nên tránh uống rượu  càng sớm càng tốt.
    Bên cạnh việc giữ cho đường huyết ổn định thì việc phòng ngừa biến chứng do tiểu đường cũng quan trọng không kém. Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng sớm những sản phẩm hỗ trợ như Tpcn Hộ Tạng Đường với liều 4 viên/ngày/2 lần để ổn định đường huyết tự nhiên, phòng chống biến chứng tiểu đường hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về tác dụng và hiệu quả của sản  phẩm, bạn có thể xem thêm những chia sẻ tại đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Ăn nhiều chất bột, đường có gây ra bệnh tiểu đường?

    Tôi thấy bị bệnh tiểu đường thường được khuyên là phải kiêng ăn chất bột, đường. Có phải ăn nhiều chất bột, đường gây ra bệnh tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Chất bột, đường (hay carbohydrate) không gây ra bệnh tiểu đường, tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều năng lượng từ carbohydrate hoặc các loại thực phẩm khác có thể dẫn đến bệnh tiểu đường ở một số người.
    Thông thường khi ăn, lượng đường trong máu tăng lên tương ứng với insulin - hormone do tuyến tụy sản xuất. Insulin giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ glucose từ máu tạo ra năng lượng hoặc dự trữ như chất béo. Những người bị bệnh tiểu đường là do cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc đề kháng với insulin, hoặc cả hai. Kết quả là glucose trong máu tăng cao làm các tế bào không tạo ra đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, về lâu dài, quá trình này có thể gây tổn hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể: mạch máu, tim, thận, mắt, bàn chân…
    Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường bao gồm tuổi già, béo phì, ít vận động hoặc do di truyền. Chế độ ăn nhiều calo vượt quá nhu cầu của cơ thể, đi đôi với việc ít vận động và thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Đặc biệt những người có tiền sử bệnh tiểu đường trong gia đình. 
    Tuy nhiên, nhiều người có nguy cơ cao có thể không mắc bệnh tiểu đường nếu tập thể dục thường xuyên và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Hơn nữa, những người tiền tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường) cũng nên dùng sớm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, nổi bật trong số đó là Tpcn Hộ Tạng Đường. Được sản xuất hầu hết từ các vị dược liệu truyền thống như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử… sản phẩm sẽ giúp phục hồi một phần chức năng tuyến tụy, tăng cường khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó ổn định đường huyết, phòng nguy cơ tiến triền bệnh tiểu đường.
    Chúc bạn khỏe mạnh!
  • Icon

    Đổ mồ hôi có kiến có phải bệnh tiểu đường không

    thưa bác sĩ binh thường con tôi rất nghịch và đổ nhiều mồ hôi. mấy hôm nay tôi thay áo và để như vậy tầm1,2h mới giặt khi lấy giặt tôi thấy nhiều kiếm bâu.bs cho tôi hỏi như vậy có phải tiểu đường k ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Thành phần của mồ hôi thường gồm nước, muối khoáng, acid lactic, bã nhờn, ure,...chính những chất này có thể là nguyên nhân thu hút côn trùng chẳng hạn như kiến. Vì vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng.
    Còn về việc muốn biết có mắc bệnh tiểu đường hay không, thì bạn phải đưa cháu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm đo chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết chính là cơ sở để các bác sỹ chẩn đoán bệnh tiểu đường.
    Thân mến!
  • Icon

    Cách nhận biết bệnh tiểu đường? Đường huyết 7.1 đã mắc bệnh chưa?

    Chào bác sỹ:
    Mẹ cháu đi khám bệnh lúc vừa ăn no xong với chỉ số đường huyết là 15.2. Bà nghĩ do đợt tết bà ăn nhiều bánh chưng, đồ ngọt nên bị như thế, sau đó bà thực hiện chế độ ăn kiêng khoảng 1 tháng thì xuống còn 8.4, nửa tháng sau bà đi khám lại còn 7.1 và vẫn kiên quyết không uống thuốc. Vậy bác sỹ cho cháu hỏi, trường hợp của bà là đã bị tiểu đường nặng chưa, và có phải uống thuốc điều trị và chế độ ăn của người tiểu đường không ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Muốn biết chính xác bị tiểu đường hay chưa thì bạn cần phải đưa bác đi khám lại và phải dựa vào chẩn đoán của bác sỹ. Tuy nhiên, nếu ở lần khám gần nhất của bác, chỉ số đường huyết là 7.1 mmol/l (đo vào thời điểm nhịn ăn ít nhất 8h) thì mẹ bạn đã mắc đái tháo đường rồi và việc dùng thuốc điều trị để kiểm soát đường huyết là rất cần thiết, vì nếu không kiểm soát tốt đường huyết, rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm về sau. Hiện tại, bác đã thay đổi ăn uống, kiêng khem rất tốt, tuy nhiên để chắc chắn bạn nên khuyên bác đi khám lại và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ (nếu có).
    Hơn nữa, việc phát hiện bệnh tiểu đường và phòng ngừa sớm biến chứng do tiểu đường rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ đến cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chính vì vậy, hiện tại nếu có điều kiện mẹ bạn nên dùng sớm sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường với liều liều 4 viên/ngày/2 lần và duy trì liên tục ít nhất từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhiều người bệnh tiểu đường giai đoạn muộn, mắc nhiều biến chứng phối hợp đã sử dụng sản phẩm và cải thiện rất tốt, bạn có thể xem thêm những chia sẻ của họ:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&index=2&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Thân mến!