Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Bệnh tiểu đường có ngứa và phù nề người thì nguyên nhân do đâu?

    Cho em hỏi, tiểu đương mà thường xuyên bị phù nề người, ngứa thì do nguyên nhân gì? Xin cảm ơn chuyên gia.
    Icon
    Chào bạn,
    Ngứa trên da là một biểu hiện của biến chứng trên da do tiểu đường. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do biến chứng trên hệ thần kinh làm giảm tiết mồ hôi, dẫn tới da khô, nứt ở các kẽ da tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ngứa. Phù nề ở người tiểu đương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động thể chất, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, phẫu thuật, bỏng, thời tiết nóng, mang thai, kinh nguyệt, mãn kinh, thuốc tránh thai, sử dụng nhiều muối... Nhưng nhiều khả năng, tình trạng phù người của bạn có liên quan nhiều tới các biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch, suy tĩnh mạch, bệnh gan và bệnh thận . Chính vì vậy, bạn nên sớm đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa về tiểu đường, các bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng phù, mức độ nặng nhẹ của biến chứng tiểu đường, từ đó có hướng điều trị tốt nhất. Nếu không điều trị sớm và kịp thời, biến chứng tiến triển nặng thêm và việc điều trị lúc đó sẽ trở nên rất khó khăn.
    Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về ngứa da do tiểu đường và cách điều trị:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/kho-ngua-da-day-sung-do-tieu-duong--giai-phap-chua-tri.html
    Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0936 057 996 để được giải đáp nhanh chóng, kịp thời.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường máu 9.9 mmol/l đã mắc bệnh tiểu đường chưa và cách điều trị?

    Em xin được hỏi, em đi xét nghiệm lượng đường trong mau là 9,9mmol/ l, em đã mắc bệnh tiểu đường chưa và cách điều trị là gì ạ? em xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi không rõ bạn thực hiện xét nghiệm đường máu vào thời điểm nào trong ngày? Nếu bạn đo vào thời điểm bất kì trong ngày thì chưa đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh. Nhưng nếu giá trị này bạn đo vào lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước thời điểm đo) thì bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì áp dụng “kiềng 3 chân” trong điều trị là cách duy nhất hiện nay. Đó là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp giảm và ổn định đường huyết.
    - Dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc thêm bớt thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
    - Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn nhiều đường và tinh bột, đặc biệt là các tinh bột tinh chế như bánh kẹo ngọt, bún, miến, phở nên ăn các tinh bột trong khoai lang, gạo lứt,... Ăn nhiều chất xơ, không nên ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh hạ đường huyết quá mức.
    - Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 45 – 60 phút mỗi ngày.
    Xem thêm:
    Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường
    5 lời khuyên khi tập thể dục trong bệnh tiểu đường
    Thêm vào đó, để cho hiệu quả giảm đường huyết bền vững, tự nhiên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ từ thiên nhiên, chẳng hạn như TPCN Hộ Tạng Đường. Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ của bệnh nhân sử dụng sản phẩm cho hiệu quả rõ rệt trong bài viết sau:
    https://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Nếu cần tư vấn thêm về cách điều trị, bạn có thể liên lạc với chúng tôi theo số 0936 057 996 để được hỗ trợ trực tiếp.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường máu trước ăn trưa là 409 mg/dl có nặng không? Cách hạ đường máu?

    Bác sĩ ơi cho em hỏi nồng độ đường của ba em là 409mg/dl đo trước khi ăn trưa thì có được coi là thể nặng không ạ ? Và phải làm thế nào để hạ đường huyết ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Mức đường huyết của ba bạn như vậy là rất cao, nếu không điều trị ngay có thể xảy ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm là hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Chúng tôi khuyên ba bạn nên sớm đến bệnh viên để được bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp. Để hạ đường huyết, có thể bác sĩ sẽ phải chỉ định tiêm insulin, bù nước và điện giải ngay lập tức và theo dõi các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp
    Bạn có thể tham khảo thêm về biến chứng cấp tính tăng áp lựu thẩm thấu ở người tiểu đường trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/bien-chung-cap-tinh-cua-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường?

    Cho em hỏi em đang ở tuần thai thứ 29. Em có đi khám và được biết bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ khuyên chỉ nên uống sữa tươi không đường nhưng em sợ sẽ không đủ dinh dưỡng cho thai. Em cũng mới biết đến sản phẩm sữa óc chó hạnh nhân. Không biết em nên uống sữa tươi không đường hay sữa óc chó hạnh nhân ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Sữa tươi là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Gần như tất cả các mẹ bầu đều cần thức uống này trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, một số loại sữa tươi có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Vì vậy, người mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần cân nhắc lựa chọn khi sử dụng loại thực phẩm này.


    Tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường?


    Câu trả lời là có. Sữa tươi không đường sẽ ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn các loại sữa thông thường. Khi sử dụng loại sữa này, bạn cũng không cần lo lắng không đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Bởi sữa tươi không đường chỉ ít đường hơn sữa thông thường nhưng vẫn có đầy đủ các protein, vitamin, khoáng chất khác. Do bạn đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đường huyết tăng cao nên cần hạn chế sử dụng các chất đường bột, kể cả đường trong sữa tươi bổ sung hằng ngày. Điều này sẽ giúp bảo vệ cả bạn và bé trước những ảnh hưởng xấu do đường máu tăng cao gây nên.


    Có thể thay sữa không đường bằng sữa hạnh nhân không?


    Thực chất, bạn vẫn có thể dùng các loại sữa khác như sữa óc chó hạnh nhân. Tuy nhiên do những loại sữa này vẫn có đường nên bạn chỉ nên dùng với số lượng vừa phải, khoảng 1 lần/ngày. Mỗi lần bạn không nên dùng quá 200ml và không cho thêm đường khi dùng để tránh đường huyết tăng cao.
    Ngoài ra có 1 lưu ý nhỏ khi uống sữa là bạn chỉ nên dùng vào các bữa phụ (giữa các bữa ăn chính trong ngày) thay vì ngay sau bữa ăn. Mẹo này cũng giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.


    Lưu ý khác khi bị tiểu đường thai kỳ


    Điều lo lắng nhất khi thai phụ bị tiểu đường thai kỳ là những ảnh hưởng trong tương lai cho cả con và mẹ. Rất may là sự lo lắng này sẽ được triệt tiêu nếu bạn có cách kiểm soát đường huyết tốt.
    Bên cạnh việc dùng sữa tươi không đường, để giảm lượng đường trong máu tốt hơn, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ăn giảm mỡ, giảm đồ ngọt, tinh bột, đồng thời vận động đều đặn và theo dõi đường huyết thường xuyên. Dưới đây là bài viết hướng dẫn cụ thể cách xây dựng chế độ ăn cho người mẹ bị tiểu đường, bạn hãy đọc và áp dụng nhé:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
    Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ là một thử thách nhỏ trong quá trình sinh con. Chỉ cần bạn kiểm soát tốt đường huyết bằng cách ưu tiên các thực phẩm ít carbohydrate như sữa tươi không đường, chắc chắn bạn có thể sinh con khỏe mạnh như tất cả các bà mẹ khác.
    Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996

    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Thân mến!
  • Icon

    Bị tiểu đường uống thuốc mũi dị ứng cedesfamin có được không?

    Cho toi hoi bi tieu duong uong thuoc mui di ung cedesfanin co sao khong vay
    Icon
    Chào bạn,
    Thuốc trị dị ứng mũi cedesfamin (hoạt chất chính là Betamethasone) có tác dụng làm tăng đường huyết, do tăng chuyển hóa glucose và đề kháng insulin. Do vậy, thuốc này làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị tiểu đường. Khi sử dụng bạn cần theo dõi lượng đường trong máu của mình. Có thể bạn sẽ cần điều chỉnh lại liều lượng thuốc tiểu đường trong và sau khi sử dụng với cedesfamin. Tốt nhất, bạn nên đến gặp và trao đối với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc tiểu đường hợp lý, tránh tình trạng đường huyết tăng cao khó kiểm soát.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường thai kì sau sinh có uống TPCN Hộ Tạng Đường được không

    Chào bác sĩ! Trước đây em bị tiểu đường thai kì. Chỉ kiểm soát chế độ ăn chứ không dùng thuốc. Sau khi sinh 8 tuần em có làm xét nghiệm dung nạp gluco thì chỉ số lúc đói là 4.8 mmol/ l, sau 2g uống đường là 11.5 mmol/ l. Bác sĩ dặn về ăn kiêng. Cho em hỏi là chỉ số xét nghiệm như vậy có phải em đã bị tiểu đường tuýp 2 không? Hiện em đang cho con bú thì có uống hộ tạng đường được không. Xin cảm ơn
    Icon
    Chào bạn,
    Với giá trị đường huyết ban cung cấp thì chưa đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn bạn đã mắc bệnh tiểu đường type 2 . Chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện làm các xét nghiệm đường huyết lúc đói, kiểm tra chỉ số HbA1c, từ đó là cơ sở để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. Lưu ý trong thời gian này, bạn chú ý đến chế độ ăn uống để không chỉ đảm đảm dinh dưỡng cho con, mà còn giúp bạn kiểm soát đường huyết nữa. Kết hợp với việc tập luyện thể dục hằng ngày như đi bộ trong thời gian ít nhất30 phút mỗi ngày, tránh nằm quá lâu. Với sản phẩm Hộ Tạng Đường, chúng tôi vẫn khuyên phụ nữ tiểu đường thai kì sau sinh không nên sử dụng sản phẩm. Nhưng sau khi cai sữa cho cháu, bạn nên dùng sớm sản phẩm Hộ Tạng Đường để giúp làm giảm đề kháng insulin (nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh của bạn), tăng cường chức năng của tuyến tụy (tăng tiết insulin), từ đó giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chan-doan-benh-tieu-duong.html
    Chúc 2 mẹ con bạn sức khỏe Thân mến!

  • Icon

    Bị mờ mắt, đau nhức trong mắt do tiểu đường có cần phẫu thuật không?

    Bố tôi bị tiểu đường tuýp 2 đã 8 năm nay. Gần đây, ông có biểu hiện mắt mờ đi, cảm giác đau nhức trong mắt, nhìn mọi vật xung quanh không còn rõ nữa, tôi thấy rất lo lắng, nếu để một thời gian nữa có khi ông không nhìn thấy gì nữa. Vì vậy, tôi định cho ông đi phẫu thuật mắt để cải thiện tình trạng này. Xin hỏi chuyên gia, bị mờ mắt, đau nhức trong mắt do bệnh tiểu đường tuýp 2 có cần phẫu thuật không? Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Nhiều người mắc bệnh tiểu đường thường chỉ quan tâm đến việc kiểm soát đường huyết, mà ít khi để ý rằng, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là biến chứng trên mắt với biểu hiện mờ mắt, đau nhức trong mắt mà bố bạn đang gặp phải. Trong trường hợp bố bạn đã mắc bệnh tiểu đường nhiều năm thì phẫu thuật mắt cần phải được cân nhắc kỹ trước khi tiến hành. Tùy vào giai đoạn mà bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật hay là không. Tốt nhất bạn nên đưa bố đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị phù hợp.
    Để hạn chế hiện tượng mờ mắt,  bố của bạn cần kiểm soát tốt đường huyết (HbA1c
    Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường trên mắt của bố mình, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng như Tpcn Hộ Tạng Đường. Với thành phần gồm nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp dọn dẹp và loại bỏ các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa - nguyên nhân hàng đầu gây nên biến chứng tiểu đường. Từ đó, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường. Hơn nữa, trong thành phần của sản phẩm còn chứa thảo dược Câu kỷ tử có công dụng bổ can thận, sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bố bạn nên kiên trì sử dụng sản phẩm ít nhất đủ liệu trình từ 3 - 6 tháng với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần.
    Để minh chứng rõ hơn về hiệu quả của sản phẩm, xin gửi đến bạn câu chuyện của bác Nhàn (Thanh Nhàn, Hà Nội) trong video dưới đây. Đã từng bị mờ mắt, đau nhức hố mắt do biến chứng tiểu đường, nhưng sau khi biết đến sản phẩm thì nay mắt của bác đã sáng trở lại, nhìn mọi vật xung quanh rõ ràng hơn.
    https://www.youtube.com/watch?v=3kqDD4kGh4g&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=13
    Chúc bố bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết trở về bình thường có cần uống thuốc tiểu đường không?

    Tôi mới đi khám, kết quả máu có đường huyết là 7.6 mmol/l (tôi đo vào lúc 9 giờ sáng và chưa ăn gì cả). Bác sĩ kết luận tôi bị tiểu đường tuýp 2 và kê thuốc cho tôi uống. Xin hỏi chuyên gia là khi đường huyết của tôi trở về bình thường có cần uống thuốc tiểu đường nữa không?
    Icon
    Chào bạn,
    Để điều trị bệnh tiểu đường thì việc sử dụng thuốc điều trị là điều bắt buộc mà người bệnh nào cũng cần thực hiện để kiểm soát đường huyết, phòng ngừa sớm các biến chứng nguy hiểm như mờ mắt, suy thận, nhồi máu, đột quỵ. Bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đều đặn mỗi tháng để kiểm tra theo dõi tình trang bệnh.
    Ngoài ra, để kiểm soát được đường huyết thì chế độ ăn cho người tiểu đường cũng hết sức quan trọng, đóng góp một vai trò lớn trong việc tạo nên hiệu quả điều trị cho bạn. Bạn nên chú trọng vào các thành phần trong chế độ ăn, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và không được kiêng khem quá mức. Một số lời khuyên cho bạn khi lựa chọn thực phẩm, đó là hạn chế ăn các chất đường bột; thay mỡ động vật bằng dầu thực vật; tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả ít ngọt và bổ sung đạm từ các loại thịt gia cầm (bỏ da), hải sản.
    Bạn cũng cần lưu ý, tập luyện thể dục thường xuyên, trung bình từ 45 – 60 phút mỗi ngày để giúp làm giảm tình trang đề kháng insulin (nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh của bạn). Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng hoặc theo sở thích như đi bộ, đi xe đạp, tập yoga… để duy trì tập luyện hằng ngày.
    Cuối cùng, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ điều trị giúp ổn đinh đường huyết an toàn, bền vững và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Tại Việt Nam, nổi bật trong số các sản phẩm trên thị trường hiện nay là TPCN Hộ Tạng Đường – với các thành phần từ thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho người bệnh tiểu đường. Và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn dùng đều đặn hằng ngày với liều 4 viên chia 2 lần trong ngày, cho hiệu quả kiểm soát đường huyết rõ rệt. Bạn có thể xem chia sẻ của bệnh nhân sau khi dùng sản phẩm này trong video dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=xNNSrPWHI5s&index=4&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn sức khỏe!