Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Đường huyết lúc đói 6.46 mmol/l có cần uống thuốc không?

    mẹ tôi 75 tuổi xét nghiệm tieu đường vào buổi sáng lúc đói là 6.46 mol. vậy có cần uống thuôc không
    Icon
    Chào bạn,
    Với chỉ số đường huyết của mẹ bạn hiện đã là giai đoạn tiền tiểu đường (rối loạn dung nạp glucose). Nếu không có các biện pháp phòng ngừa tiền tiểu đường có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2.
    Thông thường ở giai đoạn tiền tiểu đường chưa cần dùng các thuốc hạ đường huyết mà trước mắc người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết thông qua chế độ ăn uống và tập luyện như:
    - Hạn chế thức ăn nhiều đường và tinh bột tinh chế như bánh kẹo ngọt, nước ngọt, trái cây ngọt, bún, cơm trắng, bún, miến, phở. Thay vào đó nên ăn khoai lang, gạo lứt, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt
    - Tránh thức ăn chế biến sẵn,thức ăn nhiều dầu mỡ, phủ tạng động vật
    - Ăn nhiều chất xơ trong rau xanh và hoa quả tươi ít đường như ổi, táo, thanh long,...
    - Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
    Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng sớm do đường huyết tăng cao, tăng cường chức năng tuyến tụy, mẹ bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần. Để hiểu rõ hơn về tiền tiểu đường và chế độ ăn khoa học dành cho người tiền tiểu đường, bạn có thể đọc thêm thông tin trong bài viết dưới đây:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
    Chúc mẹ bạn chóng khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng tới em bé không?

    Cháu có thai 32 tuần đi xét nghiệm ở khoa nội tiết bv bạch mai với chỉ số G1=5,1; G2=8,2;G3= 7,3 kết luận bị tiểu đường thai kì vậy có ảnh hưởng đến em bé không ạ.
    Icon
    Chào bạn,
    Người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nếu kiểm soát tốt đường huyết thì nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi sẽ giảm đáng kể và hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ là kiểm soát lượng đường trong máu mẹ ở mức độ an toàn, đảm bảo cơ thể con phát triển bình thường.
    Để làm được những điều này bạn dưới đây là lời khuyên cho bạn:
    - Hạn chế ăn các chất bột đường như bánh mì trắng, mì ống trắng hoặc gạo trắng hay thực phẩm chế biến sẵn (kẹo ngọt, bánh quy, bánh kem và các món ngọt khác), tăng cường các loại rau xanh, chất xơ (đậu và ngũ cốc nguyên hạt).
    - Lựa chọn các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp hơn như xoài, chuối, táo, cam, bưởi, ngô...
    - Tập luyện thể dục thường xuyên từ 30 - 45 phút mỗi ngày giúp giảm đề kháng insulin.
    - Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.
    Để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ bạn có thể đọc thêm thông tin trong bài viết dưới đây: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
    Chúc bạn và em bé mạnh khỏe!
  • Icon

    Có dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ cần làm gì?

    Chào Bác Sỹ!
    Bác sỹ làm ơn đọc giúp em chỉ số sau khi em làm nghiệm pháp tăng đường huyết với ah.
    Em đang mang thai ở tuần 25 hôm nay có làm nghiệm pháp tăng đường huyết, có lấy máu lúc đói và uống gluco 2 lần và ra kết quả như sau:
    1. Lần 1 lúc đói Glucose là : 4.15
    2. Lần 2 sau uống gluco: 8.31
    3. Lần 3 sau uống gluco : 8.75
    Như này em có bị ĐTĐ chưa ah? em cần làm gì để tốt hơn . Rất mong lời khuyên từ bác sỹ. Em cảm ơn nhiều ah!
    Icon
    Chào bạn,
    Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ được xác định như sau:
    - Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l
    - Nghiệm pháp dung nạp glucose:Người bệnh được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
    + Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
    + Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
    Hiện nay bạn có chỉ có 1/3 chỉ số vượt ngưỡng, thì bạn thuộc đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, chứ chưa phải bị.
    Trước mắt, bạn cần phải lưu ý kiểm soát thật tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kì kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, cũng như thai nhi.
    Bài viết sau có chứa các thông tin khá bổ ích về tiểu đường thai kỳ và chăm sóc sau sinh, bạn có thể tham khảo thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
    Bạn có thể đọc một số lời khuyên về chế độ ăn để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
    Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe.
    Thân mến.
  • Icon

    Cách giảm cân cho người bệnh tiểu đường type 2 cho hiệu quả.

    Chào chuyên gia. Cháu năm nay 25 tuổi nhưng đã mắc bệnh tiểu đường type 2 gần 1 năm rồi. Cháu bị thừa cân nhưng chưa béo phì ( vì chỉ số cơ thể của cháu BMI >25). Cháu đang mong muốn được giảm cân mà chưa tìm được cách nào hiệu quả. Xin chuyên gia tư vấn cách giảm cân cho người bệnh tiểu đường type 2 cho hiệu quả. Cháu xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Tình trang thừa cân rất hay gặp ở người bệnh tiểu đường type 2. Nếu bạn giảm được 5 – 10% trọng lượng cơ thể thì sẽ làm giảm được sự đề kháng insulin – nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, từ đó cải thiện được đường huyết, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh…
    Để giảm cân có hiệu quả, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện thể dục và giữ tinh thần luôn thoải mái. Trước tiên về chế độ ăn, bạn cần hạn chế ăn các chất bột đường có trong cơm gạo, khoai tây, bánh mỳ, bánh kẹo, nước ngọt…; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả có chứa nhiều chất xơ vì chất xơ tạo cảm giác no lâu, ít cung cấp năng lượng, hạn chế hấp thu các chất bột đường; nên ăn dầu thực vật thay cho các chất béo có trong mỡ, da động vật. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần kết hợp với tập luyện thể dục đều đặn hằng ngày. Tập thể dục giúp làm tăng hiệu quả hoạt động của insulin (hormon của tuyến tụy, thúc đẩy quá trình tiêu thụ đường và làm giảm đường huyết) trong cơ thể, từ đó làm giảm và ổn định đường huyết. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể lực của mình. Một số bài tập được nhiều người tiểu đường lưa chọn là đi bộ, đi xe đạp, yoga, chạy độ… Cuối cùng, bạn cần giữ cho mình tâm trạng luôn thoải mái vì căng thẳng, lo lắng sẽ thúc đẩy quá trình tăng cần của bạn diễn ra nhanh hơn, làm nặng hơn tình trạng bệnh tiểu đương. Một số cách bạn có thể áp dụng như: nghe nhạc, tập thể dục, làm công việc yêu thích và găp gỡ bạn bè người thân…
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Người tiểu đường type 2 một tuần nên tập thể dục mấy lần?

    Tôi 40 tuổi, mới mắc bệnh tiểu đường type 2 được 1 năm nay. Công việc của tôi khá bận, nên ít bận động và không tập thể dục thường xuyên được. Chuyên gia cho tôi hỏi, người tiểu đường một tuần nên tập thể dục mấy lần là đủ?
    Icon
    Chào bạn,
    Đề điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống có kiểm soát thì tập luyện thể dục đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. tập thể dục giúp insulin hoạt động trong cơ thể tốt hơn (giảm đề kháng insulin), duy trì cân nặng, giảm căng thẳng và giảm các nguy cơ mắc các biến chứng trên tim mạch.
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người tiểu đường một tuần nên tập thể dục ít nhất là 5 lần. Mỗi ngày bạn có thể tập thể dục khoảng 30 phút, nếu bạn cần giảm cân có thể tập trong thời gian từ 45 – 60 phút. Do tính chất chất của bạn khá bận, bạn có thể kết hợp tập dục trong quá trình làm việc, chẳng hạn như: đi cầu thang bộ thay cầu thang máy, đi xe đạp đi làm thay cho xe máy hay ô tô. Nếu có thời gian rảnh, bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ ,chạy bộ, bơi lội…Trong quá tình tập luyện bạn cần bổ sung đầy đủ nước, đi giày tập luyện và theo dõi đường huyết sau khi tập thể dục nhằm tránh nguy cơ tụt đường huyết.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đo đường huyết 4.8 mmol/l có bị làm sao không?

    Đo đường huyết 4,8 thì có bị làm sao không?
    Icon
    Chào bạn,
    Với giá trị đường huyết này, bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
    Tuy nhiên không vì thế mà bạn có thể coi thường sức khỏe của mình.
    Hãy ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt nhất.
    Trân trọng!
  • Icon

    Xét nghiệm máu chỉ số glucose 10.7 có bị tiểu đường không?

    Chào bạn. Cho mình hỏi là mình xét nghiệm máu chỉ số glucose là 10.7 mmol/l thì có chắc chắn là bệnh tiểu đường hay không. Mình chỉ mới xét nghiệm 1 lần Và đêm mình có uống nước ngọt thì như vậy có ảnh hưởng kết quả xét nghiệm máu không
    Icon
    Chào bạn,

    Theo tiểu chuẩn chẩn đoán mới nhất hiện nay, thì chỉ cần bạn có 1 trong các tiêu chí sau thì bạn đã đươc chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường:

    Chúng tôi không rõ bạn làm xét nghiệm đường huyết vào thời điểm nào trong ngày? Nếu bạn đo đường huyết vào lúc đói ( cách thời điểm đo nhịn ăn ít nhất 8 giờ) thì bạn đã bị bệnh tiểu đường. Còn nếu bạn đo là thời điểm bất kì trong ngày thì chưa đủ cơ sở để xác định bạn đã bị tiểu đường hay chưa. Hơn nữa, nếu thời gian bạn thực hiện xét nghiệm và thời điểm bạn uống nước ngọt cách nhau ít nhất 8 giờ thì kết quả đường huyết cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với giá trị này thì cũng tương đối cao, chúng tôi khuyên bạn nên đi thực hiện lại các xét nghiệm lại thêm một lần nữa. Khi đi làm xét nghiệm bạn cần lưu ý là cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm lấy máu.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đái tháo đường thai kỳ có ảnh hưởng nhiều tới thai nhi không?

    Bsi oi cho em hoi: em co thai duoc 28 tuan đi xet nghiem tieu đuong co ket luan la bi đai thao đuong thai ky voi ket qua nhu sau: G1 =82 .G2=162 . G3= 158
    Em xin hoi bs la voi ket qua nhu vay thi co anh huong nhieu đen thai nhi ko va bay gio em nen lam gi ạ. Xin bs tư vấn giúp em vói ạ
    E xin cam on bs
    Icon
    Chào bạn,
    Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ được xác định khi có 2/3 chỉ số bất thường:
    - Đường huyết khi đói(G1) ≥ 5,3 mmol/l (95.4 mg/dl) - Nghiệm pháp dung nạp glucose:
    + Đường huyết sau 1h (G2) ≥ 10,0 mmol/l ( 180 mg/dl)
    + Đường huyết sau 2h (G3) ≥ 8,5 mmol/l ( 153 mg/dl)
    Như vậy, bạn mới chỉ có 1 G3 giá trị vượt ngưỡng, còn 2 giá trị còn lại ở mức bình thường nên bạn chưa bị đái tháo đường thai kỳ, nhưng bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Do đó, thai nhi sẽ không bị ảnh hường nếu như bạn kiểm soát tốt đường huyết. Để kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kỳ kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, cũng như thai nhi. Bạn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện theo hướng dẫn trong bài viết sau: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
    Chúc bạn sức khỏe!