Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Cách phòng chống biến chứng tim mạch do tiểu đường

    Mẹ tôi năm nay 74 tuổi, bà mắc tiểu đường type 2 hơn 4 năm. Vẫn đang dùng thuốc của bác sỹ, ăn uống kiêng khem nhưng đường huyết vẫn cao, lại mắc thêm bệnh cao huyết áp và mỡ máu. Hiện đang uống thuốc bệnh viện, vậy cho tôi hỏi trường hợp của mẹ tôi có thể dùng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để phòng ngừa biến chứng tim mạch được không?
    Icon
    Chào chị,
    Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, theo thời gian đường huyết tăng cao làm tổn thương nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể - biến chứng tiểu đường, một trong số đó là biến chứng tim mạch: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim,…
    Trường hợp của bác, tuổi đã cao, đường huyết kiểm soát không ổn định thì nguy cơ mắc biến chứng tim mạch là khá lớn. Để phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường thì vẫn ưu tiên hàng đầu vẫn là kiểm soát tốt đường huyết ở ngưỡng giới hạn cho phép và mỗi người có một ngưỡng đường huyết mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ADA – Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thì đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2, huyết áp cao nên vào khoảng: 100 – 180 mg/dl đo ở thời điểm đói.
    Trước mắt mẹ của chị hoàn toàn có thể sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường để hỗ trợ ổn định đường huyết bền vững, ngăn ngừa biến chứng trên tim mạch do tiểu đường. Để đạt hiệu quả tốt nhất nên duy trì đủ liệu trình từ 3 – 6 tháng với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần. Thời điểm dùng cách xa các thuốc tây từ 1 tiếng.
    Để hiểu rõ hơn về cách phòng chống biến chứng tim mạch ở người tiểu đường type 2, mời chị đọc thêm trong bài viết: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/9-cach-hieu-qua-ngan-ngua-bien-chung-tim-mach-cho-nguoi-tieu-duong.html
    Chúc mẹ bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết sau ăn tăng cao có nguy hiểm?

    Tôi mắc tiểu đường tuyp 2 khoảng 3 năm rồi, hiện vẫn uống thuốc đều đặn theo chỉ định. Xét nghiệm đường lúc đói chỉ số 5.7mmol/l nhưng còn sau khi ăn đường huyết tăng đến 14.5mmol/l. Xin hỏi đường huyết sau ăn tăng cao có nguy hiểm không?
    Icon
    Chào bạn,
    Thông thường glucose trong máu bắt đầu tăng lên trong khoảng 10 phút sau ăn, khi đường huyết tăng lên tuyến tụy sẽ kích thích bài tiết insulin vào máu để đưa đường huyết trở về ngưỡng giới hạn bình thường, dưới 140 mg/dl (7.8 mmol/l) ở thời điểm sau ăn 2h và 180 mg/dl (10 mmol/l) ở thời điểm 1h sau ăn.
    Ở người bệnh tiểu đường, nguyên nhân đường huyết lúc đói bình thường nhưng đường huyết sau ăn tăng cao có thể là:
    - Chế độ ăn nhiều tinh bột, đặc biệt là ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao
    - Thời điểm dùng thuốc không phù hợp hoặc dùng không đủ liều
    - Chức năng tuyến tụy đang bị suy giảm
    Nếu đường huyết sau ăn tiếp tục tăng cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ số HbA1c và hiệu quả điều trị bệnh. Để kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn bạn cần lưu ý:
    - Nên ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp. Thực phẩm ở dạng rắn thường cơ chỉ số GI thấp hơn ở dạng lỏng, thức ăn nguội thường hấp thu chậm hơn những thức ăn nóng.
    - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên ăn những thức ăn đặc, ăn chậm nhai kỹ. Ăn tinh bột kèm chất béo hoặc thịt giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn.
    - Đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    - Dùng thuốc đúng chỉ định về liều, đúng thời điểm.
    Nếu đường huyết sau ăn liên tục tăng cao trong thời gian dài cần lưu ý đến thăm khám lại và trao đổi với bác sỹ điều trị để đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều cho phù hợp. Trong một số trường hợp các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc ức chế hấp thu carbohydate ở ruột, từ đó giúp hạ đường huyết sau ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Tpcn Hộ Tạng Đường để giúp ổn định đường huyết tự nhiên, ngăn ngừa biến chứng sớm của tiểu đường.
    Để hiểu rõ hơn về chỉ số GI của thực phẩm bạn đọc thêm trong bài:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/gi---chi-so-duong-huyet-cua-thuc-pham.html
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Biến chứng thận do tiểu đường ăn uống thế nào?

    Tôi năm nay 63 tuổi, là người bệnh tiểu đường lâu năm,hiện tôi bị cả suy thận do tiểu đường vậy tôi nên ăn uống như thế nào? Dùng Hộ Tạng Đường có cải thiện gì không?
    Icon
    Chào bác,
    Trong chế độ ăn cho người mắc cả bệnh thận và tiểu đường thì việc lựa chọn thực phẩm, cân đối nguồn dinh dưỡng là khó khăn và cần thận trọng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bác có thể xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp nhất.
    - Ăn hạn chế muối, không thêm muối khi chế biến thức ăn, không quá 1-2 g muối/ngày. Trường hợp có tăng huyết áp và phù thì nên ăn nhạt hoàn toàn.
    - Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là các chất béo động vật.
    - Nên lựa chọn thực phẩm tươi sống thay vì các loại chế biến sẵn, vì những loại thực phẩm này thường chứa khá nhiều muối
    - Lưu ý không nên uống nhiều nước, đặc biệt trong giai đoạn bị phù.
    - Ăn thịt với lượng vừa phải, nên ăn những loại thịt trắng như thịt gà (bỏ da), thịt cá.
    - Người mắc biến chứng thận do tiểu đường nên ăn cơm trắng, bánh mỳ trắng thay cho gạo nâu, bánh mỳ nâu vì những loại thực phẩm này chứa nhiều kali và photpho không tốt cho người mắc bệnh thận.
    - Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất trong các loại rau xanh, hoa quả tươi ít đường.
    Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất là biến chứng của bệnh và một trong số đó là biến chứng thận do tiểu đường. Bởi vậy, người bệnh tiểu đường cần phải lưu ý đến việc kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường. Với trường hợp của bác dùng Tpcn Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết bền vững, giúp hạn chế tiến triển suy thận nhờ tác dụng độc đáo của thành phần Mạch môn, hơn nữa, các hoạt chất chống oxy hóa trong Nhàu, Câu kỷ tử, ALA,...giúp tạo nên hệ thống bảo vệ giúp dọn dẹp gốc tự do, ngăn ngừa biến chứng trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch,…Bởi vậy, bác hoàn toàn nên sử dụng sớm sản phẩm này.
    Để hiểu rõ hơn về chế độ ăn cho người mắc biến chứng thận do tiểu đường, bác có thể đọc thêm trong bài: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-bi-suy-than-do-tieu-duong-nen-va-khong-nen-an-gi.html
    Chúc bác sức khỏe!
  • Icon

    Người bệnh tiểu đường bị đi ngoài là do đâu?

    Bố em mắc tiểu đường type 2 hơn 10 năm nay, vẫn uống thuốc đều và ăn uống kiêng khem nhưng không hiểu sao thời gian gần đây hay bị đi ngoài. Vậy giờ phải làm thế nào? xin giải đáp giúp em.
    Icon
    Chào bạn,
    Đi ngoài không tự chủ là một biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường. Bình thường khi khối lượng phân đủ nhiều trong trực tràng sẽ có tín hiệu báo lên thần kinh trung ương cho ta biết cần phải đi đại tiện. Nếu như điều kiện hoàn cảnh cho phép, cơ thắt trực tràng sẽ giãn ra và cùng với phản xạ co một loạt các cơ khác để tống phân ra ngoài. 
    Với người đái tháo đường có biến chứng thần kinh tự động, phần lớn bệnh nhân đều cảm giác thấy có phân trong trực tràng nhưng không thể kìm hãm sự tống phân một cách chủ động do vậy có thể gây nên hiện tượng đi ngoài không tự chủ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tâm lý người bệnh.
    Ngoài ra, trong một số trường hợp các thuốc hạ đường huyết cũng có thể gây ra những rối loạn ở ruột và tiêu chảy. Tuy nhiên đa phần các tác dụng phụ này chỉ xuất hiện ở thời gian đầu dùng thuốc hoặc khi mới tăng liều.
    Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết thì một điều quan trọng nữa là bạn cần có giải pháp phòng tránh và cải thiện biến chứng thần kinh tự chủ của tiểu đường. 
    Trong số rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tiểu đường khác hiện nay thì Hộ Tạng Đường chính là một trong số ít sản phẩm định hướng chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, do đó đây chính là sự lựa chọn phù hợp với bố bạn ở thời điểm hiện tại.
    ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương cho biết:
    “Trong Hộ Tạng Đường có sự kết hợp của các dược liệu tự nhiên như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn và hoạt chất chống oxy hóa mạnh là Alpha Lipoic Acid. Điểm nổi bật của sản phẩm là hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng tim mạch và thần kinh”.

    XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
  • Icon

    Diamicron 60 mg MR có tác dụng phụ gì không?

    Gần đây, đi kiểm tra sức khỏe tại cơ quan tôi phát hiện đường huyết tăng cao nên vào bệnh viện nội tiết để khám lại. Bác sỹ chẩn đoán tôi mắc tiểu đường type 2 và có kê cho tôi sử dụng thuốc Diamicron 60 mg MR, cho tôi hỏi thuốc này có tác dụng phụ gì không? dùng lâu dài có ảnh hưởng gì đến gan thận không?
    Icon
    Chào anh,
    Chỉ định trong điều trị bệnh tiểu đường type 2 có dạng thuốc phóng thích chậm Diamicron 60 mg MR có tên biệt dược là Gliclazide. Diamicron hoạt động bằng cách kích thích tế bào beta của tuyến tụy tăng sản sinh insulin, đồng thời giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn (giảm đề kháng insulin), từ đó làm giảm đường huyết.
    Tác dụng phụ cần lưu ý của Diamincron gồm:
    - Hạ đường huyết: Nếu thường xuyên thấy các triệu chứng hạ đường huyết, tốt nhất nên liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn.
    - Đau bụng, rối loạn tiêu hóa: với các triệu chứng như ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón: Một chế độ ăn ít dầu mỡ, nhiều rau xanh sẽ giải quyết được các vấn đề này.
    - Giảm số lượng các tế bào trong máu (tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu): Có thể gây ra tình trạng tái nhợt, chảy máu kéo dài, bầm tím, đau họng và sốt. Khi gặp các dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện sớm để được tiến hành xét nghiệm máu và có những điều chỉnh thuốc phù hợp.
    - Diamicron ít gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận, tuy nhiên, ở những người suy gan hoặc suy thận khi sử dụng thuốc cũng cần lưu ý đánh giá lại chức năng gan, thận và điều chỉnh liều cho phù hợp.
    Khi sử dụng Diamicron 60 mg MR anh cần lưu ý:
    - Nên dùng thuốc cùng với thức ăn, uống 1 lần duy nhất với 1 cốc nước vào bữa ăn, tốt nhất là cùng thời điểm mỗi ngày. Nuốt cả nửa viên hoặc nguyên viên, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.
    - Tuân thủ việc điều trị chế độ ăn, tập thể dục, giảm cân, dùng thuốc theo đúng chỉ định.
    - Không nên uống rượu hoặc lái xe, vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
    Rất nhiều người tiểu đường type 2 đã mắc phải biến chứng tiểu đường ngay ở thời điểm chẩn đoán mà chỉ với các phương pháp điều trị thông thường thì không thể khắc phục được. Bởi vậy, bên cạnh việc dùng thuốc, ăn uống và tập luyện thì xu hướng hiện nay được nhiều người tìm đến là sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ tự nhiên như Tpcn Hộ Tạng Đường như một giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. TPCN Hộ Tạng Đường với các thành phần gồm Mạch môn, Câu kỷ tử, ALA, Hoài sơn, Nhàu,… giúp ổn định đường huyết bền vững, giúp ngăn ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Đây thực sự là một lựa chọn hữu ích cho trường hợp của bạn.
    Để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, anh xem thêm câu chuyện của người bệnh sau đây:

    Chúc anh sức khỏe!
  • Icon

    Máy đo đường huyết – những lưu ý để đo được kết quả chính xác

    Mẹ tôi năm nay 65 tuổi mới được chẩn đoán mắc tiểu đường, tôi có mua cho mẹ máy đo đường huyết để tự kiểm tra đường huyết tại nhà nhưng không rõ làm sao để đo chính xác nhất. Xin giải đáp giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,
    Sử dụng máy đo đường huyết tại để kiểm tra đường huyết thường xuyên là một biện pháp hữu hiệu để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng kết quả đo đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà sẽ có chênh lệch nhất định so với kết quả xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện, vì vậy, không sử dụng giá trị đường huyết đo bằng loại máy này làm cơ sở để chẩn đoán mà phải dựa vào kết quả xét nghiệm tại các cơ sở y tế chuyên môn.
    Để sử dụng máy đo đường huyết đúng cách bạn cần lưu ý một số điều sau:
    - Rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng, lau tay thật khô bằng khăn sạch để khi sát trùng bằng cồn thì không lẫn vào mẫu máu.
    - Khi mở nắp lọ để lấy que thử sau đó cần đóng nắp lại thật nhanh để tránh không khí, tạp chất lọt vào hộp. Khi lấy que chú ý xem que thử còn hạn sử dụng không.
    - Khi cắm que thử vào đầu của máy đo đường huyết, máy sẽ khởi động, số code của máy trùng với số code trên hộp que thử. Trong trường hợp 2 số này không trùng nhau thì kết quả đo không chính xác và bạn cần liên hệ với bên bán hoặc nhà sản xuất.
    - Thả lỏng bàn tay, nắn nhẹ hoặc lắc bàn tay để máu lưu thông xuống các ngón tay tốt hơn.
    - Sau khi gắn kim vào bút lấy máu, chú ý điều chỉnh độ nông sâu của kim để phù hợp với da của bạn.
    - Khi nhỏ máu lên que thử cẩn thận tránh để da chạm vào dải đo.
    - Bỏ kim và que thử sau mỗi lần dùng, không nên sử dụng chung thiết bị với người khác để tránh nhiễm trùng và thiếu an toàn.
    Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về những lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà bạn có thể đọc thêm trong bài: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/may-do-duong-huyet-va-nhung-luu-y-quan-trong-khi-su-dung.html
    Thân mến!

  • Icon

    Chỉ số glucose là 6,1 thì có nguy cơ bị tiểu đường không

    tôi có chỉ số glucose là 6,1thì có nguy cơ bị tiểu đường không

    Icon
    Chào bạn,
    Nếu chỉ số đường huyết của bạn được đo vào lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8h) thì có thể bạn đang trong giai đoạn tiền tiểu đường (rối loạn dung nạp glucose). Ngay ở giai đoạn này, nếu không có biện pháp phòng tránh thì có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2 khá cao.
    Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
    - Thực hiện chế độ ăn uống có kiểm soát: hạn chế tinh bột, ăn nhiều loại thịt nạc,tăng cường chất xơ trong rau xanh, hoa quả tươi.
    - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, từ 5 - 6 bữa để tránh tăng đường huyết quá cao sau ăn.
    - Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày như tập yoga, đi bộ, đạp xe,...
    - Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
    Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng sớm do đường huyết tăng cao, tăng cường chức năng tuyến tụy, bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần. Để hiểu rõ hơn về tiền tiểu đường và chế độ ăn khoa học dành cho người tiền tiểu đường, bạn có thể đọc thêm thông tin trong bài viết dưới đây: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
    Thân mến!
  • Icon

    Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu và mua ở đâu?

    Tôi mới bị tiểu đường, đường huyết sáng sớm là 9 mmol/l và đã có biến chứng như ngứa da, tê bì, châm chích, nóng rát trên da, muốn dùng tpcn Hộ Tạng Đường. Xin hỏi giá bao nhiêu và mua ở đâu?
    Icon
    Chào bạn, 
    Một hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường có giá dao động từ 160.000 – 175.000 đồng/hộp 30 viên tùy thuộc vào số hộp bạn mua và chính sách giá của từng nhà thuốc. 
    Nếu bạn lựa chọn mua hàng bằng cách giao về tận nhà, sẽ có giá như sau:
    1. Mua từ 1 - 5 hộp: 170.000đ/1 hộp
    2. Mua từ 6 - 9 hộp: 167.000đ/1 hộp
    3. Mua trên 10 hộp giá chỉ còn 160.000đ/1 hộp
    Đơn hàng có giá từ 1 triệu đồng trở lên, bạn sẽ được miễn phí vận chuyển.
    Bạn có thể mua TPBVSK Hộ Tạng Đường bằng cách đặt hàng tại đây: http://bit.ly/2uVA7bX, chúng tôi sẽ chuyển hàng qua bưu điện, bạn nhận hàng và thanh toán cho nhân viên chuyển phát nhanh tại nhà.
    Để sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường có hiệu quả, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số 0936 057 996, chúng tôi sẽ tư vấn thêm cách dùng, liều dùng và cả chế độ ăn, luyện tập.
    Chúc bạn sức khỏe!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.