Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tiểu đường gây biến chứng mờ mắt

    Tôi bị tiểu đường đã được mấy năm, thời gian đầu đường huyết khi đói của tôi là 17mmol/l, điều trị với thuốc của bác sĩ được khoảng 1 năm thì giảm xuống còn 10mmol/l. Hiện nay tôi có biểu hiện mắt hơi mờ. Tôi rất lo lắng và không hiểu đó có phải do đường huyết của tôi vẫn còn cao hay không?
    Icon
    Chào anh,

    Đường huyết của anh hiện nay vẫn khá cao. Ở người đái tháo đường, nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra mờ mắt là do bị biến chứng trên mắt, dẫn đến các bệnh lí võng mạc mắt (do phù nề, tăng sinh tân mạch máu, xuất huyết), hoặc thúc đẩy tiến triển nhanh hơn bệnh đục thủy tinh thể (do tích lũy sorbitol dẫn đến thay đổi độ thẩm thấu, xơ hoá trong thủy tinh thể). Ngoài ra mắt mờ có thể do lượng đường trong máu tăng cao quá mức, gây kéo nước ở tế bào về, thấm dịch vào các mô, gây phù nề, xuất huyết. Tình trạng này có thể được cải thiện sau một thời gian, khi đưa được mức đường huyết trở về bình thường. Anh nên đi khám kiểm tra lại thị lực và có những điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nặng thêm.
    Chúc anh mạnh khỏe,
    Thân.
  • Icon

    Bị tiểu đường, huyết áp cao và mỡ máu cao

    Tôi bị tiểu đường 14 năm đường huyết không ổn định, lúc 14, lúc 5,7, mắt hơi mờ. Tôi bị cả huyết áp cao và mỡ máu nữa. Hiện nay tôi đang dùng thuốc tiêm của bác sĩ kê. Cho tôi hỏi khi sử dụng thuốc tiêm có phải bệnh đã nặng rồi không?
    Icon
    Việc sử dụng thuốc tiêm chưa chắc phản ánh tình trạng bệnh đã nặng lên,mà bác sĩ sẽ căn cứ vào mức đường huyết cũng như tình trạng đáp ứng thuốc của của bệnh nhân để lựa chọn thuốc và phác đồ phù hợp. Hiện nay tôi thấy việc kiểm soát đường huyết của bác không tốt (lúc thì quá cao, khi lại quá thấp) đó là nguyên nhân làm cho các biến chứng của bác hiện xuất hiện nhanh hơn, đồng thời làm cho các bệnh cơ hội như mỡ máu, cao huyết áp nặng hơn. Vì vậy bác cần chú ý kiểm soát tốt đường huyết bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp.
  • Icon

    Điều trị biến chứng đái tháo đường: Cách nào nhanh và dứt điểm?

    Tôi bị tiểu đường typ 2 hiện nay tôi chưa bị châm chích đầu ngón chân ngón tay nhưng đứng dậy ngồi xuống rất mỏi, khi đánh răng hay bị chảy máu. Tôi uống thuốc của bác sĩ không đỡ nên tôi đã bỏ không dùng nữa. Cho tôi hỏi trường hợp của tôi hiện nay là nguyên nhân do đâu và tôi nên uống thuốc gì để điều trị hiệu quả nhất.
    Icon
    Chào anh Hoàng Lê Phúc,

    Biểu hiện của anh hiện nay chính là biến chứng của bệnh tiểu đường. Để việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất anh phải kiểm soát thật tốt đường huyết bẳng việc sử dụng thuốc + chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Nếu có điều kiện, anh có thể sử dụng thêm một số sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng của tiểu đường.
    Điều trị biến chứng trong tiểu đường phải rất kiên trì. Việc anh bỏ thuốc điều trị của bác sĩ sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm. Anh cần chú ý tuân thủ theo đúng phác đồ và không nên quá nóng vội trong việc điều trị bệnh.
    Chúc anh mạnh khỏe,
    Thân.
  • Icon

    Làm sao để phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và type 2

    Tôi 35 tuổi, mới phát hiện bị đái tháo đường, bác sĩ chưa nói rõ tôi bị đái tháo đường tuýp 1 hay type 2, nhưng tôi lại thấy bác sĩ cho tôi tiêm insulin. Cho tôi hỏi giữa tiểu đường typ 1 và typ 2 có điểm gì khác nhau?
    Icon
    Chào anh Đỗ Văn Tiến,
    Trong chia sẻ của anh chưa có thông tin cụ thể về thể trạng, cân nặng, và các triệu chứng để anh phát hiện ra trước khi đến khám bác sĩ… nên rất khó để chúng tôi kết luận anh bị tiểu đường typ 1 hay typ 2. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết các thông tin so sánh giữa tiểu đường type 1 và type 2 để anh có thể tự phân biệt 2 thể bệnh này.

    So sánh tiểu đường type 1 và type 2
    Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường được phân biệt thành 2 loại chính type 1 và type 2 theo nguyên nhân gây bệnh. Mỗi loại sẽ có những điểm đặc trưng riêng biệt về cả triệu chứng, đối tượng người bệnh, biến chứng và cách điều trị.

       Đặc điểm của tiểu đường tuýp 1
    Tiểu đường type 1 là do tế bào β của đảo tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối và làm đường huyết tăng cao. Bệnh có các điểm đặc biệt sau:
    + Thường xuất hiện ở người trẻ tuổi (
    + Khởi bệnh đột ngột, cấp tính, với những triệu chứng rầm rộ như tiểu nhiều, khát nhiều, gầy nhiều.
    + Thể trạng gầy.
    + Dễ có nhiễm toan ceton.
    + Tổn thương vi mạch thường sau vài năm.
    + Nồng độ insulin huyết thanh thấp.
    + Bắt buộc phải điều trị bằng insulin.
       Sự khác biệt của tiểu đường type 2
     Khác với tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 liên quan đến kháng insulin và rối loạn tiết insulin. Cơ thể vẫn có thể tạo insulin nhưng hormone này hoạt động không hiệu quả khiến đường huyết cũng tăng lên.
    Đặc điểm của tiểu đường type 2:
    + Thường gặp ở người lớn tuổi (> 40 tuổi), thường có liên quan đến yếu tố gia đình (tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường)
    + Bệnh khởi phát từ từ.
    + Thể trạng thường béo.
    + Ít có nhiễm toan ceton.
    Tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn, nặng hơn?
    Type 1 và type 2 là phân loại theo nguyên nhân gây bệnh nên khó có thể đánh giá tuýp tiểu đường nào nguy hiểm hơn, nặng hơn. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh để nhận định xem mức độ rủi ro của họ ra sao. Người bệnh nào đường huyết càng cao, có nhiều bệnh mắc kèm, hay bị biến chứng thì sẽ cần điều trị và theo dõi nghiêm ngặt hơn.
    Cách chẩn đoán phân biệt tiểu đường tuýp 1 và 2
    Đa số trường hợp bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và độ tuổi để chẩn đoán. Tuy nhiên với 1 số trường hợp nghi ngờ, người bệnh có thể phải làm thêm xét nghiệm peptid C, định lượng nồng độ insulin hoặc nghiệm pháp glucagon. Nếu nồng độ insulin, peptid C thấp hoặc không tăng nhiều sau khi tiêm glucagon thì đó là tiểu đường type 1.
    Anh cũng không cần quá lo lắng về vấn đề bản thân mắc tuýp tiểu đường nào hay so sánh tiểu đường type 1 và type 2 bệnh nào nặng nhẹ, nguy hiểm hơn. Bởi lẽ dù anh mắc type 1 hay type 2 nếu phối hợp điều trị với bác sĩ tốt thì anh vẫn có thể sống khỏe mạnh gần như bình thường.
    Thân mến!
  • Icon

    Cách kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

    Tôi bị tiểu đường 6 năm nay, đường huyết khi đói 11,8 mmol/l, tôi vẫn đang dùng thuốc của bác sĩ thường xuyên. Hiện nay tôi có biểu hiện tê bì các đầu ngón tay, ngón chân, mắt cũng hơi mờ. Cho tôi hỏi biểu hiện của tôi là do đâu và làm thế nào để kiểm soát tốt được đường huyết.
    Icon
    Chào bạn,

    Hiện tại đường huyết của anh không được kiểm soát tốt, có thể cơ thể anh không đáp ứng với loại thuốc điều trị này. Anh cần tái khám càng sớm càng tốt để được thay đổi loại thuốc uống hoặc chuyển sang sử dụng insulin để việc kiểm soát đường huyết được tốt hơn.
    Các biểu hiện của anh đang gặp phải chính là hậu quả của việc kiểm soát đường huyết không tốt nên đã xuất hiện đồng thời nhiều biến chứng do đái tháo đường
    Để kiểm soát tốt đường huyết ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, anh cần phải kết hợp chặt chẽ với một chế độ ăn có kiểm soát và luyện tập thể dục hợp lý.
    Chúc bạn mạnh khỏe,
    Thân.
  • Icon

    Kiểm soát tốt đường huyết nhưng biến chứng vẫn xuất hiện

    Tôi bị tiểu đường, đường huyết của tôi hiện nay là 7mmol/l. Tôi thấy một số các dấu hiệu của sức khỏe giảm sút như: Mắt hơi mờ, da khô, tiểu nhiều về đêm. Cho tôi hỏi tại sao đường huyết của tôi bác sĩ nói là kiểm soát tốt mà tôi vẫn có các biểu hiện trên?
    Icon
    Chào bạn,

    Hiện tượng đi tiểu đêm của bác, có thể là do bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Còn các biểu hiện như da khô, mắt mờ - rất có thể bác đang gặp một số biến chứng mạch máu, biến chứng thần kinh do đái tháo đường (ĐTĐ). Có 60 -70% người bệnh ĐTĐ typ2 gặp biến chứng này sau vài năm mắc bệnh. Đây là quy luật tất yếu của bệnh ĐTĐ, nếu kiểm soát đường huyết tốt thì biến chứng xuất hiện muộn, kiểm soát không tốt đường huyết sẽ xuất hiện sớm hơn. Trong trường hợp này, bác cần trao đổi với các bác sỹ trực tiếp khám để được phát hiện sớm và điều trị biến chứng do ĐTĐ gây ra, đồng thời điều trị sớm bệnh u xơ tuyến tiền liệt để cải thiện chất lượng cuộc sống.
    Chúc bạn mạnh khỏe,
    Thân.
  • Icon

    Cách sử dụng thuốc đối với bệnh nhân tiểu đường

    Tôi bị tiểu đường typ2 từ 4 năm nay, tôi vẫn sử dụng đều đặn thuốc điều trị của bác sĩ. Một năm trở lại đây, đường huyết của tôi rất ổn định. Tôi có thể ngưng sử dụng thuốc điều trị được không?
    Icon
    Chào bạn,

    Đường huyết của anh có thể kiểm soát tốt như vậy chính là nhờ sử dụng đều đặn thuốc điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập hợp lí. Tiểu đường là một bệnh mãn tính, việc anh tự ý ngưng thuốc có thể làm đường huyết tăng trở lại và khiến bệnh nặng hơn. Anh có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc việc ngưng thuốc một thời gian, hoặc giảm liều thuốc để duy trì.
    Chúc bạn mạnh khỏe,
    Thân.