Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Dấu hiệu nhận biết tiểu đường ở phụ nữ mang thai

    Tôi đang mang thai đầu đã được 3 tháng. Hiện tại bác sĩ nói tôi phải theo dõi kiểm tra đường huyết thường xuyên để xem có bị tiểu đường hay không. Cho tôi hỏi dấu hiệu nhận biết tiểu đường ở bà bầu như thế nào?
    Icon
    Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình. Vì vậy, hầu hết thai phụ cần làm xét nghiệm glucose ở tuần 24-28 của thai kỳ. Nếu bạn có nguy cơ cao về tiểu đường thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm glucose ở ngay lần khám thai đầu tiên (xét nghiệm lại ở tuần 24-28 nếu xét nghiệm đầu là âm tính). Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thì cũng chưa chắc chắn 100% bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Bạn cần có thêm xét nghiệm trước khi khẳng định có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
    Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao nếu:
    -  Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30).
    -  Từng bị tiểu đường trong lần mang thai trước.
    -  Có đường trong nước tiểu.
    -  Gia đình có tiền sử tiểu đường.
    Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sớm hơn, nếu:
    -  Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg).
    -  Bị thai lưu không nguyên do.
    -  Từng sinh con dị tật.
    -  Người mẹ bị cao huyết áp hoặc quá 35 tuổi.
    Theo một số nghiên cứu, có mối liên quan giữa tăng cân quá nhanh (nhất là trong quý I) với chứng tiểu đường thai kỳ.
  • Icon

    Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân do đái tháo đường

    Tôi bị tiểu đường 4 năm nay. Tôi đọc báo thấy hay nói về biến chứng bàn chân do đái tháo đường rất nguy hiểm, có thể phải cắt cụt chi. Tôi muốn hỏi làm cách nào để phòng ngừa được biến chứng này?
    Icon
    - Đối với bệnh nhân đái tháo đường, muốn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm nói chung, cần phải kiểm soát tốt được đường huyết và các bệnh lý kèm theo (cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…), sử dụng thuốc theo đúng qui định của bác sĩ, ăn uống hợp lý, hoạt động thể chất hàng ngày.
    - Đối với biến chứng bàn chân, muốn phòng tránh trước hết người bệnh phải tạo cho mình thói quen tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày (kiểm tra khắp bàn chân, từ lòng tới những kẻ chân, nơi khó quan sát, để có thể thấy được những bất thường dù là nhỏ nhất). Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa chân hàng ngày bằng nước ấm (không nên ngâm chân trong nước quá lâu, tránh làm khô da, luôn thử nhiệt độ của nước để tránh quá nóng, luôn làm khô các kẽ chân sau khi rửa). Luôn giữ da chân mềm mại, giữ gót chân không bị chai, vảy sừng (có thể dùng kem làm mềm da hay vaselin để làm mềm, những tránh không được thoa kem làm mềm vào các kẽ chân, vì đó là điều kiện để gây nên các vết nhiễm trùng nếu có trầy xước). Cắt móng chân mỗi tuần hay khi cần (không nên để móng chân quá dài, hay góc cạnh để tránh làm tổn thương da). Luôn mang giày và tất mềm (tránh giẫm phải những dị vật có thể làm tổn thương lòng bàn chân, và những vết chai da). Bảo vệ chân trước môi trường quá nóng hoặc lạnh. Luôn giữ dòng máu lưu thông tốt ở chân (luôn cử động cẳng, bàn chân mỗi 5 phút hay nhón gót tại chỗ nhằm tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân giúp máu lưu thông tốt hơn, không nên mang vớ và quần quá chật). Tăng cường hoạt động thể chất, tập luyện mỗi ngày 30 phút. Các môn thể dục có thể thực hiện được như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắng sức hoặc các hoạt động làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân như chạy, nhảy… Luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất cứ những hoạt động nào. Vì đôi khi những hoạt động đó có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương bàn chân. Hãy tái khám ngay khi bàn chân có biểu hiện bất thường: đau, loét, đốm đỏ hay sưng... Kiểm tra cảm giác của bàn chân mỗi lần đi khám ít nhất 1 lần/năm.
    - Anh hãy tự chăm sóc bàn chân của mình ngay từ bây giờ dù chưa có biểu hiện gì. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết và lên kế hoạch chăm sóc bàn chân theo đúng các bước đã nêu trên.
  • Icon

    Đường huyết lúc đói là 8,9mmol/l có phải đã mắc tiểu đường?

    Tôi tình cờ kiểm tra đường huyết, thấy chỉ số đường huyết khi đói là 8,9 mmol/l. Vậy đã xem là bệnh tiểu đường chưa, hay chỉ là đường huyết cao? Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường là gì?
    Icon
    Trước hết xin gửi bạn tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) mới nhất được Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) công bố, như sau:
    -  Chỉ số HbA1c (chỉ số đánh giá mức đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng) ≥ 6,5%
    -  Đường huyết lúc đói (sau một đêm nhịn đói ít nhất là 8 giờ) ≥ 126 mg/dL (tương ứng với 7 mmol/L)
    -  Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (tương ứng ~ 11,1mmol/L)
    -  Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (~ 11,1mmol/L)
    Các xét nghiệm nên được lập lại để xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường, trừ trường hợp đã quá rõ như có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều.
    Trường hợp của bạn nếu bạn đo đường huyết sau khi nhịn đói ít nhất 8h và cho kết quả 8,9 mmol/l thì có thể kết luận bạn đã bị tiểu đường. Tuy nhiên bạn cần đo lặp lại thêm 1-2 lần vào sau khi ngủ dậy buổi sáng để xác định chính xác hơn. Mức đường huyết hiện tại của bạn là tương đối cao, bởi vậy, bạn nên sớm đến các bác sĩ chuyên khoa nội tiết – ĐTĐ để được thăm khám và sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
    Hiện tại và sau khi đi khám, bạn có thể sử dụng sớm các giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên để giúp điều hòa ổn định đường huyết và ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu…, bởi thống kê cho thấy có tới 50% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm mới được chẩn đoán. Một trong số các sản phẩm bạn có thể lựa chọn sử dụng là TPCN Hộ Tạng Đường, bởi sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả.
    Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?

    Lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm thực tế của những người bệnh đã vượt qua và chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường
    Nếu cần thêm thông tin, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Tiểu đường năm 18 tuổi. Hỏi sinh con có ảnh hưởng không?

    Vợ tôi năm nay 21 tuổi, cô ấy mắc bệnh tiểu đường typ 1 từ năm 18 tuổi, hiện đang tiêm thuốc (Mixtar). Vợ tôi vừa sinh được một bé trai nặng 3,6kg (dễ sinh). Các bác sĩ cho tôi hỏi bệnh tiểu đường typ 1 có nguy hiểm không? Con tôi có bị ảnh hưởng gì từ mẹ không?
    Icon
    Đái tháo đường typ1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin (bắt buộc phải tiêm insulin để điều trị), thường gặp ở người trẻ và tỉ lệ mắc cao ở những gia đình có người bị đái tháo đường.
    Đái tháo đường dù là typ1 hay typ 2, nếu không kiểm soát tốt đường huyết, sau một thời gian tiến triển kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Anh nên điều trị và theo dõi bệnh của vợ một cách thường xuyên bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
    Trẻ sinh ra ở những bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thường có trọng lượng lớn, ngay sau khi sinh trẻ có thể gặp một số những biến chứng như sang chấn do đẻ khó, hạ đường huyết, hạ canxi huyết... Con của những bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thường có nhiều khả năng bị béo phì cũng như có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường… Anh có thể đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi để có thể đánh giá tổng quát sức khoẻ của bé. 
  • Icon

    Bệnh nhân tiểu đường bị nóng gan bàn chân

    Tôi bị tiểu đường 4 năm, đường huyết khi đói của tôi ổn định ở mức 6,5 mmol/l. Hiện nay tôi thấy gan bàn chân của tôi rất nóng, nhưng sờ vào thì bình thường. Cho tôi hỏi biểu hiện này có phải là biến chứng của tiểu đường không?
    Icon
    Đường huyết của anh đã được kiểm soát rất tốt, nhưng biến chứng vẫn xuất hiện vì đây là quy luật tất yếu của bệnh tiểu đường.
    Biểu hiện anh đang gặp chính là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường bao gồm: dị cảm (cảm giác như kiến bò, nóng rát trên da, thường gặp ở chi), tê bì, chuột rút, ngứa da, đau nhức các khớp kèm sưng...Nếu nặng hơn có thể bị biến chứng bàn chân do đái tháo đường dẫn đến loét, hoại tử và cắt cụt chi, đây là biến chứng rất nguy hiểm cần phải chú ý theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 
  • Icon

    Rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp. Có phải biến chứng tiểu đường?

    Tôi bị tiểu đường hơn 12 năm, hiện đang tiêm insulin, 1 ngày 3 lần, đường huyết của tôi đo lúc đói thường xuyên là 7 - 7,8 mmol/l. Gần đây tôi có rối loạn mỡ máu kèm theo tăng huyết áp. Cho tôi hỏi có phải đó là do bệnh đái tháo đường gây ra không?
    Icon
    Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến những rối loạn chuyển hóa đường, mỡ, đạm... Rối loạn mỡ máu và cao huyết áp là được coi là những bệnh cơ hội trong đái tháo đường. Đái tháo đường sẽ làm tăng nặng thêm các tình trạng bệnh lí trên, nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy anh cần đến bác sĩ để khám và dùng thuốc, không chỉ kiểm soát tốt đường huyết mà còn phải kiểm soát tốt các bệnh cơ hội.
  • Icon

    Cần chú ý chỉ số gì đối với các xét nghiệm của bệnh tiểu đường

    Hiện nay tôi 30t vừa phát hiện bị tiểu đường tuy2 ĐH: 17,08mmol/l lúc 7h sáng ngày 7/11. HbAc1: 10,02 mmol/l. Protein nước tiểu 100mg/dL 2+, Glucose nước tiểu 1000mg/dL 3+, Ketone: 80mg/dL, Axit Ascorbic: 10mg/dL. Siêu âm ổ bụng mọi thứ bình thường chỉ gan nhiễm mỡ độ 1. Sau khi nhận kết quả này từ Medlatec thì chỉ được bác sĩ kê đơn thuốc: Diamicron 60 1 liều trước ăn sáng và Glucophage 500: 2v sau ăn tối, dặn dò sơ bộ về ăn uống. (liệu có được ăn no với mì, bún, miến một bữa hay phải giảm ăn..). Với kết quả này có thực sự nghiêm trọng sau khi đã dùng thuốc và liệu có biến chứng gì không?
    Icon
    Trường hợp của anh có mấy thông số cần lưu ý:
    Glucose máu lúc đói = 17,08 mmol/L
    HbA1C : 10,02%
    Nồng độ insulin : 8,08 Trong nước tiểu : Có protein vi niệu
    Glucose niệu 1000mg.dl
    Có keton nước tiểu : 80 mg/dl Những thông số này rất cao, nếu không được điều trị tích cực sẽ bị nhiều biến chứng của đái tháo đường gây ra. Anh nên đến bệnh viện để được điều trị thích hợp.
    GS. TS Thái Hồng Quang.
  • Icon

    Bị đái tháo đường, hai chân yếu, đi lại khó khăn điều trị thế nào

    Mẹ tôi, năm nay 79 tuổi đã bị bệnh đái tháo đường 3 năm và bà cũng bị tai biến 1 lần cách đây 3 năm. Hiện nay đã hồi phục tốt,nhưng cách đây 1 tuần, 2 chân của bà bị yếu, đi lại chậm chạp, khó khăn, có lúc tưởng gần như bị khuỵ xuống và chân phải yếu và đau nhiều hơn chân trái, đau từ đầu gối trở lên trên vùng thắt lưng. Mỗi ngày bà đều uống thuốc ngừa tai biến và đái tháo đường của bác sĩ BV 115 thành phố HCM. Như vậy, tình trạng bệnh của mẹ tôi bây giờ phải chữa trị ra sao, kính mong được sự giúp đỡ của Bác sĩ.
    Icon
    Chào chị
    Các dấu hiệu mẹ chị gặp phải (chân tay yếu, đi lại chậm chạp...) rất có thể là hậu quả của 1 cơn tai biến thoảng qua và có sự kết hợp của biến chứng thần kinh do đái tháo đường. Do đó, chị cần sớm đưa bác tái khám tại bệnh viện để kiểm tra các vấn đề sau: 
    - Đường huyết và HbA1c của bác như thế nào? trong những tháng qua có thực sự ổn định? Bởi lẽ theo độ tuổi của bác, việc kiểm soát đường huyết sẽ càng khó khăn hơn. Thuốc điều trị có thể phát huy hiệu quả tại thời điểm trước nhưng hiện tại có thể giảm tác dụng.
    - Kiểm tra nguy cơ tái tai biến. Nếu bác có mỡ máu, huyết áp cao thì phải dùng thuốc để điều trị. Điều này vừa giúp giảm nguy cơ tai biến vừa hạn chế biến chứng tim mạch do đái tháo đường gây ra.
    - Kiểm tra biến chứng thần kinh do tiểu đường. Nếu có biến chứng thần kinh thì bác sẽ được kê một số thuốc giảm triệu chứng, thuốc giảm đau phù hợp. Bên cạnh đó, chị có thể tham khảo cho bác dùng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tpbvsk) ngừa biến chứng như tpbvsk Hộ Tạng Đường. Tpbvsk Hộ Tạng Đường kết hợp cùng thuốc điều trị sẽ giúp bác phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, trên não tốt hơn, đặc biệt là hỗ trợ cải thiện biến chứng thần kinh do đường huyết cao gây ra. Dưới đây là chia sẻ của một số người bệnh về tpbvsk Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo:
    https://www.youtube.com/watch?v=szWUrMJ5q6A&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=5
    Chúc bạn và bác sức khỏe!