Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Thử đường huyết khi đói được 6.2 mmol/l là đã bị đái tháo đường chưa

    Xin chào Bác sĩ! Tôi đi thử đường huyết khi đói cho kết quả 6.2 mmol/l. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có nguy cơ bị đái tháo đường hay đã bị bệnh đái tháo đường.
    Icon
    Chào bạn,
    Đường huyết khi đói 6.2mmol/l là bị tiền đái tháo đường. Ở giai đoạn này, nếu không được quan tâm điều trị tốt, sẽ rất dễ phát triển thành đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2. Trước mắt, bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống: ăn hạn chế đường, mỡ; tăng cường nhiều rau xanh, chất xơ; hạn chế ngồi nhiều, tăng cường vận động, luyện tập thể dục hàng ngày; tránh căng thẳng, stress, thức khuya, rượu, bia, thuốc lá …
    Đồng thời, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, giảm cholesterol máu, điều hòa huyết áp, chống oxy hóa.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đái tháo đường thai kỳ có ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi không?

    Chào bác sĩ, xin cho em hỏi, em mang thai 30 tuần và khi khám thai được chỉ định đo đường huyết, lần đầu bác sĩ nói em không cần nhịn đói đo đường huyết là 157. Bác sĩ bảo đường huyết em cao nên 3 ngày sau nhịn đói tái khám. 3 ngày sau e nhịn đói đo đường huyết là 97, sau đó uống đường, 1 tiếng sau đo là 175, 1 tiếng sau đó nữa đo là 137, bác sỹ kết luận em bị đái tháo đường thai kỳ và dặn dò điều chỉnh lại ăn uống, 10 ngày sau tái khám. Xin bác sĩ cho em biết tình trạng của em có nặng không và có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không ạ? Em xin cám ơn bác sĩ.
    Icon
    Chào bạn,
    Trước hết bạn cần biết về tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ, cụ thể như sau: Thai phụ sẽ được tiến hành đo đường huyết tại 3 thời điểm - khi đói, sau 1h và sau 2h uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ nếu có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm vượt ngưỡng, nghĩa là lớn hơn 5,3 mmol/l (~ 95 mg/dL) khi đói; 10,0 mmol/l (~ 180mg/dL) sau 1h và 8,6 mmol/l (~ 155 mg/dL) sau 2h.
    Hiện tại bạn đang có 1 chỉ số vượt ngưỡng là đường huyết khi đói (97 mg/dl), chưa đủ tiêu chẩn để kết luận bị ĐTĐ thai kỳ. Tuy nhiên các chỉ số đều đang ở mức khá cao, nếu không được kiểm soát tốt sẽ rất dễ phát triển thành ĐTĐ, dẫn đến nhiều nguy cơ cho thai nhi như dị tật bẩm sinh, thai to, kém phát triển, đa ối, xảy thai, chết lưu….
    Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn ngay từ thời điểm này là điều rất cần thiết. Bạn nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường hấp thu nhanh như sữa đặc, nước ngọt, bánh kẹo... và hạn chế các đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng... ăn giảm mỡ, giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, chất xơ và vitamin. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hay quá đói. Tập luyện thể dục như đi bộ 15 – 30p mỗi ngày. Thử đường huyết mỗi tuần 1 lần.
    Để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi, cần phải kiểm soát được đường huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, cụ thể là đường huyết lúc đói
    Nếu sau 1 thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và theo dõi định kỳ, đường huyết được kiểm soát tốt, cả mẹ và thai nhi sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, không có gì nguy hiểm. Trước mắt, bạn chỉ cần tuân thủ đúng lời khuyên của bác sỹ, đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không nên lo lắng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
    Chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Đường huyết lúc sáng sớm là 8,3 mmol/l là tiền tiểu đường hay tiểu đường

    Xin chào bác sĩ, mẹ tôi chỉ số đường huyết là 8,3 mmol/l kiểm tra lúc sáng sớm, có nghĩa là sau ăn 11 giờ, như vậy trường hợp này được gọi là tiền tiểu đường hay tiểu đường ạ? Rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Xin cảm ơn bác sĩ.
    Icon
    Chào bạn!
    Trường hợp kiểm tra đường huyết khi đói là 8,3 mmol/l thì có thể kết luận mẹ bạn đã bị tiểu đường. Để chắc chắn hơn, tốt nhất bạn nên đưa mẹ đi xét nghiệm lại vào 1 thời điểm khác. Dưới đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường, bạn có thể sử dụng để đối chiếu sau khi xét nghiệm:
    - Đường huyết lúc đói (sau một đêm nhịn đói ít nhất là 8 giờ) ≥ 126 mg/dL hoặc 7 mmol/L, ít nhất 2 lần thử 2 thời điểm khác nhau.
    - Hoặc đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + có các triệu chứng tăng đường huyết như ăn nhiều, uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều.
    - Hoặc đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
    Trường hợp tiền đái tháo đường là chỉ số đường huyết lúc đói dao động trong khoảng từ 5,6 - 6,9 mmol/l.
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Ngứa râm ran như kiến cắn khắp người có phải dị ứng thuốc tiểu đường?

    Chồng tôi bị tiểu đường phải tiêm thuốc insulin 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Nhưng khi tiêm thuốc tiểu đường người cảm thấy ngứa râm ran như kiến cắn, và nổi mẩn ngứa khắp người. Những chỗ ngứa lâu rồi thì bị sạm khô và tróc vảy nhỏ. Bác sỹ cho tôi hỏi chồng tôi có phải bị dị ứng thuốc tiểu đường không hay là biến chứng của tiểu đường?
    Icon
    Chào bạn,
    Để có thể xác định chính xác được nguyên nhân, cần phải làm rõ thời điểm xuất hiện những biểu hiện trên của chồng bạn.
    Nếu mẩn ngứa xảy ra ngay sau khi tiêm thuốc điều trị tiểu đường thì rất có thể chồng bạn bị dị ứng thuốc, và trong trường hợp này cần đến gặp ngay bác sĩ điều trị để có biện pháp xử trí kịp thời.
    Nếu mẩn ngứa xuất hiện thường xuyên cùng với tiến triển của bệnh, ngay cả khi không dùng thuốc hoặc sau một thời gian dài dùng thuốc thì nguyên nhân rất có thể là do biến chứng thần kinh của tiểu đường, với những biểu hiện tê, buốt, châm chích, nóng rát trên da, da khô, ngứa và tróc vẩy…
    Tốt nhất bạn nên sớm đưa chồng đến các chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường để khám, xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.
    Bên cạnh đó, chồng bạn có thể tham khảo sử dụng kết hợp thêm TPCN Hộ Tạng Đường có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng của tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh... giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết.
    Xem thêm:

    Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả
    Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
  • Icon

    Làm thế nào để giữ ổn định đường huyết và chậm quá trình suy thận

    Chào bác sỹ, mẹ tôi bị bệnh tiểu đường khoảng 10 năm nay, vẫn duy trì đi khám định kỳ hàng tháng và uống thuốc tiểu đường hàng ngày. Hiện tại đường huyết đang ở mức 6.4 mmol/l, nhưng có dấu hiệu bị suy thận. Xin bác sỹ tư vấn làm thế nào để mẹ tôi có thể giữ được đường huyết ổn định và làm chậm quá trình suy thận. Xin cám ơn Bác sỹ!
    Icon
    Chào bạn,
    Trường hợp của mẹ bạn, để giữ được mức đường huyết ổn định, cần tiếp tục duy trì thuốc điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục hàng ngày. Đối với biến chứng trên thận, đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, nếu không được điều trị tích cực tiến trình suy thận sẽ tiến triển rất nhanh, dẫn đến nguy cơ phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận. Để làm chậm lại tiến trình suy thận, bên cạnh chỉ số đường huyết, mẹ bạn còn cần phải kiểm soát tốt chỉ số huyết áp (≤ 120/80mml Hg) và chế độ ăn, cụ thể:
    - Ăn giảm muối: Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, làm tăng gánh nặng cho thận. Người bệnh thận không nên ăn quá 2 – 4g muối mỗi ngày.
    - Hạn chế ăn chất đạm vì việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận.
    - Hạn chế dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn, nên chọn phương pháp chế biến là luộc hay nướng.
    - Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều Kali như: đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi,…
    - Nên ăn các thức ăn tốt cho bệnh nhân thận như gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây và các loại rau khác.
    - Nên ăn các loại trái cây tốt cho thận như táo, dưa hấu, lê,…
    Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo sử dụng Thực phẩm chức năng Hộ tạng đường, là sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Mẹ bạn có thể sử dụng với liều 4 - 6 viên/ngày chia làm 2 lần vào trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h, cách các loại thuốc điều trị khác 1 - 2h để đạt hiệu quả cao nhất.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
     
  • Icon

    Phát hiện bị tiểu đường typ 1 phải làm thế nào

    Cháu mới phát hiện bị tiểu đường type 1, xin bác sĩ tư vấn cho cháu về bệnh này. Cháu xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn!
    Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin, trong đó tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất được rất ít Insulin, dẫn đến tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối nên bắt buộc phải tiêm insulin để điều trị.
    Trong điều trị bệnh tiểu đường type 1, cần phải kết hợp các biện pháp sau đây:
    - Dùng thuốc điều trị và insulin thường xuyên theo liều chỉ định của bác sĩ.
    - Tập thể dục thường xuyên và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
    - Ăn uống khoa học, hạn chế đường, mỡ, ăn nhiều rau xanh, chất xơ, cá,…
    - Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và duy trì ở mức ổn định (đường huyết lúc đói là 4,4 - 6,7 mmol/L) để phòng ngừa và làm chậm lại tiến trình biến chứng.
    - Đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm những biến chứng của tiểu đường,
    Đồng thời, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt về biến chứng tiểu đường, như Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường, để giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh... điều hòa đường huyết, giảm cholesterol máu, chống oxy hóa ở người bệnh tiểu đường.
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Chóng mặt, bủn rủn khi chân sau tập thể dục có phải biến chứng tiểu đường

    Chào bác sĩ, năm nay tôi 45 tuổi và đã bị tiểu đường 5 năm nay, tôi vẫn sử dụng thuốc hạ đường huyết đều đặn, ăn cơm gạo lứt và đi bộ mỗi ngày 60 phút và sử dụng Hộ Tạng Đường ngày 4 viên, đường huyết lúc đói của tôi từ 5,8 – 6,5 mmol/l. Nhưng gần đây, thỉnh thoảng tôi lại thấy chóng mặt và bủn rủn chân tay, nhất là sau khi đi tập thể dục về. Không biết tôi có phải tôi đã bị biến chứng của bệnh tiểu đường hay không? Tôi phải làm gì trong trường hợp này? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Với mức đường huyết 5,8 – 6,5 mmol/l cho thấy đường huyết của bạn đang được kiểm soát rất tốt. Tuy nhiên, hiện tượng chóng mặt, bủn rủn chân tay mà bạn gặp phải có thể là biến chứng hạ đường huyết - biến chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt những người dùng thuốc hạ đường huyết liều cao, người ăn uống kiêng khem quá mức hoặc bỏ bữa mà vẫn sử dụng insulin, hay những người luyện tập thể thao quá sức. Để phòng tránh tình trạng này diễn ra, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra lại chỉ số đường huyết, HbA1c để bác sĩ điều chỉnh hạ liều thuốc tiểu đường. Đồng thời, bạn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng TPCN Hộ Tạng Đường và chỉ nên luyện tập khoảng 30 phút trong ngày, lưu ý không nên ở nhà hoặc đi tập thể dục mà không có người đi cùng và phải luôn có kẹo ngọt trong túi để dùng mỗi khi có biểu hiện chóng mặt, bủn rủn chân tay.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Bệnh viện nào điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

    Tôi muốn được điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp tế bào gốc thì cần đến bệnh viện nào của Việt Nam? Xin vui lòng hướng dẫn.
    Icon
    Chào bạn,
    Phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc là một phương pháp mới đã được triển khai ở một số nước trên thế giới, bước đầu cũng mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thể được triển khai rộng rãi. Tại Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở y tế nào có thể áp dụng công nghệ này trong điều trị.
    Nếu bạn bị tiểu đường, trước hết cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc kết hợp với một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, tập thể dục hàng ngày, ăn uống giàu chất xơ, ít chất béo, ít đường để giúp kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
    Chúc bạn sức khỏe!