Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Chóng mặt, bủn rủn khi chân sau tập thể dục có phải biến chứng tiểu đường

    Chào bác sĩ, năm nay tôi 45 tuổi và đã bị tiểu đường 5 năm nay, tôi vẫn sử dụng thuốc hạ đường huyết đều đặn, ăn cơm gạo lứt và đi bộ mỗi ngày 60 phút và sử dụng Hộ Tạng Đường ngày 4 viên, đường huyết lúc đói của tôi từ 5,8 – 6,5 mmol/l. Nhưng gần đây, thỉnh thoảng tôi lại thấy chóng mặt và bủn rủn chân tay, nhất là sau khi đi tập thể dục về. Không biết tôi có phải tôi đã bị biến chứng của bệnh tiểu đường hay không? Tôi phải làm gì trong trường hợp này? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Với mức đường huyết 5,8 – 6,5 mmol/l cho thấy đường huyết của bạn đang được kiểm soát rất tốt. Tuy nhiên, hiện tượng chóng mặt, bủn rủn chân tay mà bạn gặp phải có thể là biến chứng hạ đường huyết - biến chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt những người dùng thuốc hạ đường huyết liều cao, người ăn uống kiêng khem quá mức hoặc bỏ bữa mà vẫn sử dụng insulin, hay những người luyện tập thể thao quá sức. Để phòng tránh tình trạng này diễn ra, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra lại chỉ số đường huyết, HbA1c để bác sĩ điều chỉnh hạ liều thuốc tiểu đường. Đồng thời, bạn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng TPCN Hộ Tạng Đường và chỉ nên luyện tập khoảng 30 phút trong ngày, lưu ý không nên ở nhà hoặc đi tập thể dục mà không có người đi cùng và phải luôn có kẹo ngọt trong túi để dùng mỗi khi có biểu hiện chóng mặt, bủn rủn chân tay.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Bệnh viện nào điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

    Tôi muốn được điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp tế bào gốc thì cần đến bệnh viện nào của Việt Nam? Xin vui lòng hướng dẫn.
    Icon
    Chào bạn,
    Phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc là một phương pháp mới đã được triển khai ở một số nước trên thế giới, bước đầu cũng mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thể được triển khai rộng rãi. Tại Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở y tế nào có thể áp dụng công nghệ này trong điều trị.
    Nếu bạn bị tiểu đường, trước hết cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc kết hợp với một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, tập thể dục hàng ngày, ăn uống giàu chất xơ, ít chất béo, ít đường để giúp kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

    Thưa bác sỹ. Bố Cháu năm nay 60 tuổi bị tiểu đường hơn chục năm nay, lượng đường lúc tăng, giảm. Nhưng đợt này lượng đường tăng gân 20 Bác sĩ có thế cho cháu biết chế độ ăn tốt nhất cho tiểu đường gồm những thực phẩm, hoa quả gì ah? Bố cháu răng yếu nên hay ăn cháo (Bác sỹ tư vấn cho cháu cháo gì tốt cho tiểu đường?). Cháu tìm hiểu trên Internet thấy nói hạt Methy xuất phát từ Ấn Độ rất tốt cho bệnh tiểu đường (thưa Bác Sỹ có đúng ko)?
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện tại đường huyết của bố bạn đang tăng rất cao, lại không ổn định, đây là những yếu tố thúc đẩy rất nhanh quá trình sinh biến chứng của tiểu đường. Vì vậy, điều cần thiết trước mắt là bố bạn phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa đái tháo đường để khám lại. Tại đó, các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế thuốc điều trị để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Về chế độ ăn uống và dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý, nên ăn loại quả gì, bạn có thể tham khảo thông tin đầy đủ ở 2 bài viết dưới đây:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/trai-cay-va-benh-tieu-duong.html
    Đối với hạt methi của Ấn Độ, đúng là tốt cho người bệnh đái tháo đường, vì nó giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết. Tuy nhiên, với bệnh tiểu đường, chỉ kiểm soát đường huyết thôi chưa đủ, mà còn cần phải có những giải pháp toàn diện để kiểm soát biến chứng của tiểu đường.
    Vì vậy, bạn nên tham khảo lựa chọn các sản phẩm như Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường, giúp hỗ trợ điều hóa đường huyết vừa có tác dụng phòng ngừa và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh...
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
  • Icon

    Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ?

    Bác sĩ cho em hỏi, khi em có bầu 31 tuần đã làm xét nghiệm glucose máu tại bệnh viện tỉnh Nghệ An có các chỉ số như sau: lúc đói = 5,0; glucose sau 1 giờ = 11,3; glucose sau 2 giờ = 6,6. Bác sĩ kết luận em bị đái tháo đường thai kỳ và hướng dẫn điều chỉnh ăn uống chứ không uống thuốc điều trị. Bây giờ thai em đã được 33 tuần em lại được bác sĩ ở bệnh viện phụ sản TW chỉ định kiểm tra lại lượng đường trong máu. Bác sĩ chỉ bảo em là kiêng ăn đường và hạn chế ăn chất bột chứ không nói là em có bị đái tháo đường nữa hay không. Vậy đường huyết bao nhiêu sẽ mắc tiểu đường thai kỳ? Chỉ số của em: xét nghiệm lần 2 lúc đói 4.8, sau ăn 1h 11.6, sau 2h 7.0 có mắc bệnh không? Mong bác sĩ giải đáp giúp. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
    Icon
    Chào bạn,
    Xét nghiệm dung nạp đường huyết đo chỉ số glucose máu trong thời gian mang thai là một xét nghiệm quan trọng, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bé. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn, bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ? Chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp ngay sau đây:.


    Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ


    Bác sĩ sẽ kết luận bạn mắc tiểu đường thai kỳ thông qua kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose. Nếu 1 trong 3 chỉ số cao hơn giới hạn, bạn đã mắc bệnh:
    + Đường huyết khi đói ≥ 5,1 mmol/l
    + Đường huyết sau ăn 1h ≥ 10,0 mmol/l
    + Đường huyết sau ăn 2h ≥ 8,5 mmol/l
    Cả 2 lần kiểm tra của bạn đều có kết quả lượng đường sau ăn 1h cao hơn giới hạn cho phép. Điều này có nghĩa bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn, vận động, bạn và bé sẽ không gặp nguy hiểm gì.


    Chế độ ăn uống, tập luyện cho tiểu đường thai kỳ


    Phương pháp điều trị hàng đầu cho các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.


    - Chế độ ăn: Các chuyên gia của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, nhu cầu năng lượng hàng ngày trung bình cho 1 thai phụ là 1.800 - 2.500 calo. Trong đó, mẹ bầu cần ăn giảm mỡ, giảm tinh bột (cơm, bún, miến, phở…), ưu tiên cá, thịt nạc và tăng chất xơ. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá hay để đói quá. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm mẹo ăn rau vào đầu bữa trước khi ăn cơm và thay thế gạo trắng bằng gạo lứt để giảm đường huyết tốt hơn. 
    - Tập luyện: Vì bạn đang mang thai nên bạn chỉ cần chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi dạo hay yoga cho bà bầu. Điều này vừa giúp bạn ổn định được chỉ số đường huyết vừa giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn trong thời gian sắp tới.


    Việc sử dụng thuốc cho bạn ở thời điểm này chưa hẳn cần thiết. Chỉ khi những biện pháp trên không có hiệu quả, bạn mới cần điều trị bằng thuốc tiêm để giảm đường huyết. 
    Một điểm quan trọng khác mà mọi thai phụ cần tuân thủ khi bị đường huyết cao là thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch điều trị, nhằm bảo vệ bé và bạn một cách tốt nhất.
    Dưới đây, chúng tôi gửi thêm 1 bài viết cụ thể về chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ để bạn đọc thêm:
    Xem thêm: Chế độ ăn cho tiểu đường thai kỳ
    Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ không còn băn khoăn về câu hỏi chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc tiểu đường thai kỳ. Và bạn sẽ yên tâm chuẩn bị chào đón bé trong tương lai gần sắp tới.
    Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996

    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Thân mến!
  • Icon

    Xét nghiệm đường huyết nhiều lần, cho kết quả khác nhau?

    Chào bác sỹ, bác sỹ cho tôi hỏi, tôi đã đi xét nghiệm đường huyết ở một vài bệnh viện, mỗi lần xét nghiệm lại cho kết quả khác nhau. Xin bác sỹ giải thích giúp tôi tại sao lại như vậy. Cám ơn bác sỹ.
    Icon
    Chào bạn,
    Nồng độ đường trong máu là một chỉ số không cố định mà sẽ khác nhau tại mỗi thời điểm, phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tập luyện, tình trạng sức khỏe, thời điểm bạn đo là sau ăn hay trước ăn, cách bữa ăn bao nhiêu giờ…
    Nói chung, đường huyết khi đói (sau 1 đêm nhịn đói ít nhất 8h) ở người bình thường sẽ giao động trong khoảng từ 4 - 5,6 mmol/l. Vì vậy, nếu đường huyết của bạn được đo khi đói và dao động trong khoảng này thì đó là điều hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì cả.
    Nếu sau nhiều lần đo, đường huyết dao động trong khoảng 5,6 - 6,9 mmol/l thì bạn đã bị rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường). Và nếu trên 7 mmol/l thì bạn đã bị tiểu đường.
    Thân!
  • Icon

    Làm gì khi chức năng sinh lý suy giảm do biến chứng tiểu đường?

    Chào bác sĩ! chồng tôi bị tiểu đường 10 năm nay, anh luôn ăn uống điều độ, tập thể dục, uống thuốc theo hướng dẫn. Tuy nhiên 2 năm nay sinh lý anh có thay đổi, quan hệ không xuất tinh được, dương vật khó cương cứng, lâu hết cương? Vậy xin hỏi bác sĩ: bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sinh lý nam giới như thế nào? Trường hợp chồng tôi thì chữa được không? Tôi nên tìm nơi nào để chữa bệnh cho chồng? Khả năng chữa được chúng tôi có thể có con thứ hai được không? Xin cảm ơn bác sĩ!
    Icon
    Chào bạn,
    Chồng bạn đã bị tiểu đường 10 năm nay, vì vậy anh có nguy cơ rất cao mắc các biến chứng của tiểu đường. Và rối loạn cương dương là một trong những biến chứng mà anh có thể gặp phải. Cụ thể, ở bệnh nhân tiểu đường, mạch máu bị hủy hoại, khiến máu dồn về thể hang không đủ, nên không đảm bảo được sự cương cứng của dương vật. Mặt khác đường huyết lên cao cũng làm rối loạn dẫn truyền thần kinh cảm giác, dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không nghe.
    Ngoài ra, rối loạn cương cũng có thể xảy ra hoặc bị tăng nặng thêm do rất nhiều những yếu tố nguy cơ khác như stress, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, suy giảm nội tiết tố… Vì vậy, tốt nhất bạn nên đưa chồng đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
    Rối loạn cương là một biến chứng không dễ điều trị, vì vậy phải cần có những giải pháp tổng thể và kiên trì. Trước mắt, chồng bạn cần phải giữ một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, luyện tập thể dục thể thao, tránh stress, tránh sử dụng các chất kích thích… Bên cạnh đó, nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt về biến chứng của tiểu đường, điển hình như Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường, để giúp ngăn ngừa sự hủy hoại mạch máu và bảo vệ các dây thần kinh trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện biến chứng rối loạn cương và phòng ngừa xuất hiện những biến chứng nguy hiểm khác như suy thận, mù lòa, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…

    Vấn đề con cái, không chỉ phụ thuộc vào việc xuất tinh được hay không, mà còn phụ thuộc vào cả tuổi tác và chất lượng tinh trùng của chồng bạn. Nếu chồng bạn tuổi chưa quá lớn, chất lượng tinh trùng còn tốt, thì sau khi cải thiện được vấn đề rối loạn cương và xuất tinh như bình thường, hai bạn hoàn toàn có thể có con.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Chồng bị bệnh tiểu đường vẫn có thể có con bình thường

    Cháu và chồng vừa mới kết hôn. Chồng cháu năm nay 24 tuổi, đã bị tiểu đường typ 1 được gần 6 năm. Hiện tại sức khỏe vẫn bình thường. Cháu được biết là bệnh ảnh hưởng đến khả năng có con của nam giới. Cháu muốn hỏi là đàn ông bị tiểu đường có thể sinh con được không? (khi quan hệ anh ấy vẫn xuất tinh bình thường). Cháu cảm ơn!
    Icon


    Chào bạn,
    Trước tiên, bạn yên tâm rằng, chồng bạn hoàn toàn có khả năng có một đứa con khỏe mạnh bình thường. Dù rằng, trong một số trường hợp, tiểu đường có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản của nam giới.

    Đàn ông mắc tiểu đường bị ảnh hưởng như thế nào?
    Tác động thứ nhất phải nhắc tới là biến chứng rối loạn cương do tiểu đường, làm rối loạn quá trình cương cứng dương vật và ảnh hưởng đến sự xuất tinh. Nhưng đến thời điểm này chồng bạn vẫn quan hệ và xuất tinh bình thường, vì vậy bạn có thể yên tâm và không cần lo lắng gì cả.
    Thứ hai là sự suy giảm chất lượng tinh trùng do bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cả hai hệ quả này chỉ xảy ra ở một tỉ lệ nhất định với những người đàn ông bị tiểu đường, không phải ai cũng gặp, và không phải lúc nào cũng trầm trọng đến mức không thể có con. Để chắc chắn hơn về chất lượng tinh trùng và khả năng làm cha của chồng bạn hiện tại, bạn có thể đưa chồng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

    Chồng bị tiểu đường nên chú ý gì khi có kế hoạch sinh con?
    Tôi nghĩ điều bạn cần tập trung bây giờ chính là nâng cao sức khỏe cho chồng bạn. Bởi tiểu đường là một bệnh lý mãn tính và phức tạp, bên cạnh các biến chứng nói trên, về lâu dài tiểu đường còn có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm khác trên tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu... Bản thân khi chồng bạn kiểm soát đường huyết và phòng ngừa các biến chứng này, việc có con cũng sẽ dễ dàng hơn. Cphải luôn có những biện pháp thích hợp để ổn định đường huyết và kiểm soát tốt biến chứng của tiểu đường, bằng cách sử dụng thuốc điều trị, kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
    Bạn có thể tham khảo cho chồng sử dụng thêm Tpbvsk Hộ Tạng Đường, sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng của bệnh tiểu đường, trên tim, mắt, thận, thần kinh... đặc biệt là biến chứng rối loạn cương do tiểu đường.

    Chia sẻ của bác Nhan Thiên Trang (Gia Lai) về "bí quyết" đối phó với tiểu đường
    Tóm lại, dù chồng bị tiểu đường, gia đình bạn vẫn có thể sinh con miễn sao chồng bạn kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng đặc biệt là rối loạn cương.


    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    Có nên ngừng uống thuốc tiểu đường khi đường huyết kiểm soát tốt?

    Chào Bác sĩ! Tôi mới phát hiện bị tiểu đường cách đây 2 tháng, vừa qua tôi có đi kiểm tra lại tại bệnh viện Nội tiết TW, kết quả lượng đường trong máu là 5.2 mmol/l. Trong quá trình điều trị tôi luôn kiểm tra đường huyết bằng cách tự đo thì thấy đường huyết luôn nằm trong khoảng an toàn, dao động từ 4.2 mmol/l đến 6.3 mmol/l. Vậy tôi có thể dừng thuốc và chỉ ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Không chỉ bạn mà đa số người bị tiểu đường đều có chung thắc mắc: Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc cả đời không? Khi nào có thể ngưng uống? Đường huyết bình thường có nên dừng thuốc? Chúng tôi sẽ giải đáp lần lượt những băn khoăn chung của bạn và những người bệnh khác ở dưới đây.

    Có phải bệnh tiểu đường là cần uống thuốc cả đời?
    Điều này đúng trong hầu hết các trường hợp mắc tiểu đường. Đến nay, y học vẫn chưa có cách nào chữa khỏi căn bệnh này. Người bệnh vẫn cần dùng thuốc, kiểm soát ăn uống và tập luyện mỗi ngày để kiểm soát bệnh.
    Một số báo đài có thể nói rằng tiểu đường có thể chữa khỏi, không cần sử dụng thuốc .v.v. Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác với các thông tin này. Bởi lẽ, việc trị hết hoàn toàn tiểu đường vẫn dừng lại ở mức nghiên cứu, không được các tổ chức uy tín công nhận và áp dụng trong thực tế.

    Tại sao đường huyết về bình thường vẫn phải uống thuốc?
    Sau khi được điều trị, đường huyết của người bệnh có thể về mức bình thường. Và chỉ số hiện nay của bạn cũng khá tốt. Tuy nhiên kết quả này  đạt được không chỉ nhờ chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, mà còn nhờ bạn đã đáp ứng tốt với thuốc điều trị của bác sĩ. Vì vậy việc duy trì uống thuốc là cần thiết.
    Trong quá trình giảm liều từ từ, bạn cần kiểm soát tốt hơn chế độ ăn uống và tập luyện của mình. Thời điểm này, sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết từ thảo dược là giải pháp hữu hiệu.
    Viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường với sự kết hợp của 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn giúp hạ đường huyết và ổn định chỉ số đường huyết tốt hơn, từ đó giảm phụ thuộc vào thuốc điều trị. Sản phẩm cũng hỗ trợ cải thiện tốt các biểu hiện của biến chứng tiểu đường như tê bì chân tay, mờ mắt, tiểu nhiều, ngứa nhiều, rối loạn cương…

    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân!