Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tiểu đường, suy thận độ 2, mắt nhìn mờ có nên thay giác mạc không?

    Bố tôi bị tiểu đường, suy thận độ 2 và huyết áp cao. Đã thay thủy tinh thể hơn 20 năm trước. Hiện nay mắt mờ không nhìn thấy gì, đi khám ở viện mắt TW bác sỹ chuẩn đoán là hỏng giác mạc, có thể thay giác mạc được. Vậy với bệnh trạng của bố tôi như vậy có nên thay giác mạc không, nếu thay được liệu có biến chứng gì không. Xin vui lòng tư vấn và giải đáp giúp.
    Icon
    Chào bạn,
    Tình trạng sức khỏe của bố bạn hiện nay không được tốt do bác đã bị tiểu đường nhiều năm kèm theo rất nhiều các biến chứng phối hợp như suy thận, huyết áp cao, trước đo đã từng bị đục thủy tinh thể và hiện tại là hỏng giác mạc (biến chứng võng mạc tiểu đường).
    Nếu các bác sỹ tại bệnh viện sau khi thăm khám cẩn thận và đưa ra kết luận là bố bạn có thể thay giác mạc thì gia đình nên nghe theo lời khuyên của bác sỹ. Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản tuy nhiên mắt có thể bị sưng đau ngay sau khi thay, nhưng tình trạng này sẽ sớm qua nhanh. Nếu bạn thấy bố xuất hiện các triệu chứng như mắt đau, sưng lâu ngày, khó chịu, chảy nước mắt, thị lực giảm đột ngột... bạn cần ngay lập tức đưa bố đến gặp bác sỹ để được kiểm tra.
    Nhưng trước tiên tôi nghĩ điều mà gia đình cần quan tâm nhất hiện nay là bệnh tiểu đường của bố bạn có đang được kiểm sóat tốt không? Mức đường huyết hiện tại và trong khoảng thời gian gần đây là bao nhiêu? Bố bạn có tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ không? Vì tất cả các tình trạng mà bố bạn đang gặp phải chính là do biến chứng của tiểu đường mà thủ phạm là đường huyết tăng cao trong máu gây tổn hại các thành mạch máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể và tổn thương các tế bào thần kinh. Có thể sau khi điều trị mắt bố bạn có cải thiện tốt hơn nhưng về lâu về dài bệnh có thể xuất hiện trở lại. Chính vì vậy gia đình cần đưa bố đến khoa nội tiết để kiểm tra đường máu và xin ý kiến của bác sỹ điều trị. Sau khi thăm khám bác sỹ có thể chỉ định tăng liều thuốc hoặc tiêm thêm insulin. Trên thực tế là có rất nhiều người bị bệnh tiểu đường như bố bạn nhưng lại không biết các biến chứng của bệnh cũng như cách phòng ngừa. Hệ quả là có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
    Một trong các giải pháp hiện nay được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn trong việc hỗ trợ điều trị và kiểm sóat biến chứng tiểu đường là kết hợp sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Tôi nghĩ bố bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng mới và cải thiện biến chứng cũ của bệnh tiểu đường.
    Chúc bố bạn chóng khỏe.
    Thân!
     
  • Icon

    Mệt mỏi nhiều hơn sau khi phát hiện đái tháo đường có phải đã xuất hiện biến chứng

    Năm nay tôi 57 tuổi. Cách đây khoảng một tháng tôi đi khám và được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Không hiểu sao mà từ khi đi khám về tôi cảm thấy mình dường như mệt mỏi hơn rất nhiều. Xin hỏi chuyên gia đó có phải là do biến chứng không?
    Icon
    Bạn thân mến!
    Đái tháo đường thực sự có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm trên mắt (các bệnh về võng mạc, mờ mắt, đục thủy tinh thể, mù lòa…), biến chứng thần kinh (tê bì chân tay, rối loạn cảm giác, vận động…), biến chứng thận (suy thận…) và đặc biệt là biến chứng trên tim (có thể gây suy tim và dẫn tới tử vong)…
    Trong trường hợp của bạn chúng tôi rất khó để có thể khẳng định chắc chắn rằng bạn đã mắc biến chứng bệnh tiểu đường hay chưa. Vì vậy bạn cần cung cấp cho chúng tôi các dữ kiện cụ thể hơn nữa, vì dụ ngoài mệt mỏi bạn còn cảm thấy các dấu hiệu nào khác không chẳng hạn như tê bì, đau tay chân, phân lúc táo, lúc lỏng, mắt nhìn mờ… Mặt khác bạn cảm thấy mình hay bị mệt mỏi hơn sau khi được chẩn đoán đái tháo đường nên rất có thể bạn đã quá lo lắng và suy nghĩ nhiều về bệnh mà cơ thể xuất hiện tình trạng trên.
    Chúng tôi có một số lời khuyên muốn dành cho bạn như sau: Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, thay đổi lối sống (có chế độ ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và tránh căng thẳng…). Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị làm ổn định đường huyết và dự phòng biến chứng của bệnh tiểu đường như TPCN Hộ Tạng Đường.
    Chúc bạn có một sức khỏe tốt.
    Thân!
     
  • Icon

    Chỉ số HbA1c là 6 đã mắc tiểu đường chưa?

    Tôi năm nay 33 tuổi, lần gần đây nhất đi khám sức khỏe thấy chỉ số HbA1c có giá trị là 6,0, đường huyết là 6,58 mmol/lit. Vậy tôi đã mắc bệnh tiểu đường chưa? Xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của chuyên gia.
    Icon
    Chào bạn,
    Chỉ số HbA1c và đường huyết của bạn chưa vượt qua giới hạn xác định bạn bị tiểu đường. Tuy nhiên ở giá trị này bạn đã được chẩn đoán ở trong giai đoạn tiền đái tháo đường hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt thông qua chế độ ăn uống, tập luyện thì chỉ một thời gian sau sẽ chuyển sang đái tháo đường type 2. Và theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ thì có đến 50% người bệnh tiểu đường type 2 tại thời điểm chẩn đoán bệnh đã xuất hiện biến chứng, tức là chúng xuất hiện ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường.
    Để kiểm soát đường huyết bạn cần có một chế độ ăn hợp lý: ăn giảm đường, ăn ít tinh bột (cơm, bún), có thể thay thế bằng các loại ngũ cốc, ăn nhiều rau xanh chất xơ.
    Một số trường hợp có thể do quá bận các bác sỹ đôi khi không thể tư vấn kỹ hơn cho bạn về tình trạng bạn đang gặp phải. Nhưng tốt nhất người bệnh nên chủ động trong việc trao đổi thông tin với bác sỹ để có các hướng dẫn cụ thể giúp việc kiểm soát bệnh được tốt hơn.
    Hiện tại bạn có thể ra nhà thuốc mua TPCN Hộ Tạng Đường về sử dụng. Sản phẩm không phải là thuốc nhưng chứa các thành phần chính từ thiên nhiên giúp hỗ trợ làm ổn định đường huyết, phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường, hạn chế biến chứng rất phù hợp với người có chỉ số đường huyết cao như bạn.
    Chúc bạn mạnh khỏe.
    Thân!
  • Icon

    Chế độ ăn uống, tập luyện có chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

    Tôi 54 tuổi, bị chẩn đoán mắc tiểu đường nhưng mức đường huyết của tôi không cao lắm, chỉ khoảng hơn 7mmol/l. Bác sỹ có kê cho tôi đơn thuốc về uống. Nhưng tôi thấy thuốc Tây uống nhiều rất có hại. Vậy cho hỏi, nếu chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tập luyện thì bệnh tiểu đường của tôi có chữa khỏi được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Icon
    Bạn thân mến!
    Chế độ ăn uống, tập luyện là những yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nó chỉ giúp cho việc kiểm soát bệnh được tốt hơn chứ không thể thay thế được vai trò của thuốc trong điều trị. Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính và cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp nào có thể giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Mục tiêu điều trị là ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh.
    Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, thì ngoài chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế bớt các tác dụng không mong muốn của thuốc và đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, bạn có thể dùng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên, như TPCN Hộ Tạng Đường. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý, an toàn, giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
    Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
    Thân!
     
  • Icon

    Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ ung thư không?

    Tôi bị bệnh tiểu đường và qua một số tài liệu tôi được biết rằng bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển ung thư? Vậy cho tôi hỏi điều này có đúng không? Tôi xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Trong khoảng 50 năm trở lại đây đã có rất nhiều trường hợp báo cáo rằng, người bệnh tiểu đường có thể phát triển một loại ung thư nào đó. Để tìm hiểu cho mối liên quan này, có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện và đều đưa ra một kết luận chung: Bệnh tiểu đường có nguy cơ cao làm phát triển một số loại ung thư như  ung thư gan, tuyến tụy, nội mạc từ cung… và ít gặp hơn như ung vú, ung thư bàng quang… Bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn tiểu đường type 1.
    Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích rõ ràng tại sao có mối liên quan này. Một số chuyên gia cho rằng bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa như protein, lipit, carbonhydrat… hoặc làm tăng sinh hay giảm tiết một số loại hoormon trong cơ thể. Cùng với đó, khi đường huyết tăng cao kéo dài, sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ, làm sản sinh ra nhiều gốc tự do, gây hủy hoại mạch máu, dẫn tới gây ra hàng loạt các biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh… Chính những tổn thương này cũng là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
    Để giảm thiểu mối nguy cơ này, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết, tuân thủ phác đồ điều trị và duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng là một giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những tổn thương do biến chứng tiểu đường.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
    Thân!
     
  • Icon

    Da khô, ngứa có phải là biến chứng tiểu đường?

    Tôi năm nay 35 tuổi, mới phát hiện bệnh tiểu đường được 2 tháng nay. Trước khi được chẩn đoán bệnh, và cả bây giờ tôi có dấu hiệu ngứa ngáy toàn thân, da khô rất khó chịu. Xin hỏi đó có phải là biến chứng của bệnh tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tình trạng khô và ngứa da là một trong những biểu hiện rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường do nhiễm nấm men; do cơ thể bị mất nước, do biến chứng thần kinh làm giảm tiết mồ hôi hoặc tuần hoàn máu kém. Biến chứng này có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay cả khi bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán. Thế nhưng, nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng đây là bệnh về da liễu, không chú trọng điều trị, hoặc điều trị sai cách dẫn tới các triệu chứng ngày càng trầm trọng.
    Tuy nhiên, để có thể khẳng định chắc chắn, bạn nên thu xếp thời gian quay lại bệnh viện thăm khám với bác sĩ. Nếu đúng là do biến chứng tiểu đường, bạn cần kiểm soát tốt đường huyết qua chế độ ăn khoa học, sử dụng thuốc đúng quy định và tập luyện thể dục thường xuyên. Bạn cũng cần hạn chế gãi vì có thể gây xước xát da, tạo cơ hội bị nhiễm trùng da, đồng thời nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hàng ngày sau khi tắm.
    Theo thông tin từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, viêm mạn tính và stress oxy hóa tế bào dễ dàng được kích hoạt khi đường máu tăng cao là nguyên nhân quan trọng sinh biến chứng tiểu đường. Do vậy, về lâu dài cần có những giải pháp dài hạn giúp kiểm soát các tác nhân này.
    Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thảo dược truyền thống được sử dụng lâu đời tại các nước Á Đông như Nhàu, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Mạch môn có tác dụng giảm stress oxy hóa, giảm viêm, bảo vệ mạch máu, hạ đường huyết nhờ kích thích sản xuất insulin và giảm đề kháng insulin có vai trò rất tích cực trong việc phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường. Tại Việt Nam, TPCN Hộ Tạng Đường đang có đầy đủ các thành phần kể trên, không những giúp cải thiện biến chứng trên da mà bạn đang gặp phải và phòng ngừa xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác của tiểu đường. Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.
    Chúc bạn sức khỏe.
    Thân!
     
  • Icon

    Kiểm soát tốt đường huyết tại sao vẫn xuất hiện biến chứng?

    Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, phát hiện đái tháo đường cách đây 10 năm. Mẹ tôi vẫn sử dụng thuốc và cứ một tháng lại đến bệnh viện kiểm tra đường huyết. Bác sĩ điều trị nói rằng đường huyết của mẹ được kiểm soát tốt. Nhưng gần đâu mẹ tôi thấy xuất hiện đau 2 bàn tay, đặc biệt đau ở các khớp ngón khiến mẹ tôi khó cầm nắm. Tôi đọc và biết rằng đó là do biến chứng của đái tháo đường. Vậy cho tôi hỏi mẹ tôi kiểm soát tốt đường huyết sao lại còn xuất hiện biến chứng? Tôi xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Với các triệu chứng như bạn mô tả, mẹ bạn có thể đang mắc biến chứng cơ xương khớp của bệnh đái tháo đường làm hạn chế vận động, đau ở bàn tay, hoặc ngón tay. Bệnh tiến triển nặng dần có thể làm các ngón tay bị co rút, quặp lại, hai bàn tay không áp sát được với nhau gây khó khăn trong sinh hoạt.
    Rất nhiều người bệnh đái tháo đường nghĩ như bạn, rằng khi kiểm soát tốt giá trị đường huyết thì biến chứng sẽ không xuất hiện. Thực tế thì đây là một suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ. Việc này chỉ giúp làm chậm xuất hiện biến chứng chứ không hoàn toàn ngăn được biến chứng tiểu đường. Bởi đái tháo đường là bệnh lý tiển triển lâu năm, giai đoạn đường máu đã tăng cao (tiền đái tháo đường) nhưng chưa được chẩn đoán có thể kéo dài từ 5 – 10 năm và gây tổn thương thành mạch máu, các tế bào thần kinh. Mặt khác giá trị đường huyết kiểm soát tốt có nghĩa là nó được đưa về một giá trị thấp nhất mà cơ thể của mẹ bạn chấp nhận được chứ về bản chất lượng đường trong máu vẫn cao hơn so với người bình thường.
    Trước mắt, bạn cần đưa mẹ đến khám lại đế được đánh giá lại tình trạng bệnh và có sự điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết. Đồng thời, bạn có thể mua cho mẹ bạn sử dụng thêm tpcn Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị để ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
    Chúc mẹ bạn chóng khỏe.
    Thân!
  • Icon

    Thính giác suy giảm, hay quên, cáu gắt có phải biến chứng tiểu đường?

    Bố tôi bị bệnh tiểu đường nhiều năm nay. Thời gian gần đây bố tôi có nhiều biểu hiện hay quên, thính giác suy giảm nặng, hay cáu gắt. Bố tôi hiện nay đã 60 tuổi, liệu đây là do tuổi tác hay do biến chứng của tiểu đường? Mong được tư vấn.
    Icon
    Chào bạn,
    Tuổi già, cơ thể vốn dĩ đã có nhiều mệt mỏi, các tế bào cũng bị lão hóa dần. Cộng thêm bố bạn đã mắc bệnh tiểu đường lâu năm, có thể làm tổn thương tới các tế bào mạch máu, thần kinh và đẩy nhanh quá trình lão hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng như hay quên, suy giảm thính giác và hay cáu gắt… Trước mắt, bạn nên sớm đưa bố đến các bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
    Chứng hay quên có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị, khiến cụ quên uống thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng cách. Khi đó việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ xuất hiện và tăng nặng các biến chứng của tiểu đường. Vì vậy, bạn cần ở bên để theo dõi và giúp đỡ cụ, đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt luôn được duy trì hợp lý. Bên cạnh đó, mọi người trong gia đình cũng cần luôn cố gắng chiều lòng cụ, để hạn chế tối đa việc căng thẳng, cáu gắt có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
    Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đang gặp phải và ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác của tiểu đường, bạn có thể tham khảo cho bố sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược như TPCN Hộ Tạng Đường với liều 4 – 6 viên/ngày/2 lần, duy trì thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.
    Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!
    Thân!