Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Ai đã dùng Hộ Tạng Đường? Hộ Tạng Đường có tốt không?

    Tôi bị bệnh tiểu đường type 2, xuất hiện các dấu hiệu như tê bì, cảm giác như kiến chích, đau nhức ở tay chân. Đi khám bác sĩ kết luận bị biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường nhưng chỉ khuyên về điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và khi đau quá có thể dùng thêm thuốc giảm đau nên tôi đang rất lo lắng. Nay tôi muốn dùng thêm sản phẩm Hộ Tạng Đường vì tôi được biết nó có thể giúp làm giảm triệu chứng tôi đang gặp phải. Nhưng có ai đã dùng Hộ Tạng Đường chưa? Hộ Tạng Đường có tốt không?
    Icon
    Chào bạn,
    Đúng như những gì mà bạn đã tìm hiểu được, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường là thực phẩm hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Tuy không thể thay thế được thuốc hiện nay bạn dùng, nhưng khi dùng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường sẽ giúp bảo vệ mạch máu, bảo vệ các tế bào thần kinh, ổn định đường huyết, từ đó giúp làm giảm triệu chứng mà bạn đang gặp phải, đồng thời phòng ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường như hoại tử chi, suy tim, suy thận, thoái hóa võng mạc....
    Nguyên nhân chủ yếu khiến bạn có cảm giác tê bì, châm chích ở chân tay là do mạch máu nuôi dưỡng hệ thần kinh bị tổn thương không thể cung cấp đầy đủ oxy, chất dinh dưỡng cần thiết, làm cho khả năng truyền tín hiệu ở da, xương đến não kém hiệu quả khiến người bệnh ít khi cảm nhận được sự thay đổi nóng, lạnh hay đau. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị được tình trạng này, do vậy mà bác sĩ sẽ khuyên bác nên điều chỉnh lại chế độ ăn, tập luyện hoặc cân chỉnh liều thuốc đang sử dụng. Nhưng tất cả những điều này e rằng chưa đủ, vì vậy bác việc bác dùng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường là hoàn toàn đúng đắn.
    TPBVSK Hộ Tạng Đường đã có mặt một thời gian khá lâu trên thị trường, được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Trong đó có những người đã kiên trì sử dụng sản phẩm trong nhiều năm ròng cùng thuốc để hỗ trợ điều trị nhiều biến chứng khác nhau.
    BẠN CÓ THỂ XEM TRẢI NGHIỆM CỦA NHỮNG NGƯỜI BỆNH KHI SỬ DỤNG TPBVSK HỘ TẠNG ĐƯỜNG TẠI ĐÂY.
    Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế được thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Tiểu đường có ăn được bánh bao, bánh chưng, bánh cuốn không?

    Bình thường tôi rất thích ăn các loại bánh từ gạo và bột mỳ như bánh bao, bánh cuốn, bánh chưng. Nhưng mới đây, tôi đi khám và phát hiện mình mắc bệnh đái tháo đường. Không biết rằng liệu sau này tôi có được ăn những loại bánh này không? Nếu ăn được thì tôi nên ăn bao nhiêu thì hợp lý? Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Người bệnh tiểu đường có thể ăn được bánh bao, bánh chưng hay các loại bánh khác từ tinh bột (bánh cuốn, bánh mỳ…) nhưng nên ăn hạn chế để tránh tăng đường huyết, các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

    Tại sao người tiểu đường chỉ được ăn vừa phải bánh chưng, bánh bao, bánh cuốn?
    Thành phần chính của các loại bánh là gạo, chứa rất nhiều tinh bột. Đặc biệt với bánh chưng được làm từ gạo nếp, loại gạo có chỉ số đường huyết thực phẩm GI cao tới 85. Do đó, khi ăn quá nhiều những thực phẩm này, bạn rất dễ bị tăng đường huyết sau ăn và điều này sẽ không có lợi (tăng đường huyết sau ăn làm tăng HbA1c, đại diện cho nguy cơ biến chứng tim mạch).
    Hơn nữa, cách chế biến cũng là một lý do mà bánh chưng, bánh cuốn, bánh bao được xếp vào nhóm thực phẩm người bệnh đái tháo đường không nên ăn quá nhiều. Bởi vì, khi tinh bột càng được nấu kỹ, càng được xay nhỏ thì tốc độ chuyển thành đường vào máu sau ăn càng nhanh. Chưa kể đến, nhân của bánh chưng được làm bằng thịt có nhiều mỡ, đậu xanh nên khi ăn nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình kiểm soát đường máu.

    Một số lưu ý cho người tiểu đường khi ăn các loại bánh từ gạo
    Để tránh bị tăng đường huyết khi ăn bánh chưng, bánh bao hay bánh cuốn, bạn nên lưu ý các điểm sau:
    - Chỉ ăn khoảng 100-150g bánh trong mỗi lần và cách nhau ít nhất 8h. Nên ăn kèm với nhiều loại rau xanh để làm giảm khả năng hấp thu đường.
    - Nếu bạn đã chọn bánh, bạn có thể bỏ tương đương một phần cơm hàng ngày. Ví dụ, ăn sáng bằng bánh cuốn, bánh bao thì sẽ không ăn  cơm nữa.
    - Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn bánh để xem đường máu có tăng nhiều không. Nếu có, bạn cần giảm bớt phần bánh cho lần ăn kế tiếp.
    Ngoài việc chú ý khi ăn các loại bánh, bạn cũng cần ăn giảm những thức ăn chứa chất bột đường khác như cơm, bún, miến, phở… Tốt nhất, trước khi ăn các thực phẩm này nên ăn tối thiểu 1 bát con rau luộc để làm chậm quá trình tiêu hóa.
    Gửi bạn thêm bài viết chi tiết về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường để tham khảo:

    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-thuc-don-tot-nhat-cho-nguoi-tieu-duong.html
    Bên cạnh chế độ ăn, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định, tập luyện thường xuyên và có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Một trong số sản phẩm hỗ trợ hiện nay trên thị trường đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này là TPBVSK Hộ Tạng Đường. Sản phẩm đã được rất nhiều người bệnh đái tháo đường lựa chọn, chia sẻ có hiệu quả tốt, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây:

    Cố Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM cho biết: 
    Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, khi kết hợp thành phẩm Hộ Tạng Đường, chỉ số đường huyết, HbA1C men gan, mỡ máu cải thiện rõ rệt. Các biến chứng ít xuất hiện. Đây là điều đáng mừng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc

    Hiệu quả của Hộ Tạng Đường đã được nghiên cứu tại Trung tâm điều trị Oxy Cao áp TP. HCM

    Xem thêm:  Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.
    Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996




    Chúc bạn nhiều sức khỏe!

  • Icon

    Triệu chứng tiền tiểu đường biểu hiện như thế nào?

    Gần đây tôi hay bị tê bì các đầu ngón tay, có cảm giác thèm ăn, khát nước và tiểu nhiều. Tuy nhiên, khi đi khám, bác sỹ nói tôi không bị tiểu đường mà thuộc nhóm có nguy cơ cao, chỉ cần để ý đến việc ăn uống và tích cực tập thể dục là được. Có trường hợp nào như tôi chưa, có thật là tôi chưa bị tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Các triệu chứng mà bạn đang gặp phải: tê bì, châm chích chân tay, khô cổ, khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều… có thể là những dấu hiệu sớm của việc xuất hiện biến chứng tiểu đường. Rất nhiều trường hợp, biến chứng xuất hiện từ trước khi được chẩn đoán tiểu đường. Giai đoạn mà người bệnh có đường huyết tăng cao, nhưng lại chưa biểu hiện rõ rệt và chưa được bác sỹ chẩn đoán tiểu đường, được gọi là tiền tiểu đường
    Điều quan trọng ở tiểu đường chính là việc kiểm soát và phòng ngừa biến chứng. Thậm chí ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường, bạn đã có thể làm được việc này dễ dàng. Trước mắt, bạn cần kết hợp một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để ổn định đường huyết và sức khỏe. Song song đó, bạn cũng nên cải thiện và điều trị các biến chứng tiểu đường như tê bì châm chích chân tay.
    Nhiều nghiên cứu hiện nay về tiểu đường cho thấy, việc hình thành biến chứng chủ yếu do các gốc tự do sinh ra khi đường huyết tăng cao. Khi dọn dẹp và bảo vệ được các cơ quan khỏi gốc tự do vô hình chung sẽ giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Với nguồn gốc thảo dược, kết hợp với ALA một chất chống oxy hóa cực mạnh, thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường có thể giúp bảo vệ mạch máu khỏi sự tấn công của gốc tự do, nhờ đó cải thiện và phòng ngừa được biến chứng. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại Trung tâm Oxy Cao áp TPHCM và được đánh giá hiệu quả trong việc phòng biến chứng, nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng.
    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân.
  • Icon

    Đường huyết hạ thấp có tốt không?

    Mẹ tôi mắc bệnh tiểu đường 16 năm, gần đây đường huyết mẹ tôi luôn kiểm soát ở mức 6,1 mmol/l. Nhưng mẹ lại không yên tâm, vẫn cố nhịn ăn để đường huyết giảm xuống mức thấp hơn, mẹ có nói như vậy mới phòng ngừa được biến chứng. Cho tôi hỏi có đúng như vậy không? Đường huyết hạ thấp có tốt và ngừa được biến chứng như mẹ nói không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Và đây cũng chính là căn nguyên dẫn đến nhiều biến chứng trên mắt, thận, tim và thần kinh… Chính vì vậy, mục tiêu hàng đầu của điều trị tiểu đường là làm sao kiểm soát đồng thời được đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
    Với người bệnh tiểu đường thì giá trị đường huyết nếu kiểm soát ở mức 6.1mmol/l đã là khá tốt. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức đáp ứng của từng người bệnh khác nhau mà giá trị này không cố định, có những người vẫn có khả năng chấp nhận lượng đường trong máu ở mức độ thấp hơn. Tuy nhiên, tốt nhất là đường huyết nên duy trì ở chỉ số ổn định, không quá cao và không được quá thấp. Nếu thấp có thể sinh ra biến chứng hạ đường huyết, với các triệu chứng choáng váng, hoa mắt, ngất xỉu và thậm chí nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Mặt khác, nhịn ăn hay kiêng khem quá mức có thể gây thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết, làm cơ thể càng trở nên mệt mỏi, nhân dịp cơ hội này, biến chứng tiểu đường có thể xuất hiện nhiều hơn.
    Bên cạnh việc giải thích cho mẹ hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường, bạn cũng nên giúp mẹ chăm sóc sức khỏe bằng cách lên một kế hoạch ăn uống phù hợp, sao cho vừa đủ dinh dưỡng vừa ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, bạn nên chú ý, nếu mẹ có các dấu hiệu hạ đường huyết thì cần phải có biện pháp cấp cứu kịp thời để tránh trường hợp choáng và ngất gây nguy hiểm cho tính mạng.
    Ổn định đường huyết là điều buộc phải làm ở người bệnh tiểu đường, tuy nhiên đôi khi đường huyết đã kiểm soát tốt nhưng biến chứng vẫn xảy ra. Do đó, song song việc ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng nên đặt lên hàng đầu trong chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường. Hiện nay, rất nhiều sản phẩm trên thị trường giúp kiểm soát đường huyết, hạ đường huyết nhanh, nhưng về biến chứng lại được lưu tâm. Trong khi đó, thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường với thành phần chính từ thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, từ đó giúp bảo vệ mạch máu và cải thiện, ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường. Kết hợp đồng thời phòng biến chứng, sản phẩm Hộ Tạng Đường còn giúp ổn định đường huyết theo cách tự nhiên và bền vững, ngừa được tình trạng hạ đường huyết đột ngột. Bạn có thể tham khảo và khuyên mẹ sử dụng.
    Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!
    Thân.
  • Icon

    Đường huyết không ổn định, yếu sinh lý nên làm thế nào?

    Tôi 40 tuổi bị tiểu đường được 6 năm nhưng đường huyết vẫn chưa ổn định lúc lên lúc xuống. Sinh lý của tôi cũng bị suy giảm vợ rất hay phàn nàn làm tôi rất chán nản. Xin chuyên gia cho tôi lời khuyên.
    Icon
    Bạn thân mến!
    Chức năng sinh lý yếu đi chứng tỏ là bạn đã gặp phải tình trạng rối loạn chức năng cương dương. Đây là biến chứng thường gặp ở nam giới khi mắc bệnh tiểu đường. Nó không chỉ gây đau đầu cho người bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng đời sống tình dục và ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia đình. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng hiểu được tầm quan trọng của vấn đề mà thường vì tự ti xấu hổ mà thường giấu bệnh của mình. Hiện nay có một giải pháp từ thảo dược được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng để có thể làm giảm được tình trạng này. Nếu bạn duy trì sử dụng thường xuyên thì bạn có thể sống khỏe cùng bệnh tiểu đường mà không có gì cần lo lắng cả.
    Bên cạnh đó, bạn cần phải có những giài pháp để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả, vì đường huyết không ôn định lên xuống thất thường chính là lý do giải thích cho việc vì sao bạn thấy sinh lý yếu đi:
    - Kiểm soát tốt giá trị đường huyết: Bạn nên mua một chiếc máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết hàng ngày. Có thể là sau khi dùng thuốc, trước và sau khi ăn để biết được đâu là nguyên do làm tăng đường huyết để sữa chữa.
    - Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường. Để hiểu hơn bạn có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY.
    - Tập thể dục thường xuyên: Hãy dành 30 phút mỗi ngày chạy bộ, đạp xe, bơi lội… để kiểm soát cân nặng cũng như làm giảm quá trình đề kháng insulin (nguyên nhân làm cho đường máu không được chuyển vào trong tế bào)
    Chúc bạn sức khỏe.
    Thân!

  • Icon

    Đường huyết 7,0 đang uống metformin 500mg đã kiểm soát được chưa?

    Tôi 67 tuổi , đường huyết 6,7 đến 7,0 uống metformin 500mg đã 2 năm, hôm nay sau khi ăn cơm 2 giờ và uống thuốc sau khi ăn 1 giờ đường huyết là 154. Xin hỏi vậy đường huyết kiếm soát đã tốt chưa? Uống Metformin 500 ngày 2 lần ngay sau ăn, hôm nay uống trễ 1giờ có sao không?
    Icon
    Chào bác,
    Theo hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết mục tiêu mà người bệnh tiểu đường nên đạt được là:
    - Đường huyết khi đói: 5.0 – 7.2 mmol/L (90 – 130 mg/dL)
    - Đường huyết sau ăn khoảng 2 giờ:
    - Đường huyết bình thường duy trì: 6.0 – 8.3 mmol/L (110 – 150 mg/dL)
    Như vậy, chỉ số đường huyết của bác duy trì trong khoảng 6.7 – 7.0 mmol/L là đã trong mức an toàn ở người bệnh tiểu đường. Sau khi ăn, chắc chắn mức đường huyết sẽ tăng, do quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra. Chỉ số đường huyết của bác sau ăn 2 giờ đạt 154 mg/dL (8.5 mmol/L) nhỏ hơn mức cho phép trong bệnh tiểu đường.
    Metformin là thuốc chuyên dùng trong điều trị tiểu đường. Thuốc giúp ổn định đường huyết mà không gây tụt đường huyết quá mức.. Thông thường metformin được bác sĩ kê ngay sau ăn, vì 2 nguyên nhân chính:
    - Mức đường huyết ở người bệnh tiểu đường tăng rất cao ngay sau ăn, có thể gây tăng đường huyết cấp tính, metformin uống lúc này giúp ổn định đường huyết.
    - Thuốc có thể tác dụng phụ làm gây rối loạn tiêu hóa (nôn, đau bụng, tiêu chảy). Vì vậy cần uống khi no để giảm tối thiểu những tác dụng không mong muốn.
    Nếu như những lần sau bác có quên uống thuốc sau 1 giờ, thì bác vẫn có thể uống luôn ngay sau khi vừa nhớ ra. Nhưng nếu thời gian mà bác quên quá 3 giờ thì không được uống nữa mà phải dùng đúng liều vào giờ tiếp theo và tuyệt đối không được gộp hai liều để uống cùng lúc.
    Tuy nhiên, bác cũng cần lưu ý là việc quên liều thuốc có thể rất nguy hiểm, gây giảm hiệu quả điều trị của thuốc, làm bệnh tiến triển nặng hơn.  Tốt nhất, bác nên ghi chép và đánh dấu lại các thuốc uống trong ngày, để tránh trường hợp quên sau này.
    Bên cạnh việc dùng thuốc, bác cần chú ý cả về chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Có như vậy mới kiểm soát tốt đường huyết và phòng biến chứng. Muốn tăng cao hiệu quả trong điều trị tiểu đường, bác nên kết hợp đủ ba loại: thuốc điều trị, ăn uống luyện tập và các sản phẩm hỗ trợ. Bác có thể tham khảo dùng TPCN Hộ Tạng Đường, đây là sản phẩm chuyên biệt giúp ổn định đường huyết trong máu và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
    Chúc bác sức khỏe.
    Thân!

  • Icon

    Vấn đề răng miệng do biến chứng tiểu đường

    Xin được tư vấn có cách nào giúp ngăn ngừa bệnh răng miệng ở người bệnh tiểu đường hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiểu đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau bao gồm cả các vấn đề về răng miệng như gây bệnh viêm nha chu, viêm lợi, tụt chân răng… Tuy nhiên, nếu bạn kiểm soát bệnh tiểu đường với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ và đặt lịch khám nha khoa 3 tháng/lần, bạn sẽ ít có nguy cơ gặp những vấn đề này.
    Có một số lời khuyên dưới đây tôi nghĩ sẽ giúp ích cho bạn:
    - Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có thành phần antigingival, fluoride – giúp ngăn ngừa viêm nướu răng đã được Hiệp hội Nha khoa Mỹ công nhận.
    - Sau khi ăn nên uống một cốc nước to để làm sạch thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.
    - Sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm như thông thường sẽ hạn chế những tổn thương niêm mạc miệng.
    - Dùng nước xúc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
    - Khi bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu sau bạn cần phải đi khám bác sỹ ngay lập tức:
    + Nướu răng có màu đỏ, sưng do bị viêm, hoặc đau
    + Hơi thở có mùi hôi khó chịu
    + Thấy có mủ ở nướu hoặc kẽ răng
    Chắc hẳn bạn cũng biết thủ phạm gây biến chứng tiểu đường nói chung và biến chứng trên răng miệng nói riêng là do đường máu tăng cao dễ làm tổn thương thành mạch máu và đây cũng là môi trường dinh dưỡng hấp dẫn nhiều loại vi khuẩn phát triển. Vậy để phòng ngừa ngoài việc ổn định đường huyết bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ có chứa ALA, Nhàu, Câu kỷ tử được xem là bộ ba vàng giúp hóa giải biến chứng tiểu đường.
    Chúc bạn sức khỏe.
    Thân!

  • Icon

    Phụ nữ bị bệnh tiểu đường có nên sinh con không?

    Tôi được chẩn đoán bệnh tiểu đường cách đây 3 năm và đang điều trị. Nhưng tôi rất mong muốn có thể mang thai. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể có con bình thường khỏe mạnh được không?
    Icon
    Bạn thân mến!
    Đối với một người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh con, nếu chẳng may bị bệnh tiểu đường có thể mang thai hay không luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng nhất. Bất kỳ một người phụ nữ nào cũng mong muốn trở thành một người mẹ nhưng lại lo sợ bệnh tật có thể ảnh hưởng đến con. Mặc dù các rủi ro liên quan đến việc mang thai nếu bị bệnh tiểu đường là có thể xảy ra, tuy nhiên sự lo lắng, căng thẳng quá mức của người mẹ sẽ làm nặng hơn tình trạng này. Có một tin tốt cho bạn rằng bạn vẫn có khả năng có thai và sinh con khỏe mạnh bình thường.
    Một số những lời khuyên dưới đây có thể giúp làm giảm rủi ro khi mang thai, bạn nên ghi chép lại vào một cuốn sổ nhỏ để khi cần có thể xem ngay:
    - Lên kế hoạch cụ thể trước khi mang thai: Điều này thật cần thiết vì chuẩn bị chu đáo sẽ hạn chế được những phát sinh có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ trước khi mang thai để xem lượng đường trong máu có ổn định không.
    - Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên: Một người phụ nữ mang thai việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đã là bắt buộc, đối với người bệnh tiểu đường khi mang thai sẽ càng trở nên cần thiết hơn. Khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện được chỉ số đường huyết của bạn có được kiểm soát tốt không, thai nhi có đang phát triển bình thường không và bạn có xuất hiện biến chứng nào không từ đó sẽ có những hướng xử lý kịp thời để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất.
    - Cẩn thận với cơn hạ đường huyết: Đường huyết có thể thay đổi thất thường khi bạn sử dụng Insulin. Trong quá trình mang thai những thay đổi trong cơ thể có thể ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường trong máu đặc biệt là thức ăn và quá trình tập luyện. Hãy nhớ rằng luôn mang theo đường glucose và một ít bánh kẹo ngọt để ăn tạm thời khi có dấu hiệu như cơn choáng váng, lú lẫn, vã mồ hôi…
    - Chế độ ăn: Cân bằng chế độ ăn sao cho lượng đường trong máu vẫn giữ ở mức ổn định. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ nếu bạn thấy cần thiết.
    - Chế độ luyện tập: Tập thể dục nên được khuyến khích trước và trong quá trình mang thai. Bạn có thể tham khảo các bài tập có lợi cho việc sinh nở sau này như những lớp học tiền sản.
    - Sử dụng thuốc: Quá trình mang thai rất nhạy cảm vì vậy tất cả các thuốc mà bạn sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, dùng sai thời gian hoặc sai liều chỉ định.
    - Sử dụng thêm Acid Folic: Liều acid folic thường được khuyến cáo là 5mg sẽ giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ. Tuy nhiên bạn vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ để sử dụng.
    - Sử dụng thêm một số giải pháp hỗ trợ có nguồn chính từ thiên nhiên: trước khi mang thai và sau khi cai sữa hoàn toàn sẽ giúp làm ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
    Con cái sinh ra và phát triển khỏe mạnh luôn là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Dù là người bệnh tiểu đường đi chăng nữa thì cũng không thể cướp đi thiên chức được sinh con thiêng liêng này. Bạn hãy lập ngay kế hoạch ăn uống, luyện tập thể dục và kiểm soát đường huyết khoa học để mang lại cho con sự phát triển tốt nhất ngay từ trong giai đoạn thai nhi cho đến khi trưởng thành.
    Chúc gia đình bạn hạnh phúc.
    Thân!