Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Bị biến chứng mắt do tiểu đường, điều trị như thế nào?

    Tôi bị tiểu đường 4 năm nay. 2 tháng gần đây tôi thấy mắt mình nhìn ngày càng mờ, nhìn mọi vật không rõ nét, thỉnh thoảng có cảm giác đau nhức ở trong mắt. Xin hỏi có phải tôi đã bị biến chứng của tiểu đường không? Tôi có thể bị mù không? Xin được tư vấn.
    Icon
    Chào bạn!
    Hiện tại bạn đã có dấu hiệu bị biến chứng mắt do bệnh tiểu đường, làm suy giảm thị lực, nhìn mờ, đau nhức ở mắt. Ở giai đoạn đầu của biến chứng mắt, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì thị lực có thể được phục hồi. Nếu không điều trị, tổn thương mắt sẽ tiến triển nặng lên, khi đó khả năng hồi phục sẽ rất khó và có thể dẫn đến mù lòa. Vì vậy hiện tại bạn nên sớm đến khám tại các chuyên khoa mắt hoặc chuyên khoa nội tiết đái tháo đường để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp, tránh nguy cơ mù lòa.
    Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt về biến chứng của tiểu đường, như thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường, để giúp cải thiện biến chứng trên mắt và phòng ngừa các biến chứng mới xuất hiện.
    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Tại sao đường máu tăng cao mà glucose niệu lại âm tính?

    Chào bác sĩ, bà ngoại em 75 tuổi, mắc bệnh tiểu đường hơn 15 năm nay. Vừa rồi bà đi xét nghiệm, đường huyết là 220 mg/dL, nhưng glucose đường niệu lại âm tính. Bác sĩ cho em hỏi như vậy là tại sao ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Xét nghiệm glucose niệu là một giá trị ít nhạy cảm và không đặc hiệu. Nó không phản ánh được những thay đổi của glucose máu bởi ngưỡng thận ở mỗi người là khác nhau.
    Có glucose niệu cũng chưa chắc khẳng định được chẩn đoán đái tháo đường, vì có thể do ngưỡng thận thấp. Không thấy glucose niệu cũng chưa thể loại bỏ được chẩn đoán, vì có thể là do tiến hành xét nghiệm đường máu lúc đói, không có glucose niệu. Hoặc ở một số người bệnh đái tháo đường, nhất là những người cao tuổi, ngưỡng thận về glucose cao hơn bình thường và glucose niệu chỉ xuất hiện khi glucose máu tăng cao quá 250mg/dL. Vì vậy, trường hợp của bà bạn, có kết quả xét nghiệm như vậy là hoàn toàn bình thường.
    Tuy nhiên, với thời gian mắc bệnh và mức đường huyết như hiện tại, thì cụ sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng của tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu,… Nếu có điều kiện, cụ có thể tham khảo sử dụng TPCN Hộ Tạng Đường để giúp phòng ngừa hỗ trợ điều trị các biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh, hỗ trợ điều hòa đường huyết.
    Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Tại sao chỉ số HbA1c tăng cao, trong khi đường huyết bình thường?

    Thưa BS, em năm nay 19 tuổi. Em xét nghiệm máu cho kết quả HbA1c là 7.8, nhưng glucose máu lại là 5.4 mmol/l. Cho em hỏi như vậy em có bị sao không? Em cảm ơn BS.
    Icon
    Chào bạn,
    HbA1c là chỉ số phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong vòng từ 2 – 3 tháng. Nếu bạn đã bị tiểu đường và đang được điều trị bằng thuốc, thì giá trị HbA1c hiện nay của bạn đang cao hơn mức bình thường (5,7% - 6,4%). Điều này cho thấy bạn kiểm soát đường máu kém, sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng của tiểu đường. Còn chỉ số đường huyết chỉ phản ánh nồng độ đường máu trong ngày, ngay tại thời điểm đo, thay đổi tùy thuộc vào thuốc uống, thức ăn, no hay đói… Tại thời điểm đó, đường huyết có thể bình thường, thậm chí thấp hơn bình thường (do tình trạng hạ đường huyết ở người tiểu đường). Trường hợp này bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện xem đã phù hợp chưa, đồng thời đi khám lại để bác sĩ có những điều chỉnh về thuốc, nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Nếu bạn không bị tiểu đường, thì chỉ số HbA1c tăng có thể gặp trong một số bệnh lý như: nhiễm độc niệu, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng triglycerid, sử dụng thuốc corticoid, nghiện rượu mãn tính… Do đó, bạn nên đi khám nội khoa tổng quát, xét nghiệm lại chỉ số HbA1c để có thể chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh.
    Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường

    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Tại sao sau 2h uống glucose, đường huyết lại giảm thấp?

    Chào BS, tôi năm nay 47 tuổi. Vừa qua tôi có đi kiểm tra tiểu đường theo giấy mời của ban điều tra tiểu đường của thành phố. Tôi ăn bữa chiều từ 18h tối hôm trước rồi nhịn đến sáng và đi đo thì cho kết quả là 5,2 mmol/l. Sau đó, các y tá cho tôi uống một gói đường, và sau 2 tiếng quay lại đo thì lại cho kết quả là 3,4 mmol/l. Tôi được bác sĩ ở đó nói là không bị tiểu đường. Nhưng tôi vẫn rất băn khoăn. Xin BS giải thích cho tại sao tôi uống đường vào mà đường huyết lại giảm đi như vậy, nếu giảm đi như vậy là tốt hay là xấu?
    Icon
    Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
    Kết quả thử đường huyết của bạn hoàn toàn bình thường, nên bạn không bị tiểu đường.
    Thông thường, sau khi uống glucose thì đường huyết sẽ tăng dần, đạt nồng độ cao nhất sau 1h, rồi giảm dần. Trường hợp của bạn, đường huyết xuống thấp sau 2h uống glucose (chỉ còn 3,4 mmol/l) có thể là do hiện tượng tăng sản xuất insulin (insulin là hormon giúp tiêu thụ glucose trong cơ thể), xảy ra do cơ thể phản xạ tiết insullin quá mức để dung nạp đường sau một thời gian dài nhịn đói.
    Đây là một dạng hạ đường huyết phản xạ sau khi ăn, thường gặp ở những người đã trải qua phẫu thuật dạ dày, người lao động nặng nhọc... nhưng cũng có thể xảy ra ở người bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn không cần lo lắng.
    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Ăn nhiều đồ ngọt trong thời kì mang thai có ảnh hưởng đến em bé không

    Em đang trong giai đoạn thai nghén nên rất thèm ăn đồ ngọt và đã ăn rất nhiều, tăng cân nhanh. Em đọc một số thông tin trên mạng thì được biết như vậy sẽ ảnh hưởng đến em bé có đúng không ạ? Em đang rất lo lắng, mong bác sĩ cho em lời khuyên ạ?
    Icon
    Chào bạn!
    Trong giai đoạn mang thai, nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt và tăng cân nhanh, có thể khiến nồng độ đường trong máu tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kì và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi.
    Giai đoạn này, nếu người mẹ kiểm soát đường huyết không tốt, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị nhiều biến chứng nguy hiểm như sảy thai, thai to, sinh non, dị tật bẩm sinh, hoặc bị béo phì, đái tháo đường typ2 sau này… Vì vậy, bạn cần sớm điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
    Hiện tại bạn nên giảm ăn đồ ngọt, chất béo, tăng cường chất xơ, chất đạm, rau xanh, vitamin, khoáng chất…; giữ đường huyết trong giới hạn bình thường và kiểm soát cân nặng phù hợp. Tăng cường luyện tập, vận động ít nhất 30 phút một ngày như đi bộ nhanh, đạp xe, thiền, yoga… để giúp giảm lượng đường trong máu và hạn chế tăng cân. Định kì thăm khám, xét nghiệm các chỉ số đường huyết. Nếu đường huyết của bạn quá cao, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đưa đường huyết về mức bình thường và duy trì ổn định.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
  • Icon

    Bệnh tiểu đường ăn táo có được không

    Bác sỹ cho tôi hỏi, người bệnh tiểu đường ăn táo có ảnh hưởng gì không?
    Icon
    Chào bạn,
    Táo chứa đường fructose (có chỉ số đường huyết thấp) nên không làm tăng cao lượng đường trong máu như nhiều trái cây ngọt khác. Ngoài ra, táo còn chứa nhiều chất xơ và pectin, giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin (giảm đề kháng insulin), từ đó giúp cải thiện lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn táo như bình thường, nhưng cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
    Một lưu ý nữa là bạn không nên ăn táo cùng với các bữa ăn chính. Nếu ăn kết hợp thì cần phải giảm bớt lượng cơm xuống để không làm tăng cao đường huyết sau ăn.

    1-2 miếng táo là lựa chọn tuyệt vời cho bữa phụ của người tiểu đường
    Nói chung, với hầu hết các loại trái cây, người bệnh tiểu đường không cần phải quá kiêng khem nếu biết cách sử dụng hợp lý. Bạn có thể tham khảo thêm về các nguyên tắc ăn trái cây với người bệnh tiểu đường.
    Bên cạnh việc ăn uống khoa học, bạn nên sử dụng cả sản phẩm từ thảo dược như Hộ Tạng Đường để kiểm soát đường huyết tốt hơn mà không phải kiêng khem quá.

    Cố Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Chủ tịch Hội Đông Y TP. HCM cho biết:

    “Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, khi kết hợp thành phẩm Hộ Tạng Đường, chỉ số đường huyết, HbA1C men gan, mỡ máu cải thiện rõ rệt. Các biến chứng ít xuất hiện. Đây là điều đáng mừng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc”
    Để tìm hiểu thêm về giải pháp hỗ trợ hiệu quả từ thảo dược này, bạn có thể đọc trong bài viết: TPCN Hộ Tạng Đường - Ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường hoặc gọi đến chuyên gia theo số:

    Chúc bạn sức khỏe!
    XEM CHIA SẺ BỆNH NHÂN CHỮA TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
  • Icon

    Thử đường huyết khi đói được 6.2 mmol/l là đã bị đái tháo đường chưa

    Xin chào Bác sĩ! Tôi đi thử đường huyết khi đói cho kết quả 6.2 mmol/l. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có nguy cơ bị đái tháo đường hay đã bị bệnh đái tháo đường.
    Icon
    Chào bạn,
    Đường huyết khi đói 6.2mmol/l là bị tiền đái tháo đường. Ở giai đoạn này, nếu không được quan tâm điều trị tốt, sẽ rất dễ phát triển thành đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2. Trước mắt, bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống: ăn hạn chế đường, mỡ; tăng cường nhiều rau xanh, chất xơ; hạn chế ngồi nhiều, tăng cường vận động, luyện tập thể dục hàng ngày; tránh căng thẳng, stress, thức khuya, rượu, bia, thuốc lá …
    Đồng thời, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, giảm cholesterol máu, điều hòa huyết áp, chống oxy hóa.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đái tháo đường thai kỳ có ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi không?

    Chào bác sĩ, xin cho em hỏi, em mang thai 30 tuần và khi khám thai được chỉ định đo đường huyết, lần đầu bác sĩ nói em không cần nhịn đói đo đường huyết là 157. Bác sĩ bảo đường huyết em cao nên 3 ngày sau nhịn đói tái khám. 3 ngày sau e nhịn đói đo đường huyết là 97, sau đó uống đường, 1 tiếng sau đo là 175, 1 tiếng sau đó nữa đo là 137, bác sỹ kết luận em bị đái tháo đường thai kỳ và dặn dò điều chỉnh lại ăn uống, 10 ngày sau tái khám. Xin bác sĩ cho em biết tình trạng của em có nặng không và có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không ạ? Em xin cám ơn bác sĩ.
    Icon
    Chào bạn,
    Trước hết bạn cần biết về tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ, cụ thể như sau: Thai phụ sẽ được tiến hành đo đường huyết tại 3 thời điểm - khi đói, sau 1h và sau 2h uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ nếu có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm vượt ngưỡng, nghĩa là lớn hơn 5,3 mmol/l (~ 95 mg/dL) khi đói; 10,0 mmol/l (~ 180mg/dL) sau 1h và 8,6 mmol/l (~ 155 mg/dL) sau 2h.
    Hiện tại bạn đang có 1 chỉ số vượt ngưỡng là đường huyết khi đói (97 mg/dl), chưa đủ tiêu chẩn để kết luận bị ĐTĐ thai kỳ. Tuy nhiên các chỉ số đều đang ở mức khá cao, nếu không được kiểm soát tốt sẽ rất dễ phát triển thành ĐTĐ, dẫn đến nhiều nguy cơ cho thai nhi như dị tật bẩm sinh, thai to, kém phát triển, đa ối, xảy thai, chết lưu….
    Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn ngay từ thời điểm này là điều rất cần thiết. Bạn nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường hấp thu nhanh như sữa đặc, nước ngọt, bánh kẹo... và hạn chế các đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng... ăn giảm mỡ, giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, chất xơ và vitamin. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hay quá đói. Tập luyện thể dục như đi bộ 15 – 30p mỗi ngày. Thử đường huyết mỗi tuần 1 lần.
    Để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi, cần phải kiểm soát được đường huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, cụ thể là đường huyết lúc đói
    Nếu sau 1 thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và theo dõi định kỳ, đường huyết được kiểm soát tốt, cả mẹ và thai nhi sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, không có gì nguy hiểm. Trước mắt, bạn chỉ cần tuân thủ đúng lời khuyên của bác sỹ, đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không nên lo lắng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
    Chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh!