Tiểu đường có ăn được bánh bao, bánh chưng, bánh cuốn không?

  • Icon

    Bình thường tôi rất thích ăn các loại bánh từ gạo và bột mỳ như bánh bao, bánh cuốn, bánh chưng. Nhưng mới đây, tôi đi khám và phát hiện mình mắc bệnh đái tháo đường. Không biết rằng liệu sau này tôi có được ăn những loại bánh này không? Nếu ăn được thì tôi nên ăn bao nhiêu thì hợp lý? Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Icon

    Chào bạn,

    Người bệnh tiểu đường có thể ăn được bánh bao, bánh chưng hay các loại bánh khác từ tinh bột (bánh cuốn, bánh mỳ…) nhưng nên ăn hạn chế để tránh tăng đường huyết, các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

    Tại sao người tiểu đường chỉ được ăn vừa phải bánh chưng, bánh bao, bánh cuốn?

    Thành phần chính của các loại bánh là gạo, chứa rất nhiều tinh bột. Đặc biệt với bánh chưng được làm từ gạo nếp, loại gạo có chỉ số đường huyết thực phẩm GI cao tới 85. Do đó, khi ăn quá nhiều những thực phẩm này, bạn rất dễ bị tăng đường huyết sau ăn và điều này sẽ không có lợi (tăng đường huyết sau ăn làm tăng HbA1c, đại diện cho nguy cơ biến chứng tim mạch).

    Hơn nữa, cách chế biến cũng là một lý do mà bánh chưng, bánh cuốn, bánh bao được xếp vào nhóm thực phẩm người bệnh đái tháo đường không nên ăn quá nhiều. Bởi vì, khi tinh bột càng được nấu kỹ, càng được xay nhỏ thì tốc độ chuyển thành đường vào máu sau ăn càng nhanh. Chưa kể đến, nhân của bánh chưng được làm bằng thịt có nhiều mỡ, đậu xanh nên khi ăn nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình kiểm soát đường máu.

    Một số lưu ý cho người tiểu đường khi ăn các loại bánh từ gạo

    Để tránh bị tăng đường huyết khi ăn bánh chưng, bánh bao hay bánh cuốn, bạn nên lưu ý các điểm sau:

    - Chỉ ăn khoảng 100-150g bánh trong mỗi lần và cách nhau ít nhất 8h. Nên ăn kèm với nhiều loại rau xanh để làm giảm khả năng hấp thu đường.

    - Nếu bạn đã chọn bánh, bạn có thể bỏ tương đương một phần cơm hàng ngày. Ví dụ, ăn sáng bằng bánh cuốn, bánh bao thì sẽ không ăn  cơm nữa.

    - Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn bánh để xem đường máu có tăng nhiều không. Nếu có, bạn cần giảm bớt phần bánh cho lần ăn kế tiếp.

    Ngoài việc chú ý khi ăn các loại bánh, bạn cũng cần ăn giảm những thức ăn chứa chất bột đường khác như cơm, bún, miến, phở… Tốt nhất, trước khi ăn các thực phẩm này nên ăn tối thiểu 1 bát con rau luộc để làm chậm quá trình tiêu hóa.

    Gửi bạn thêm bài viết chi tiết về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường để tham khảo: http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-thuc-don-tot-nhat-cho-nguoi-tieu-duong.html

    Bên cạnh chế độ ăn, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định, tập luyện thường xuyên và có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Một trong số sản phẩm hỗ trợ hiện nay trên thị trường đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này là TPBVSK Hộ Tạng Đường. Sản phẩm đã được rất nhiều người bệnh đái tháo đường lựa chọn, chia sẻ có hiệu quả tốt, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây:

    Cố Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM cho biết: 

    Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, khi kết hợp thành phẩm Hộ Tạng Đường, chỉ số đường huyết, HbA1C men gan, mỡ máu cải thiện rõ rệt. Các biến chứng ít xuất hiện. Đây là điều đáng mừng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc

    Hiệu quả của Hộ Tạng Đường đã được nghiên cứu tại Trung tâm điều trị Oxy Cao áp TP. HCM

    Xem thêm:  Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

    Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996

    Điện thoại

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia