Thảo dược trị tiểu đường: 8 “khắc tinh” ai cũng cần biết!

Trong tự nhiên có rất nhiều cây thuốc giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Dưới đây là 8 thảo dược trị tiểu đường tốt nhất và hướng dẫn sử dụng cho từng thảo dược.

Danh sách 8  thảo dược trị tiểu đường tốt nhất và cách dùng

Quế

Quế làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng hiệu quả hoạt động của hormon tuyến tụy. Ngoài ra, quế cũng giúp giảm mỡ máu, ổn định huyết áp và kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều bởi hầu hết các sản phẩm bày bán trên thị trường đều là quế Cassia. Loại quế này có chứa coumarin, dùng nhiều sẽ có nguy cơ tổn thương gan.

Các chuyên gia Y học cổ truyền cho biết quế có tính ấm, ngoài công dụng giảm đường máu còn giúp giảm tê bì, nhức mỏi ở người bệnh tiểu đường hiệu quả.

Cách sử dụng:
  1. Pha nửa thìa cà phê bột quế vào cốc nước ấm và uống buổi sáng.
  2. Nấu trà quế (đun sôi 2 thanh quế nhỏ trong khoảng 200 ml nước, ủ trong 20 phút) và uống hàng ngày.

Quế là 1 thảo dược thảo dược trị tiểu đường tốt.

Quế là 1 thảo dược thảo dược trị tiểu đường tốt.

Hoài sơn

Thảo dược trị tiểu đường này thường được gọi với tên khác là củ mài. Đông y hay kết hợp Hoài sơn cùng Mạch môn, Tri mẫu... trong các bài thuốc dân gian trị tiểu đường. Nguyên nhân là do trong Hoài sơn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu và tăng cường chức năng tuyến tụy, từ đó hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

Cách sử dụng:

  1. Sắc 30 g Hoài sơn, 10 g Thiên hoa phấn, 10 g Mạch môn, 10 g Tri mẫu lấy nước uống.
  2. Thêm món cháo Hoài Sơn, Ý dĩ vào thực đơn.
  3. Dùng 6 – 10 g bột Hoài sơn pha nước uống.

Xem thêm: Hoài Sơn và những lợi ích cho bệnh tiểu đường

Trái nhàu

Trái nhàu có chứa rất nhiều chất kháng viêm và chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu. Bên cạnh đó, nước ép nhàu lên men cũng được chứng minh giúp giảm đường huyết đáng kể. Điều duy nhất đáng lưu ý khi sử dụng loại quả này là nhàu tươi chứa khá nhiều kali, do đó nếu bạn có vấn đề về thận, bạn nên ăn ở mức vừa phải.

Cách sử dụng:

  1. Ăn trái nhàu chín
  2. Uống nước ép nhàu: 1 trái nhàu xay cùng 200 – 300 ml nước.
  3. Uống nước nhàu lên men: Rửa sạch trái nhàu chín sau đó phơi dưới nắng trong vài giờ. Khi vỏ quả xuất hiện các đốm đen thì cho vào lọ thủy tinh đậy kín. Để lọ tại vị trí nhiều ánh nắng. Sau 6 – 8 tuần, nhàu sẽ lên men, lọc lấy nước và pha uống hàng ngày.

Điều trị tiểu đường bằng thảo dược không thể thiếu Nhàu.

Điều trị tiểu đường bằng thảo dược không thể thiếu Nhàu.

Lá xoài

Lá xoài chữa bệnh tiểu đường rất tốt do có khả năng làm giảm hấp thu đường tại ruột và tăng đưa đường vào tế bào. Loại lá cây này cũng giúp cải thiện mỡ máu.

Cách sử dụng:

  1. Ngâm 10 đến 15 lá xoài non trong một cốc nước, để qua đêm, buổi sáng lọc lấy nước và uống khi đói.
  2. Phơi khô lá xoài trong bóng râm sau đó nghiền nhỏ. Ăn nửa thìa bột lá 1 – 2 lần mỗi ngày.

Mạch môn

Trong Đông y, Mạch môn là cây thuốc nam có vị ngọt, tính mát, bồi bổ phần âm, vì vậy thường dùng trong các chứng âm hư như tiêu khát (bệnh tiểu đường). Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng chứng minh, Mạch môn ức chế men phân giải đường tại ruột, tăng tổng hợp Glycogen tại gan và kích thích sản xuất GLP – 1 (hormon làm tăng tiết lnsulin).

Một trong những lợi ích của Mạch môn mà ít thảo dược có được chính là khả năng phòng ngừa và cải thiện biến chứng thận hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, Mạch môn giúp làm giảm viêm, giảm hình thành các tổ chức xơ hóa ở cầu thận.

Cách sử dụng:

Mạch môn, sinh hoàng kỳ, bạch linh, cát căn, nhân sâm, ô mai mỗi vị 12g; thiên hoa phấn 8g; sinh cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.

Xem thêm: Mạch môn ngăn ngừa biến chứng thận do tiểu đường

Mướp đắng

Mướp đắng (Khổ qua) là một thảo dược trị tiểu đường truyền thống của Trung Quốc và Ấn Độ. Loại quả này có lợi cho cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nhờ khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất hormon giảm đường huyết. Tuy nhiên, mướp đắng không thể thay thế hoàn toàn việc điều trị bằng thuốc tiêm. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc, đừng bỏ thuốc, hãy kết hợp cùng mướp đắng để có được hiệu quả cao nhất.

Cách sử dụng:

  1. Uống nước ép mướp đắng trước mỗi buổi buổi sáng: Dùng máy sinh tố xay 2 – 3 trái mướp đắng bỏ hạt, sau đó pha loãng với nước.
  2. Thêm các món ăn từ mướp đắng vào thực đơn hàng ngày.

Nước ép mướp đắng giúp tăng hiệu quả điều trị tiểu đường.

Nước ép mướp đắng giúp tăng hiệu quả điều trị tiểu đường.

Đậu bắp

Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin, kháng chất có lợi. Bên cạnh đó, một số thử nghiệm còn cho thấy, đậu bắp giúp cơ thể sử dụng nhiều glucose trong máu hơn, đồng thời giảm tốc độ hấp thu đường tại ruột.

Cách sử dụng:

Dùng 4 – 5 trái đậu bắp non, cắt lát mỏng hoặc khía dọc sau đó ngâm trong nước để qua đêm (8 – 24 giờ). Khi dùng, lọc bỏ phần bã, lấy nước uống trước khi ăn sáng.

Lô hội

Lô hội là 1 loại cây phổ biến với nhiều công dụng khác nhau. Hầu hết mọi người đều biết sử dụng lô hội để làm đẹp da và giảm cháy nắng. Tuy nhiên, loại cây này có nhiều lợi ích khác, ít được biết đến như khả năng cải thiện các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tác dụng của lô hội với người tiểu đường bằng cách so sánh 2 nhóm đối tượng được dùng lô hội (nhóm 1) và không dùng (nhóm 2). Kết quả, nhóm 1 có lượng đường trong máu thấp hơn.

Cách sử dụng:

  1. Trộn nửa thìa cà phê lá nguyệt quế, nửa thìa bột nghệ và 1 thìa gel lô hội, ăn 2 lần/ngày trước bữa trưa và tối.
  2. Thêm nha đam tươi (phần thịt bên trong lá) vào thức ăn.

Xem thêm: Thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng thảo dược trị tiểu đường

Hiệu quả của các thảo dược trị tiểu đường có thể khác nhau ở mỗi người. Rất khó để xác định chính xác mức độ giảm đường huyết ở mỗi cá nhân do chúng ta không kiểm soát được hàm lượng hoạt chất. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý:

  • Lựa chọn các nguồn thảo dược uy tín.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
  • Song song duy trì dùng thuốc bác sĩ kê đơn kết hợp tập luyện và chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường để đạt hiệu quả cao.
  • Không sử dụng quá gần thời điểm uống thuốc, nên uống cách từ 30 phút – 1 tiếng để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc điều trị khác.

Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm ứng dụng 8 thảo dược trị tiểu đường kể trên, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường (thành phần Alpha lipoic acid – Mạch Môn – Nhàu – Câu kỷ tử - Hoài Sơn). Đây sẽ là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho người bệnh tiểu đường muốn kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

Xem thêm: Tpbvsk Hộ Tạng Đường và những lợi ích cho người tiểu đường

(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Tham khảo: 

https://www.top10homeremedies.com/home-remedies/home-remedies-for-diabetes.html

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317051.php

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-758/noni

http://pubs.rsc.org/-/content/articlelanding/2014/mb/c3mb70392d/unauth#!divAbstract

http://traditionalherb.org/chinese-herbs/chinese-yam-shan-yao/