Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2?

    Tôi bị bệnh tiểu đường tuýp 2, trong lần kiểm tra gân đây đường huyết đo được là 8 mmol/l. Xin chuyên gia cho tôi biết phương pháp nào có thể điều trị bệnh của tôi?
    Icon
    Chào bạn,
    Việc điều trị bệnh tiểu đường cũng giống như bạn đang cố gắng để cân bằng trên một chiếc ghế 3 chân: chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và thuốc men. Nếu không có chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thì sử dụng thuốc cũng không thể kiểm soát đường huyết hiệu quả. Sau đây là những thông tin chi tiết về phương pháp này:
    - Sử dụng thuốc: Một số người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể đạt mức đường huyết mục tiêu với chế độ ăn uống và tập thể dục. Tuy nhiên nếu đường huyết không được kiểm soát tốt bạn có thể cần phải sử dụng đến các thuốc hạ đường huyết. Các loại thuốc thường được dùng hiện nay là Metformin, Diamicron, Glucophage,… Tùy vào tình trạng bện mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn độc hoặc phối hợp hai hay nhiều loại thuốc với nhau. Trong trường hợp, đường huyết của bạn vẫn ở mức cao mặc dù đã dùng các thuốc hạ đường huyết, insulin có thể được chỉ định nếu
     - Ăn uống cân bằng và lành mạnh: đó là chế độ ăn giàu chất xơ, rau quả; hạn chế các chất béo, đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, nước ngọt…Hãy chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa như bình thường để hạn chế đường huyết tăng quá cao sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng cần phải hạn chế uống rượu bia và bỏ thuốc lá nếu có hút thuốc.
    - Luyện tập thể dục thường xuyên: hãy luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày các bài luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền, bơi lội…có thể cải thiện sự đề kháng insulin
    Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên thường xuyên đi khám định kì để kiểm tra đường huyết và phát hiện các biến chứng sớm nếu có. Bởi nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các bệnh nhân tiểu đường là do các biến chứng gây ra.
    Để ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Có rất nhiều người bệnh đã sử dụng tốt sản phẩm này, bạn hãy lắng nghe chia sẻ của họ.



  • Icon

    Tiểu đường tuýp 2 tiêm insulin có phải do bệnh nặng hơn?

    Tôi bị tiểu đường tuýp 2 được 3 năm nay. Trước đây tôi vẫn sử dụng thuốc hạ đường huyết mỗi ngày. Nhưng trong lần đi khám gần đây, bác sĩ có cho tôi sử dụng thêm insulin. Có phải do bệnh của tôi đã nặng hơn không?
    Icon
    Chào bạn,
    Nhiều người bệnh tiểu đường type 2 (đái tháo đường type 2) nghĩ rằng khi phải tiêm insulin tức là bệnh đã tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế lại không phải là vậy. Theo khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường type 2 nên tiêm insulin từ sớm để làm giảm gánh nặng cho tuyến tụy. Nhưng ở nước ta, chi phí tiêm insulin khá đắt đỏ, cũng như việc dò liều insulin thường phức tạp nên vẫn chưa thể áp dụng trên nhiều người. Do đó, việc tiêm insulin sẽ được chỉ định trong một số trường hợp hợp như: người bệnh có tổn thương gan thận; tuyến tụy bị tổn thương nặng; đường huyết tăng quá cao; người bệnh bị ốm, chấn thương; sử dụng thuốc uống không có hiệu quả... Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục và thuốc hạ đường huyết có thể trì hoãn được bệnh nhưng đối với hầu hết người bệnh tiểu đường type 2 thì việc thêm insulin vào phác đồ điều trị là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng.
    Một số thông tin trong bài viết sau có thể hữu ích cho bạn, giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
    Bên cạnh đó, để kiểm soát đường huyết hiệu quả, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa Alpha lipoic acid (ALA) và các hoạt chất sinh học trong thảo dược Hoài sơn, Mạch môn để làm tăng cường chức năng tuyến tụy và cải thiện độ nhạy cảm của insulin với tế bào; từ đó giúp giảm và ổn định đường huyết. Hiện nay, các thành phần này có trong sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường như tpcn Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo để sử dụng.
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Tôi nghe nói ăn thịt đỏ nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có phải không?
    Icon
    Chào bạn,
    Hạn chế ăn thịt đỏ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hẳn là khuyến cáo phổ biến mà ai cũng biết. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng: Cắt giảm các loại thịt đỏ như: thịt bò, lợn… còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để làm rõ hơn về điều này, chúng tôi mời bạn theo dõi phần chia sẻ của Tiến sĩ Anthony Komaroff tại trường Đại học Y khoa Harvard như sau:
    Một nghiên cứu khảo sát chế độ ăn của hơn 149,000 người trong vòng 4 năm. Kết quả cho thấy những người ăn nhiều thịt đỏ (chiếm ít nhất 1/2 khẩu phần ăn mỗi ngày) tăng 48% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường so với những người ăn ít hơn,. Bên cạnh đó, những đối tượng này cũng có xu hướng tăng cân nhiều hơn, theo thời gian, điều này sẽ làm tăng đề kháng insulin – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2. Ngược lại, với những người giảm tiêu thụ thịt đỏ, nguy cơ này cũng giảm được 14%.
    Để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, ngoài việc ăn ít thịt đỏ, bạn nên:
    -    Trao đổi với bác sỹ về tình trạng sức khỏe của mình nhằm phát hiện những nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường
    -    Tăng cường hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày
    -    Ăn nhiều rau và thịt nạc
    -    Tránh tiêu thụ các chất sản phẩm chứa chất béo bão hòa như pho mát, sữa, bơ,…
    Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ và có chế độ sống lành mạnh vì bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm lên mắt, thận, thần kinh và đặc biệt là tăng nguy cơ bệnh tim. Bởi hàm lượng cholesterol cao trong thịt đỏ cũng góp phần gây xơ vữa mạch.
    Bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có chứa Hoài sơn, Mạch môn, ALA giúp phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường, nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho thấy các hoạt chất trong thảo dược Hoài sơn và Mạch môn sẽ giúp kích thích tuyến tụy tăng sản sinh insulin. Hơn nữa, ALA với vai trò là một chất chống oxy hóa mạnh, sẽ giúp dọn dẹp các gốc tự do sản sinh gây tổn thương lớp niêm mạc mạch máu, giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!



  • Icon

    Tê tay chân, ngứa khắp người, tiểu nhiều… có bị bệnh tiểu đường?

    Tôi hay bị tê tay chân, ngứa khắp người, tiểu nhiều, khát nước thèm đồ ngọt. Liệu rằng tôi có bị bệnh tiểu đường không thưa chuyên gia?
    Icon
    Chào bạn,
    Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, ngứa khắp người và tê bì chân tay đều là những dấu hiệu rất điển hình của bệnh tiểu đường và biến chứng sớm của bệnh. Vì vậy, hiện nay bạn cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết để được kiểm tra chỉ số đường huyết và HbA1c, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng cấp tính nguy hiểm do đường huyết tăng cao, hoặc biến chứng mạn tính trên tim, mắt, thận, thần kinh....
    Về chế độ ăn uống, bạn nên hạn chế: đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt, ... bởi những chất này sẽ làm tăng nhanh chóng đường huyết, cũng khiến bạn nhanh bị đói, lại tăng nhu cầu ăn uống, điều này vô tình làm bệnh ngày càng nặng hơn. Các đồ ăn chứa nhiều tinh bột khác như cơm, bún, miến… bạn cũng nên hạn chế, nên ăn các loại rau củ quả ít đường, nhiều chất xơ, và tăng cường luyện tập thể dục thể thao bằng cách đi bộ, bơi, đạp xe để hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
    Nếu sau khi đi khám, chính xác là bị bệnh tiểu đường, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường, sản phẩm sẽ giúp bạn ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng các biến chứng tiểu đường, cải thiện tình trạng tê chân tay và ngứa mà bạn đang gặp phải.
    Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
  • Icon

    Hướng dẫn sử dụng insulin cho người mới bắt đầu

    Tôi phải bắt đầu dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Nhưng quá trình sử dụng khá phức tạp. Tôi mong muốn chuyên gia có thể tư vấn giúp tôi kỹ hơn những gì cần làm. Tôi xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Khi mới bắt đầu sử dụng insulin, bạn có thể cảm thấy khó khăn đôi chút, nhưng dần dần công việc này sẽ ngày càng đơn giản hơn, do đó bạn không cần lo lắng quá mức.
    Insulin là một hormone tự nhiên của cơ thể có tác dụng điều hòa nồng độ đường trong máu. Ở những người bị bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không tạo ra đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả để giữ mức đường huyết trong giá trị bình thường.
    Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có insulin dạng uống do chúng bị phân hủy bởi dịch vị dạ dày. Insulin dạng hít đã được nghiên cứu nhưng vẫn cần có thời gian để đánh giá chúng có gây ra tác dụng phụ nào trên đường hô hấp hay không, do đó insulin hiện nay vẫn được tiêm dưới da là chính.
    Với người bệnh tiểu đường type 1, do phải bổ sung insulin ngoại sinh suốt đời nên họ thường sử dụng một bơm tiêm có thể tự điều chỉnh được liều lượng insulin gắn luôn trong cơ thể. Với người bệnh tiểu đường type 2, thường sử dụng bút tiêm hoặc bơm tiêm truyền thống. Bút tiêm có ưu điểm là bảo quản khá đơn giản, định được mức liều chính xác trong mỗi lần tiêm, tuy nhiên chi phí khá đắt, dao động từ 200.000 - 300.000đ/1 bút.
    Insulin thường được giữ ở nhiệt độ lạnh, do đó trước khi tiêm, bạn nên lăn bút tiêm, ống tiêm để đưa về nhiệt độ phòng. Trước khi tiêm phải đuổi hết bọt khí để đảm bảo được đúng liều tiêm và giảm đau. Chỗ tiêm nên được sát khuẩn bằng cồn, và bạn luôn nhớ quy tắc phải đổi vị trí tiêm insulin thường xuyên để tránh gặp phải biến chứng loạn dưỡng dưới da, các vị trí nên tiêm insulin là ở bắp tay, bụng, mông và đùi. Sau khi tiêm, nếu insulin vẫn còn cần được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
    Khi tiêm, tốt nhất bạn nên chuẩn bị một máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết trước và sau khi tiêm có bị hạ đường huyết quá không, nếu có bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh liều.
    Tiêm insulin có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, tuy nhiên bạn có thể gặp phải một số nguy cơ như hạ đường huyết. Do đó, để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ chẳng hạn như TPCN Hộ Tạng Đường. Trong thành phần cùa sản phẩm có chứa các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có khả năng giảm đề kháng insulin, giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin đối với tế bào. Khi sử dụng cùng với insulin sẽ giúp bạn phát huy được tối đa tác dụng điều trị của thuốc, thậm chí giảm bớt được liều tiêm insulin nếu duy trì kết hợp lâu dài. Vậy bạn có thể tìm hiểu để sử dụng thêm.
    Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
    Chúc bạn sức khỏe.
    Thân!



  • Icon

    Tiểu đường type 2 có gây ra chứng ngưng thở khi ngủ?

    Gần đây tôi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhưng không lâu sau đó tôi lại được kết luận mắc chứng nghưng thở khi ngủ. Xin hỏi hai bệnh này có liên quan đến nhau không?
    Icon
    Chào bạn,
    Ngưng thở khi ngủ là tình trạng phổ biến thường gặp ở người lớn tuổi. Ước tính có khoảng 1/4 dân số có nguy cơ phát triển chứng bệnh này. Bệnh xảy ra khi đường hô hấp trên, đặc biệt là cổ họng và lưỡi “thư giãn” quá lâu trong khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có thể làm giảm nồng độ oxy đến não do luồng không khí đến phổi bị chặn lại.
    Triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm thở mạnh và ngáy khi ngủ. Nếu bạn bị tình trạng này, người nhà bạn sẽ thấy có những lúc kéo dài 15 – 40 giây dường như bạn không hề thở. Nếu điều này xảy ra nhiều hơn 30 lần trong vòng 1 giờ thì sẽ đặc biệt nghiệm trọng. Những người bị ngưng thở khi ngủ trong ngày dễ bị buồn ngủ và khó tập trung, điều này xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở phụ nữ.
    Béo phì làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường. Nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra được mối liên quan rõ ràng giữa ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc ngược lại. Một nghiên cứu được thực hiện trên cả động vật và con người thì thất rằng ngưng thử khi ngủ có thể làm tình trạng đề kháng insulin (nguyên nhân gây bệnh tiểu đường) diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, vẫn cần có rất nhiều bằng chứng khoa học nữa để làm sáng tỏ vấn đề này.
    Nếu bạn bị tiểu đường type 2 và bạn đang thừa cân, bạn có thể kiểm soát đường huyết, phòng ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng bằng cách giảm cân. Giảm cân cũng là một giải pháp giúp làm giảm quá trình ngưng thở khi ngủ.
    Nếu bạn đã thử và thất bại trong việc giảm cân, bạn hãy để ý thêm về chế độ dinh dưỡng. Trước mắt bạn vẫn nên cố gắng điều trị tốt bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết. Cùng với thuốc điều trị, bạn cũng có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích cho người bệnh sử dụng.
    Chúc bạn mạnh khỏe.
    Thân!



  • Icon

    Tiền đái tháo đường có dùng được Hộ Tạng Đường?

    Tôi được chẩn đoán tiền đái tháo đường, không sử dụng thuốc điều trị, muốn dùng thêm Hộ Tạng Đường có được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết tăng cao nhưng chưa vượt ngưỡng giá trị để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Ở giai đoạn này, bạn có thể chưa cần thiết phải sử dụng thuốc điều trị mà chỉ cần thay đổi lại chế độ ăn và tập luyện. Nhưng nếu vẫn không thể làm giảm được đường huyết, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hạ đường huyết (thông thường là metformin). 
    Trong trường hợp của bạn, bạn có thể sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường càng sớm càng tốt. Bởi vì TPBVSK Hộ Tạng Đường có chứa một số thành phần như Alpha lipoic acid giúp làm giảm đề kháng insulin (nguyên nhân gây tiền đái tháo đường), do đó làm giảm đến 70% nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2. Hơn nữa, có đến 50% người bệnh gặp phải biến chứng ngay tại giai đoạn tiền ĐTĐ, cho nên việc sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường cũng giúp phòng ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng từ sớm.
    Chúc bạn mạnh khỏe.
    Thân!

    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Bị tiểu đường có uống được nước ép dưa hấu?

    Tôi bị bệnh tiểu đường thì có uống được nước ép dưa hấu không, vì tôi rất thích ăn loại quả này. Nếu được thì nên uống bao nhiêu là tốt nhất.
    Icon
    Chào bạn,
    Trong dưa hấu có nhiều loại vitamin có lợi, đồng thời đây cũng là loại quả khá phổ biến, giá thành không quá đắt nên nhiều người có thể sử dụng. Tuy nhiên, trong dưa hấu vẫn có đường, nên nếu ăn nhiều có thể làm tăng đường huyết, đây là một điều mà người bệnh tiểu đường nên chú ý.
    Để đánh giá khả năng làm tăng đường huyết sau ăn, các chuyên gia dinh dưỡng sử dụng một công cụ là chỉ số đường huyết thực phẩm GI (thang điểm đánh giá là 100). Nhóm có chỉ số đường huyết cao trên 70 có khả năng làm tăng cao đường huyết sau khi ăn. Điều này sẽ không tốt cho người bệnh vì làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường trên tim, thận, thần kinh… Dưa hấu là loại quả ngọt có chỉ số đường huyết GI là 72. 
    Nếu bạn xay dưa hấu dưới dạng nước ép, sẽ phân nhỏ các chất xơ, do đó làm tăng khả năng hấp thu đường. Bởi chất xơ vừa có tác dụng ngăn cản hấp thu đường ở ruột, vừa giúp làm giảm chỉ số cholesterol trong máu, do đó, thay vì xay sinh tố, bạn nên ăn dưa hấu cả miếng sẽ tốt hơn.
    Trong 100 gam dưa hấu có 7.5 gam carbonhyrat. Mỗi ngày người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 130 – 150 gam carbonhydrat. Vậy, ngoài những thực phẩm khác, bạn có thể ăn 200 - 300 gam dưa mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên ăn dưa hấu như là một bữa phụ, cách bữa ăn chính khoảng 2 – 3h và mỗi lần ăn dưa nên cách nhau ít nhất 8h.
    Bên cạnh chế độ ăn, sử dụng thuốc, tập luyện, sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng cũng là giải pháp được các chuyên gia Nội tiết khuyến khích và có nhiều người lựa chọn, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Nếu có điều kiện bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm để sử dụng.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe.