Đường huyết ở người khỏe mạnh, thai phụ bình thường là bao nhiêu?

  • Icon

    Xin hỏi chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

    Icon

    Chào bạn,

    Chỉ số đường huyết chính là hàm lượng đường (glucose) trong máu, được đo bằng đơn vị là mg/dL hoặc mmol/L. Chỉ số này sẽ thay đổi liên tục trong ngày, do đó nó phụ thuộc vào thời gian đo, phương pháp tiến hành và những gì trước đó bạn đã ăn.

    Mức đường huyết bình thường ở người khỏe mạnh

    Chỉ số đường huyết khi đói dưới 5.6 mmol/l, sau ăn 2h dưới 10 mmol/l, HbA1c dưới 5.7% là bình thường. Tuy nhiên, giá trị này sẽ thay đổi nếu bạn mang thai.

    Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi:

    - Thực hiện xét nghiệm glucose hai lần liên tiếp: ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)

    - Đường máu ngẫu nhiên được đo bất kỳ thời điểm nào trong ngày: ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)

    - Xét nghiệm HbA1c: ≥ 6.5% (48 mmol/mol)

    - Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)

    Bạn sẽ được chẩn đoán tiền tiểu đường, nếu:

    - Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 - 125 mg/dL (5.6 - 6.9 mmol/L)

    - HbA1c: 5.7 – 6.4 % (39 - 47 mmol/mol)

    - Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 - 199 mg/dL ( 7.8 – 11.0 mmol/L)

    Lưu ý: Cách quy đổi đơn vị mg/dL -> mmol/L: 18 mg/dL = 1 mmol/L

    Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

    Trong thai kỳ, mẹ bầu nên giữ chỉ số đường huyết bình thường dưới 5.1 mmol/l trước bữa ăn, 7.8 mmol/l một giờ sau bữa ăn, hoặc 6.7 mmol/l hai giờ sau bữa ăn.

    Nếu vào tuần 24 - 28, thai phụ đi làm nghiệm pháp dung nạp glucose có 1 trong 3 giá trị sau thì sẽ bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ:

    – Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

    – Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)

    – Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

    Hiện nay đã có rất nhiều cách để giảm đường huyết và phục hồi sức khỏe. Nếu bạn bị đường huyết cao, hãy đọc các bài viết sau để biết mình cần làm gì:

    - Các phương pháp điều trị tiểu đường

    - Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

    - Làm gì để tiền tiểu đường không tiến triển thành tiểu đường tuýp 2

    Chúc bạn sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia