Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Đường huyết (đường máu) 6.5mmo/l đã bị tiểu đường chưa?

    Tôi năm nay 58 tuổi, đi kiểm tra đường huyết vào buổi sáng sớm chưa ăn gì được kết là 6.5mmol/l. Xin hỏi là tôi đã bị bệnh tiểu đường hay chưa?
    Icon
    Chào bác,
    Dựa vào kết quả đường huyết thì bác chưa bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bác đang trong giai đoạn tiền tiểu đường (hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose). Nếu không kiểm soát đường huyết tốt qua chế độ ăn, tập luyện thì chỉ cần một thời gian nữa sẽ chuyển sang bệnh tiểu đường type 2. Mặt khác, chính ở giai đoạn tiền tiểu đường này đã có khoảng 50% trường hợp người bệnh xuất hiện các biến chứng như: biến chứng thần kinh làm tay chân tê bì, châm, chích; biến chứng mắt làm giảm thị lực; biến chứng trên da làm da khô, ngứa....
    Trước mắt, bác cần có những biện pháp thay đổi chế độ ăn, tập luyện để đưa đường huyết về giá trị bình thường như:
    -  Chế độ ăn: Bác nên hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột như cơm, gạo nếp, cháo… hoặc bác có thể ăn gạo lứt thay vì gạo trắng; cắt giảm đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, đường, sữa có đường… Thay vào đó, bác nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ thông qua các loại rau, củ, và cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
    -  Chế độ tập luyện: Nếu bác đang bị thừa cân, bác nên cố gắng tập luyện để giảm ít nhất từ 5 - 10% trọng lượng của cơ thể. Nếu bác không thừa cân, thì việc tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Để biết thêm thông tin cụ thể, bác có thể tham khảo trong bài viết dưới đây:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/6-cach-don-gian-giup-phong-chong-benh-tieu-duong.html
    Song song với việc áp dụng những điều trên, bác có thể dùng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiến triển thành tiểu đường type 2.
    Bởi sản phẩm có thành phần chính từ các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy (nơi tiết ra hormon tiêu thụ đường là insulin), làm giảm tình trạng kháng insulin - nguyên nhân gây tiền tiểu đường, an toàn nên có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
    Bác có thể xem chia sẻ của người bệnh tiểu đường hạ được đường huyết hiệu quả qua video sau:
    https://www.youtube.com/watch?v=xNNSrPWHI5s&index=4&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bác luôn khỏe mạnh!

  • Icon

    Đường huyết (đường máu) cao ở người bệnh tiểu đường có nghĩa là gì?

    Tôi bị bệnh tiểu đường được 2 tháng, bác sĩ khuyên rằng nên cẩn thận khi đường huyết cao. Vậy xin hỏi đường huyết cao có nghĩa là gì và có nguy hiểm không? Xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Chỉ số đường huyết (đường máu) bình thường khi đói (nhịn đói hơn 8h) thường dưới 100mg/dL (5.6mmol/L). Bác sĩ sẽ xác định nồng độ đường huyết mục tiêu của bạn sao cho giá trị này càng gần với đường huyết bình thường càng tốt mà vẫn đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe của bạn. Mỗi người bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết mục tiêu khác nhau. Nói chung, đường huyết cao hay còn được gọi là tăng đường huyết có nghĩa là chỉ số này lớn hơn 160mg/dL (8.9mmo/L) hoặc cao hơn so với đường huyết mục tiêu.
    Nếu đường huyết tăng cao trong một thời gian dài sẽ rất nguy hiểm do làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng trên mắt, thận, cơn đau tim, đột quỵ… và nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, đường huyết khi tăng quá cao sẽ gây ra các biến chứng cấp tính đặc biệt nghiêm trọng như hôn mê do nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu… nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
    Do đó, với người bệnh tiểu đường, bằng mọi cách phải kiểm soát đường huyết càng gần mức mục tiêu càng tốt, nhưng tuyệt nhiên không được thấp quá nếu không có thể dẫn tới biến chứng hạ đường huyết cũng nguy hiểm không kém. Để làm được điều này, bạn phải tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, ăn uống kiểm soát, tập thể dục thường xuyên. Đồng thời để tăng hiệu quả điều trị, ổn định đường huyết bền vững và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường giống như chia sẻ của nhiều người bệnh sau đây.

    Chúc bạn mạnh khỏe!

  • Icon

    Bị tiểu đường 16 năm hiện mất cảm giác ở ngón chân xin tư vấn?

    Mẹ tôi bị tiểu đường 16 năm rồi! Gần đây xuất hiện 1 số triệu chứng như mất cảm giác ở ngón chân cái. Xin tư vấn giúp tôi về mức độ nguy hiểm của những triệu chứng này và cách điều trị.
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện tại, mẹ bạn đang gặp phải các biến chứng thần kinh do tiểu đường gây ra. Đường huyết tăng cao kéo dài là nguyên nhân gây tổn hại mạch máu và tế bào ở hầu hết các cơ quan trên cơ thể, dẫn tới biến chứng tiểu đường với biểu hiện như tê bì, châm chích về sau là mất cảm giác ở bàn chân.
    Việc ổn định đường huyết là quan trọng tuy nhiên chưa đủ để khắc phục các biến chứng này. Mẹ bạn nên sớm đi khám tại chuyên khoa nội thần kinh để kiểm tra tình trạng bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh.
    Trước mắt, mẹ bạn cần chú ý áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên,  đồng thời chăm sóc tốt cho bàn chân của mình vì nguy cơ loét và hoại tử phải đoạn chi rất cao. Chúng tôi xin gửi tới mẹ bạn những thông tin hữu ích trong bài viết sau: Hướng dẫn chăm sóc bàn chân ở người bệnh tiểu đường
    Bên cạnh các thuốc điều trị, mẹ bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa ưu việt Alpha lipoic acid kết hợp với các thảo dược Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành bộ 3 chống oxy rộng khắp giúp bảo vệ mạch máu và tế bào, nhằm ngăn chặn biến chứng trên hệ thần kinh và phòng ngừa các biến chứng khác. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp ổn định đường huyết hiệu quả nhờ làm tăng khả năng đáp ứng của insulin với tế bào.
    Chúng tôi xin chia sẻ một trường hợp bị biến chứng thần kinh do tiểu đường gây khô da, dày móng, chân tay tê bì và bác đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
    Chúc mẹ bạn luôn khỏe mạnh!

  • Icon

    Đường huyết ở người khỏe mạnh, thai phụ bình thường là bao nhiêu?

    Xin hỏi chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
    Icon
    Chào bạn,
    Chỉ số đường huyết chính là hàm lượng đường (glucose) trong máu, được đo bằng đơn vị là mg/dL hoặc mmol/L. Chỉ số này sẽ thay đổi liên tục trong ngày, do đó nó phụ thuộc vào thời gian đo, phương pháp tiến hành và những gì trước đó bạn đã ăn.
    Mức đường huyết bình thường ở người khỏe mạnh
    Chỉ số đường huyết khi đói dưới 5.6 mmol/l, sau ăn 2h dưới 10 mmol/l, HbA1c dưới 5.7% là bình thường. Tuy nhiên, giá trị này sẽ thay đổi nếu bạn mang thai.

    Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi:
    - Thực hiện xét nghiệm glucose hai lần liên tiếp: ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)
    - Đường máu ngẫu nhiên được đo bất kỳ thời điểm nào trong ngày: ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)
    - Xét nghiệm HbA1c: ≥ 6.5% (48 mmol/mol)
    - Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)
    Bạn sẽ được chẩn đoán tiền tiểu đường, nếu:
    - Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 - 125 mg/dL (5.6 - 6.9 mmol/L)
    - HbA1c: 5.7 – 6.4 % (39 - 47 mmol/mol)
    - Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 - 199 mg/dL ( 7.8 – 11.0 mmol/L)
    Lưu ý: Cách quy đổi đơn vị mg/dL -> mmol/L: 18 mg/dL = 1 mmol/L
    Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ
    Trong thai kỳ, mẹ bầu nên giữ chỉ số đường huyết bình thường dưới 5.1 mmol/l trước bữa ăn, 7.8 mmol/l một giờ sau bữa ăn, hoặc 6.7 mmol/l hai giờ sau bữa ăn.
    Nếu vào tuần 24 - 28, thai phụ đi làm nghiệm pháp dung nạp glucose có 1 trong 3 giá trị sau thì sẽ bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ:
    – Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
    – Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
    – Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
    Hiện nay đã có rất nhiều cách để giảm đường huyết và phục hồi sức khỏe. Nếu bạn bị đường huyết cao, hãy đọc các bài viết sau để biết mình cần làm gì:
    - Các phương pháp điều trị tiểu đường
    - Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết
    - Làm gì để tiền tiểu đường không tiến triển thành tiểu đường tuýp 2
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Mắt mờ do bệnh tiểu đường có dùng được Hộ Tạng Đường không?

    Tôi mới phát hiện bị bệnh tiểu đường, hiện đang điều trị bằng thuốc của bệnh viện Tỉnh, nhưng gần đây mắt nhìn mờ, chảy nước mắt, không thể nhìn rõ hình trên ti vi như trước. Đi khám thì bác sỹ nói tôi bị biến chứng mắt của tiểu đường? Liệu tôi dùng tpcn Hộ Tạng Đường được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Nếu đã đi khám và xác định chính xác nguyên nhân gây mờ mắt, chảy nước mắt là do biến chứng bệnh tiểu đường thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường để hỗ trợ điều trị giúp bảo vệ mạch máu, võng mạc mắt. Sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, đồng thời cung cấp các chất chống oxy hóa, giúp dọn dẹp các chất độc hại sinh ra do rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ trong cơ thể. Đặc biệt, thành phần Câu kỷ tử trong TPBVSK Hộ Tạng Đường còn có tác dụng ức chế men aldose reductase, men này gây tích lũy sorbitol trong tế bào - là nguyên nhân quan trọng sinh ra những biến chứng trên mắt. Chính vì vậy, khi bạn sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị, kết hợp chế độ ăn khoa học, luyện tập thường xuyên sẽ giúp cải thiện và làm chậm tiến trình biến chứng mắt, đồng thời ngăn ngừa biến chứng khác xuất hiện.
    Ban đầu, bạn có thể sử dụng ngày 4-6 viên TPBVSK Hộ Tạng Đường chia 2 lần vào sau khi ăn 1h, cách các thuốc khác đang sử dụng từ 1-2h, và dùng liên tục ít nhất 3-6 tháng; sau khi cải thiện biến chứng mắt, bạn có thể giảm liều xuống còn 2 viên/ngày và duy trì thường xuyên để ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng khác trên tim, thận, thần kinh…
    Chúc bạn sức khỏe.

    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường dùng Hộ Tạng Đường được không?

    Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường 5 năm nay, hiện bà bị loét ngón chân út. Bác sĩ khám bảo mẹ tôi bị biến chứng bàn chân, cần phải mổ cắt chân đến đầu gối. Xin hỏi điều này có đúng không? Hiện nay mẹ tôi có thể uống thêm thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường được không? Xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Với những trường hợp bị biến chứng bạn chân như mẹ bạn, bác sỹ sẽ căn cứ độ rộng và mức độ gây nhiễm trùng của vết loét tới các vùng lân cận, độ tổn thương mạch máu ở chân, nguy cơ bị nhiễm trùng máu, và không thể điều trị bằng thuốc được… để quyết định nên tháo khớp bàn chân hay khớp gối. Nếu bác sỹ đã khám và có chỉ định như vậy thì mẹ bạn cũng nên tuân thủ để tránh vết lét ngày càng nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
    Bạn có thể đọc thông tin trong bài viết: “Loét bàn chân do đái tháo đường” để hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao mẹ mình lại gặp phải tình trạng này. Đây chính là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, phối hợp nhiều biến chứng bao gồm mạch máu, thần kinh và nhiễm trùng.
    Việc đoạn chi chỉ giải quyết được 1 phần của vấn đề, trong khi đó các mạch máu, hệ thần kinh của mẹ bạn đã bị tổn thương. Nếu không được điều trị, mẹ bạn rất dễ gặp thêm nhiều biến chứng khác trên tim, thận, mắt,... Để làm được điều này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để xem có cần tăng liều thuốc điều trị, hoặc có cần dùng thêm insulin để kiểm soát đường huyết hay không. Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ bạn cần chú ý không nên kiêng khem quá mức, thay vào đó nên ăn đầy đủ chất và hạn chế đường bột, thông tin đầy đủ có trong bài viết “Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường”.
    Đồng thời, mẹ bạn cũng có thể sử dụng kết hợp thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm có nguồn gốc chính từ thảo dược, được nhiều bác sĩ Nội tiết khuyến khích cho người mắc đái tháo đường sử dụng để hỗ trợ cải thiện biến chứng đang gặp phải và phòng ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng mới, đồng thời ổn định được đường huyết bền vững. Bởi sản phẩm chứa các hoạt chất sinh học từ dược liệu thiên nhiên có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ mạch máu, tế bào thần kinh, giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin và tăng cường chức năng tuyến tụy.
    Hiện tại, mẹ bạn có thể dùng ngày 4 – 6 viên TPBVSK Hộ Tạng Đường chia làm 2 lần vào sau khi ăn 1h, cách thuốc khác 1 – 2 h để đảm báo nguyên tắc an toàn sử dụng thuốc. Bạn và mẹ cũng có thể xem chia sẻ về kinh nghiệm trị tiểu đường, kiểm soát biến chứng của người bệnh khác qua video sau đây:  
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&index=2&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc mẹ bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Bị biến chứng tiểu đường dùng tpcn Hộ Tạng Đường được không?

    Bố tôi mới bị tiểu đường nhưng đường huyết không ổn định và hiện có biểu hiện tê bì chân tay, ngứa da, mắt nhìn mọi vật bị nhòe đi. Tìm hiểu mới biết đó là biến chứng của tiểu đường. Xin hỏi giờ bố tôi dùng thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường thì có muộn không? Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Bên cạnh các thuốc đang sử dụng, bố bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường để giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị biến chứng đang gặp phải, ngăn ngừa biến chứng mới hình thành. Sản phẩm có chứa bộ ba Nhàu – Câu kỷ tử - Acid alpha lipoic (ALA) tạo nên mạng lưới chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và mạch máu khỏi sự tấn công của các chất độc hại khi đường huyết tăng cao hoặc lên xuống thất thường. Các thảo dược này kết hợp với dược liệu Hoài sơn và Mạch môn giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến tụy, cải thiện độ nhạy cảm của insulin – một hormon có vai trò quan trọng trong việc làm giảm đường huyết, nhờ đó TPBVSK Hộ Tạng Đường sẽ giúp ổn định đường huyết cho bố bạn. Biến chứng được xem là con đường tất yếu của người bệnh tiểu đường, nó có thể xảy ra trên nhiều cơ quan khác nhau bao gồm tim, mắt, thận, thần kinh ngay tại thời điểm mới được chẩn đoán tiểu đường như bố bạn chẳng hạn, hoặc sau 3-5 năm, tùy thuộc khả năng kiểm soát đường huyết thông qua thuốc điều trị, chế độ ăn, luyện tập. Vì vậy, việc bố bạn sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường tại thời điểm này chưa phải quá muộn để hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh, biến chứng mắt đang xuất hiện và phòng ngừa các biến chứng mới có thể xảy ra.
    Chúc bố bạn sớm cải thiện sức khỏe.
    Thân mến.

    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Ngồi nhiều có gây bệnh tiểu đường không?

    Xin chuyên gia cho tôi hỏi ngồi nhiều (khoảng 7 giờ mỗi ngày) có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ có phải không? Công việc của tôi chủ yếu là hành chính văn phòng và thường xuyên phải ngồi ít nhất là 7 giờ/ngày. Vậy tôi phải làm gì để tránh nguy cơ này?
    Icon
    Chào bạn,
    Tháng 1/2012, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết ngồi 7 giờ/ ngày có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ. Các nhà khoa học thuộc trường đại học Leicester, Anh đã nghiên cứu trên 500 đàn ông và phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Kết quả xét nghiệm máu của những người tham gia cho thấy những phụ nữ ngồi nhiều quá 7 giờ/ ngày có mức đề kháng insulin, protein phản ứng C (các dấu hiệu phản ứng viêm) tăng lên. Điều này tương quan với tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2. Các dấu hiệu tương tự không được tìm thấy ở những đàn ông và phụ nữ tham gia có thời gian ngồi ít hơn 7h/ngày trong nghiên cứu.
    Nghiên cứu này cũng tương tự như một nghiên cứu của Úc được công bố tháng 5/2011 trên Tạp chí của Hiệp hội lão khoa Mỹ. Nghiên cứu của Úc tiến hành trên 1.958 đàn ông và phụ nữ tuổi từ 60 trở lên. Kết quả cho thấy: những người cao niên ngồi quá nhiều xem truyền hình có nguy cơ hội chứng chuyển hóa cao hơn. Hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
    Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan với béo phì và ít vận động. Nếu công việc hành chính buộc bạn phải ngồi nhiều, chúng tôi khuyên bạn nên tăng cường vận động. Trong giờ làm việc, khoảng 40 phút một lần bạn nên đứng lên đi lại, thay đổi tư thế. Ngoài ra bạn nên có thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30p hoặc ít nhất một tuần 2-3 lần. Bên cạnh việc tập thể dục, cần có một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo như chiên xào, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả giàu vitamin… Một lối sống khoa học sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó có tiểu đường type 2.
    Bạn cũng cần lên lịch trình đi khám sức khỏe thường xuyên 6 tháng – 1 năm/lần để được theo dõi và phát hiện sớm bệnh. Nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể hơn trong chế độ ăn, tập luyện, đồng thời bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để phòng ngừa nguy cơ tiến triển tiểu đường type 2.
    Chúc bạn mạnh khỏe!