Hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà chính xác?

  • Icon

    Tôi mới mua một chiếc máy đo đường huyết, đã được dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng, nhưng tôi có một số thắc mắc nhờ chuyên gia giải đáp giúp tôi:
    1. Thời gian tốt nhất để đo đường huyết trong ngày là khi nào?
    2. Tôi có nên lưu giữ lại kết quả đường huyết hàng ngày không?
    3. Khi nào tôi nên thông báo cho bác sĩ về kết quả mà tôi đo được?
    Chân thành cảm ơn sự tư vấn của chuyên gia.

    Icon

    Chào bạn,

    Khi bị bệnh tiểu đường, thường xuyên kiểm tra đường huyết sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh, cũng như kịp thời thông báo cho bác sĩ biết để có sự điều chỉnh về liều lượng thuốc sao cho hợp lý.

    Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp lần lượt như sau:

      1. Thời gian đo đường huyết nên thay đổi giữa các ngày

    Sẽ thật cụ thể nếu trước đó bạn đã hỏi ý kiến của bác sĩ về thời điểm đo đường huyết trong ngày. Bởi điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc theo dõi đường huyết của bạn, cũng như đưa ra những lời khuyên. Bởi, đường huyết không phải là một giá trị cố định mà sẽ dao động tùy từng thời điểm, phụ thuộc vào giờ uống thuốc, giờ ăn…

    Tốt nhất, thời gian đo đường huyết nên thay đổi giữa các ngày như sau: ngày đầu tiên bạn nên kiểm tra đường huyết vào buổi sáng khi chưa ăn gì và trước khi ăn trưa. Ngày thứ hai bạn lặp lại vào buổi sáng và sau khi ăn trưa. Ngày thứ 3, đo đường huyết vào trước khi ăn trưa và trước kia ăn tối. Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết bằng cách trên bạn có thể kiểm soát được đường huyết trong suốt cả ngày, và bạn có thể nhận ra sự biến động trong mỗi bữa ăn của mình trong các ngày khác nhau.

    Bạn cũng có thể kiểm tra đường máu tại bất kỳ thời điểm nào khi bạn thấy có những dấu hiệu bất thường cảnh báo đường huyết tăng cao như khô miệng, khát nước, nhìn mờ, đi tiểu thường xuyên, da khô… Hoặc trong những lúc bị hạ đường huyết như đói cồn cào, choáng váng, vã mồ hôi, tay chân run rẩy…

      2. Nên lưu giữ lại kết quả kiểm tra đường huyết

    Sau mỗi lần đo đường huyết, bạn cần giữ lại kết quả kiểm tra của mình và ghi chép chúng vào trong một cuốn sổ nhỏ. Bạn cũng nên ghi chép lại cả những thực phẩm mà bạn ăn hoặc những dấu hiệu mà bạn gặp phải vào thời điểm đo. Điều này sẽ giúp bạn xác định được đường huyết của mình là cao hay thấp.

      3. Nên trao đổi với bác sĩ khi kết quả đường huyết ở những giá trị sau:

    Nếu lượng đường huyết của bạn đo được cao hơn mức mục tiêu trong hai ngày liên tiếp, bạn hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc đến gặp trực tiếp. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, chẳng ăn như chế độ ăn, tập luyện, bạn bị nhiễm trùng, bạn đang ốm bệnh, vân vân. Mỗi một trường hợp sẽ có các hướng giải quyết khác nhau, và chỉ có bác sĩ điều trị của bạn mới đưa ra được những lời khuyên hữu ích.

    Nếu đường huyết xuống dưới 70mg/dL (3.9mmol/L) kèm theo dấu hiệu khi bị hạ đường huyết thì bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuộc.

    Hy vọng câu trả lời của chúng tôi đã có thể giải đáp một phần thắc mắc của bạn.

    Chúng tôi biết, cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường không hề đơn giản mà rất khó khăn, vất vả, bắt buộc người bệnh phải chú ý đến những điều nhỏ nhặt nhất. Mỗi một người bệnh tiểu đường là một cuốn từ điển có chứa các bí quyết trong quá trình điều trị, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến bạn câu chuyện thật của những người bị bệnh tiểu đường đã rất nhiều năm, bị nhiều biến chứng phối hợp nhưng nay sức khỏe đã được cải thiện rất tốt, bạn có thể lắng nghe thêm.

    xem bệnh nhân sử dụng tốtChúc bạn mạnh khỏe!

Câu hỏi chuyên gia