Chào bạn,
Khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuyp 2, nếu đường huyết lúc đó chưa quá cao, bác sĩ thường sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc uống nhằm mục đích kích thích tuyến tụy tăng cường sản sinh insulin, giảm đề kháng insulin và làm giảm hấp thu đường sau ăn như các thuốc mà bạn đang sử dụng. Trong những trường hợp ngay tại thời điểm chẩn đoán, nếu đường huyết lên quá cao, thì một số trường hợp sẽ được chỉ định tiêm insulin để đưa đường huyết về giá trị ổn định hơn, sau đó sẽ chuyển qua dùng thuốc uống.
Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc, bạn sẽ được chuyển sang tiêm insulin khi:
- Đã áp dụng chế độ ăn uống tốt, luyện tập thể dục thường xuyên và sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết dạng uống mà vẫn không kiểm soát được đường huyết.
- Mức HbA1C ở mức 10% kèm theo nguy cơ xuất hiện biến chứng.
- Trong những ngày ốm bệnh, bị chấn thương, nhiễm trùng... khiến đường huyết lên xuống thất thường.
Liều lượng được thầy thuốc quyết định theo nhu cầu của mỗi người bệnh và được điều chỉnh dựa trên kết quả theo dõi nồng độ glucose máu. Thông thường 1 liều insulin tác dụng nhanh sẽ được chỉ định trước bữa ăn của người bệnh 30 phút và 1 liều kéo dài sẽ được chỉ định thêm trong ngày. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các dạng insulin được chỉ định trong điều trị hiện nay trong bài viết sau: Các dạng thuốc insulin điều trị tiểu đường
Bên cạnh đó, để đường huyết kiểm soát tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do đường huyết tăng cao kéo dài gây ra trên tim, mắt, thận, thần kinh… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa chất chống oxy hóa mạnh như Alphalipoic acid kết hợp với các thảo dược Nhàu, Câu kỷ tử. Sự phối hợp này không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn tạo ra mạng lưới oxy hóa rộng khắp giúp dọn dẹp các gốc tự do (căn nguyên của biến chứng tiểu đường). Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh tiểu đường tuýp 2 và tìm hiểu về những phương pháp đã giúp bác đã vượt qua căn bệnh của mình TẠI ĐÂY.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!