Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Đường trong máu cao 13.4 mmol/l có nguy hiểm không?

    Tôi bị bệnh tiểu đường, đường trong máu cao 13.4 mmol/l có nguy hiểm không? Xin chuyên gia giải đáp giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,
    Nếu chỉ số đường máu thường xuyên dao động ở mức 13.4 mmol/l dù ở thời điểm nào cũng là mức đường huyết khá cao, có thể gây nguy hiểm bởi nó làm thúc đẩy nhanh tiến trình sinh biến chứng của bệnh tiểu đường, gây tổn thương tới các cơ quan quan trọng như tim, mắt, thận, thần kinh,… Vì vậy, bạn cần phải sớm điều chỉnh về chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc để đưa đường huyết về mức bình thường. Chỉ số này nên duy trì ở mức dưới 7mmol/l khi đói và dưới 11.1mmol/l sau ăn 2h.
    Việc kiểm soát đường huyết rất quan trọng khi bị bệnh tiểu đường để làm giảm nguy cơ bị biến chứng. Đường huyết tăng cao sẽ thúc đẩy biến chứng nhanh hình thành hơn, nhưng viêm và stress oxy hóa mới là tác nhân chính gây rối loạn chức năng trên nhiều cơ quan của cơ thể. Do đó, ngoài ổn định đường huyết, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm các chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Nhiều bằng chứng khoa học làm sáng tỏ, sự kết hợp của ALA - chất chống oxy hóa mạnh cùng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Hoài Sơn, Mạch môn, Nhàu có khả năng làm giảm viêm, giảm stress oxy hóa tế bào nên đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Tại Việt Nam, các thành phần kể trên có trong TPCN Hộ Tạng Đường, bạn có thể lựa chọn để sử dụng hỗ trợ nhằm ngăn ngừa biến chứng và tăng hiệu quả kiểm soát tốt được huyết.
    Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Tiền tiểu đường có chữa khỏi được không?

    Khi làm xét nghiệm máu, chỉ số đường huyết của tôi khi đói là 6.2mmol/l và bác sĩ chẩn đoán bị tiền tiểu đường. Xin hỏi tiền tiểu đường có thể chữa khỏi được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiền tiểu đường hoàn toàn có thể chữa khỏi và ngăn ngừa tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 nếu ngay từ bây giờ bạn thực hiện tốt các lời khuyên sau đây:
    - Giảm cân: nếu bạn đang thừa cân, béo phì, bạn cần giảm ít nhất từ 5-10% trọng lượng cơ thể để làm giảm tình trạng đề kháng insulin - nguyên nhân gây tiền tiểu đường, từ đó cải thiện được đường huyết.
    - Hoạt động thể chất như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp… từ 30-45 phút mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, luyện tập thường xuyên giúp làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, từ đó hạ được đường huyết.
    - Lựa chọn thực phẩm khoa học: chế độ ăn nhiều chất bột đường sẽ khiến bạn khó khăn hơn trong việc kiểm soát đường huyết, do đó, bạn nên lựa chọn thức ăn chứa nhiều rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên vỏ, các loại đậu, sữa ít béo… Cắt giảm đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế bánh kẹo, bánh quy, bánh mì, gạo trắng…
    Xem thêm:
    - Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường
    Bên cạnh đó nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, việc sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Mạch môn, Hoài sơn sẽ có tác dụng làm giảm đề kháng insulin, có khả năng hồi phục chức năng tuyến tụy để tăng cường sản xuất insulin và làm giảm hấp thu đường sau khi ăn rất hiệu quả trong việc ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Tại Việt Nam, những hoạt chất này được kết hợp thêm Nhàu, Cây kỷ tử, ALA (chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể) trong Tpcn Hộ Tạng Đường , bạn có thể sử dụng thêm để ngăn ngừa tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường type 2.


    Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
  • Icon

    Chỉ số đường huyết ổn định ở mức 6.0mmol/l có cần dùng thuốc nữa không?

    Mẹ tôi đi khám, được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuyp 2, chỉ số đường huyết đo được khi đói là 11.5mmol/l. Thời điểm đó bác sĩ có kê cho mẹ 2 loại thuốc uống (nhưng tôi không nhớ tên) và dặn dò theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà. Khoảng 2 tháng nay, chỉ số đường huyết của mẹ tôi dao động rất ổn định khoảng 6.0mmol/l. Xin hỏi như vậy mẹ tôi có cần dùng thuốc của bác sĩ nữa không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, và người bệnh cần phải sử dụng thuốc suốt đời để kiểm soát tốt đường huyết nhằm phòng ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Mẹ bạn có được kết quả tốt như hiện tại chính là nhờ vào tác dụng của thuốc điều trị, do vậy việc ngưng thuốc đột ngột có thể dẫn đến tăng đường huyết nguy hiểm. Mặt khác, mặc dù hiện nay đường huyết của mẹ bạn đang ở mức rất tốt, nhưng ở giá trị này không có nghĩa là bệnh khỏi hoàn toàn, đường huyết vẫn còn cao hơn người bình thường (3.9mmol/l - 5.4mmol/l) vì vậy mẹ bạn vẫn cần duy trì sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu có kết quả tốt như vậy thì ở những lần thăm khám sau, bác sĩ có thể cân nhắc giảm được liều thuốc tây cho mẹ bạn.
    Bên cạnh mục tiêu kiểm soát tốt đường huyết, mẹ bạn cũng cần có những giải pháp để kiểm soát tốt biến chứng của tiểu đường, bởi đây mới chính là nguyên nhân gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, mắt, thận, thần kinh… Gần đây, các nhà khoa học chứng minh được rằng, viêm mạn tính và stress oxy hóa tế bào mới là cội rễ sinh biến chứng tiểu đường và đường huyết tăng cao chỉ là yếu tố thuận lợi thúc đẩy biến chứng nhanh hình thành hơn. Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều người bệnh tuy đã kiểm soát tốt đường huyết, nhưng biến chứng vẫn âm thầm xuất hiện như là quy luật tất yếu.
    Nhiều bằng chứng khoa học làm sáng tỏ, một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Hoài sơn, Nhàu, Mạch môn, Câu kỷ tử khi kết hợp cùng một chất chống oxy hóa mạnh là ALA ngoài công dụng ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, còn giúp làm giảm viêm mạn tính, giảm stress oxy hóa tế bào nên cải thiện và phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Tại Việt Nam, sự kết hợp này đã có mặt trong Tpcn Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo cho mẹ sử dụng thêm.
    Chúc gia đình bạn sức khỏe!



  • Icon

    [Hỏi chuyên gia] Tiểu đường ăn đu đủ chín được không?

    Tôi năm nay 76 tuổi, hiện đang bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Xin cho tôi hỏi, tôi bị tiểu đường ăn đu đủ chín được không?
    Icon
    Giải đáp: Tiểu đường ăn đu đủ chín được không?

    Chia sẻ về vấn đề tiểu đường ăn đu đủ chín được không, tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không, ThS.BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho biết: Người tiểu đường vẫn ăn đu đủ chín được tuy nhiên cần ăn một lượng phù hợp với mức đường huyết. Nếu đường huyết đang chưa được kiểm soát tốt, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn loại quả này.



    Đu đủ tốt cho sức khỏe người tiểu đường nếu ăn đúng cách

    Có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường vì lo sợ trái cây ngọt, chứa nhiều đường nên không dám ăn. Chính điều này vô tình khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thậm chí còn thúc đẩy biến chứng tiểu đường đến sớm do thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

    Đu đủ đúng là loại quả ngọt, chứa nhiều đường. Tuy nhiên trong đu đủ còn có rất nhiều chất xơ. Sự có mặt của chất xơ trong hoa quả giúp cho đường được hấp thu một cách từ từ vào trong máu.

    Đu đủ chín có chỉ số đường huyết GI của thực phẩm là 60 nằm trong mức trung bình (GI từ 20 - 49 là thấp, 50 - 69 là trung bình, trên 70 là cao). Do đó nếu ăn với lượng vừa phải, người bệnh hoàn toàn không cần quá lo lắng về vấn đề tăng đường huyết.

    Riêng với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, đu đủ chín còn là loại quả tốt cho các mẹ bầu bởi khả năng tăng cường miễn dịch, bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, hạn chế nguy cơ táo bón và kiểm soát cân nặng.

    Tuy nhiên, do vấn đề liên quan đến đường huyết, các mẹ bầu cũng cần kiểm soát lượng đu đủ chín một cách vừa phải. Đồng thời, mẹ bầu không nên thay thế đu đủ chín bằng đu đủ xanh, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.



    Đu đủ chín an toàn với người tiểu đường thai kỳ

    Người tiểu đường nên ăn đu đủ với lượng bao nhiêu?

    Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, nếu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết (thường là dưới 7 mmol/l), người bệnh tiểu đường có thể ăn tối đa 1/4 quả đu đủ (200g/ngày). Còn nếu đường huyết cao hoặc đường huyết không ổn định, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 1/8 quả đu đủ (100g/ngày).

    Một số lưu ý giúp người tiểu đường ăn đu đủ mà không lo tăng đường huyết:


    Nêu ăn đu đủ vào các bữa phụ. Nếu ăn cùng bữa chính, người bệnh tiểu đường cần giảm bớt lượng cơm, tinh bột xuống khoảng một nửa hoặc lưng bát cơm.
    Nên ăn nguyên quả (nguyên miếng) thay vì uống nước ép, sinh tố. Việc nghiền nát hoa quả hoặc ép nước có thể làm giảm bớt lượng chất xơ, giúp cơ thể hấp thu đường nhanh hơn.
    Có thể kết hợp đu đủ cùng sữa chua không đường sẽ làm đường huyết tăng chậm hơn.
    Kết hợp với tập thể dục, nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái để kiểm soát đường huyết.
    Sử dụng giải pháp kiểm soát đường huyết an toàn, hiệu quả từ thảo dược. Người bệnh nên sử dụng thảo dược dưới dạng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe đã được bào chế dưới dạng viên nén, vừa an toàn, thuận tiện khi sử dụng, vừa mang lại hiệu quả kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường tốt hơn, nhanh hơn. Từ đó, người bệnh cũng có thể không cần quá khắt khe trong vấn đề ăn uống mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết.


    Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm thảo dược TPBVSK Hộ Tạng Đường. Ra đời từ năm 2008 xuất phát từ bài thuốc cổ phương gồm 4 thảo dược quý: Cây kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn kết hợp với Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường đã được nghiên cứu lâm sàng khẳng định hiệu quả toàn diện trong:


    Giảm đường huyết, ổn định chỉ số đường huyết, giúp người bệnh không phải ăn uống quá kiêng khem. Sử dụng lâu dài giúp hỗ trợ giảm dần sự phụ thuộc vào thuốc tây y.
    Giúp cải thiện hàng loạt các biến chứng tiểu đường: Tê bì chân tay, mờ mắt, tiểu nhiều, khô ngứa da…
    Giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch, đột quỵ, suy thận do đái tháo đường.




    TPBVSK Hộ Tạng Đường được người tiểu đường tin dùng suốt 15 năm

    Ra đời từ năm 2008, rất nhiều chuyên gia và bệnh nhân đã tin tưởng lựa chọn giải pháp kiểm soát đường huyết và biến chứng an toàn, hiệu quả từ Hộ Tạng Đường, dưới đây là một số chia sẻ của người bệnh:

     

    Kinh nghiệm kiểm soát đường huyết, biến chứng tiểu đường

    Trên đây là toàn bộ lời giải cho câu hỏi “Tiểu đường ăn đu đủ chín được không”, đồng thời đưa ra gợi ý giúp người bệnh kiểm soát đường huyết một cách tốt hơn. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia theo số:



    Nguồn tham khảo: 

    https://www.healthline.com/health/diabetes/is-papaya-good-for-diabetes 

     
  • Icon

    Đường máu giảm xuống còn 77 mg/dl có cần uống thuốc tiểu đường nữa không?

    Mẹ tôi đi khám sức khỏe vào tháng 4, thu được kết quả đường máu là 200mg/dl, bác sĩ có cho sử dụng thuốc uống để hạ đường huyết. Đến tháng 7 mẹ tôi đi khám lại tại bệnh viện Chợ Rẫy đường máu là 77mg/dl, bác sĩ nói rằng không bị bệnh tiểu đường. Vậy xin hỏi là mẹ tôi có cần dùng thuốc nữa không?
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện tại đường huyết của mẹ bạn khá ổn định và các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy đã chẩn đoán mẹ bạn không bị tiểu đường và không cần dùng thuốc nữa, bạn nên tin tưởng theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian trước đây, đường huyết của mẹ bạn khá cao, đây có thể là dấu hiệu của tiền tiểu đường do đó bác sĩ đã chỉ định cho mẹ bạn thuốc hạ đường huyết, thuốc đáp ứng khá tốt và sau khi ngừng thì đường huyết vẫn ổn định.
    Tuy nhiên, mẹ bạn cũng không nên chủ quan vì tình trạng này vẫn có thể tái lại và âm thầm gây ra những biến chứng như tê bì, châm chích, mờ mắt, loét bàn chân, suy tim, suy thận… Do đó, mẹ bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày: hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột như cơm, gạo nếp, cháo… đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, đường, sữa có đường… tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ thông qua các loại rau, củ, và cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Mẹ bạn cũng cần thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Bên cạnh đó, bạn nên đưa mẹ đi kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng/lần và tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết, phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuyp 2.
    Chúc mẹ bạn luôn khỏe mạnh!



  • Icon

    Tiểu đường tuyp 2 được chỉ định tiêm insulin khi nào?

    Tôi được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuyp 2 hiện đang dùng thuốc của bác sĩ kê tại bệnh viện là Diamicron và Metformin. Nhưng tôi thấy một số người bệnh giống tôi lại được tiêm insulin. Vậy xin hỏi bị tiểu đường tuyp 2 được chỉ định tiêm insulin khi nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuyp 2, nếu đường huyết lúc đó chưa quá cao, bác sĩ thường sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc uống nhằm mục đích kích thích tuyến tụy tăng cường sản sinh insulin, giảm đề kháng insulin và làm giảm hấp thu đường sau ăn như các thuốc mà bạn đang sử dụng. Trong những trường hợp ngay tại thời điểm chẩn đoán, nếu đường huyết lên quá cao, thì một số trường hợp sẽ được chỉ định tiêm insulin để đưa đường huyết về giá trị ổn định hơn, sau đó sẽ chuyển qua dùng thuốc uống.
    Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc, bạn sẽ được chuyển sang tiêm insulin khi:
    - Đã áp dụng chế độ ăn uống tốt, luyện tập thể dục thường xuyên và sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết dạng uống mà vẫn không kiểm soát được đường huyết.
    - Mức HbA1C ở mức 10% kèm theo nguy cơ xuất hiện biến chứng.
    - Trong những ngày ốm bệnh, bị chấn thương, nhiễm trùng... khiến đường huyết lên xuống thất thường.
    Liều lượng được thầy thuốc quyết định theo nhu cầu của mỗi người bệnh và được điều chỉnh dựa trên kết quả theo dõi nồng độ glucose máu. Thông thường 1 liều insulin tác dụng nhanh sẽ được chỉ định trước bữa ăn của người bệnh 30 phút và 1 liều kéo dài sẽ được chỉ định thêm trong ngày. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các dạng insulin được chỉ định trong điều trị hiện nay trong bài viết sau: Các dạng thuốc insulin điều trị tiểu đường
    Bên cạnh đó, để đường huyết kiểm soát tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do đường huyết tăng cao kéo dài gây ra trên tim, mắt, thận, thần kinh… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa chất chống oxy hóa mạnh như Alphalipoic acid kết hợp với các thảo dược Nhàu, Câu kỷ tử. Sự phối hợp này không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn tạo ra mạng lưới oxy hóa rộng khắp giúp dọn dẹp các gốc tự do (căn nguyên của biến chứng tiểu đường). Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh tiểu đường tuýp 2 và tìm hiểu về những phương pháp đã giúp bác đã vượt qua căn bệnh của mình TẠI ĐÂY.
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!


  • Icon

    Chỉ số đường huyết 6.5mmol/l, HbA1c 6.4% đã bị tiểu đường chưa?

    Chồng tôi đi khám sức khỏe định kỳ, được kết quả: chỉ số đường huyết lúc đói là 6.5mmol/l và HbA1c là 6.4%. Xin hỏi chồng tôi đã bị tiểu đường chưa? Cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Dựa vào kết quả kiểm tra đường huyết, chồng bạn chưa bị tiểu đường nhưng đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt thông qua chế độ ăn uống, tập luyện thì chỉ cần 5-10 năm sau sẽ chuyển sang đái tháo đường type 2. Và theo hiệp hội Tiểu đường Mỹ, 50% người bệnh tiểu đường type 2 tại thời điểm chẩn đoán bệnh đã xuất hiện biến chứng từ giai đoạn tiền tiểu đường.
    Trước mắt, chồng bạn cần có những biện pháp thay đổi chế độ ăn, tập luyện để đưa đường huyết về giá trị bình thường:
    - Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột như cơm, gạo nếp, cháo… đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, đường, sữa có đường… Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ thông qua các loại rau, củ, và cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
    - Nếu đang bị thừa cân, bạn nên cố gắng tập luyện để giảm 5-10% trọng lượng cơ thể. Trường hợp không thừa cân, thì việc tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Song song với đó, chồng bạn có thể dùng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiến triển thành tiểu đường type 2. Bởi sản phẩm có thành phần chính từ các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy (nơi tiết ra hormon tiêu thụ đường là insulin), làm giảm tình trạng kháng insulin, an toàn nên có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe.
     
  • Icon

    Hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà chính xác?

    Tôi mới mua một chiếc máy đo đường huyết, đã được dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng, nhưng tôi có một số thắc mắc nhờ chuyên gia giải đáp giúp tôi:
    1. Thời gian tốt nhất để đo đường huyết trong ngày là khi nào?
    2. Tôi có nên lưu giữ lại kết quả đường huyết hàng ngày không?
    3. Khi nào tôi nên thông báo cho bác sĩ về kết quả mà tôi đo được?
    Chân thành cảm ơn sự tư vấn của chuyên gia.
    Icon
    Chào bạn,
    Khi bị bệnh tiểu đường, thường xuyên kiểm tra đường huyết sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh, cũng như kịp thời thông báo cho bác sĩ biết để có sự điều chỉnh về liều lượng thuốc sao cho hợp lý.
    Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp lần lượt như sau:
      1. Thời gian đo đường huyết nên thay đổi giữa các ngày
    Sẽ thật cụ thể nếu trước đó bạn đã hỏi ý kiến của bác sĩ về thời điểm đo đường huyết trong ngày. Bởi điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc theo dõi đường huyết của bạn, cũng như đưa ra những lời khuyên. Bởi, đường huyết không phải là một giá trị cố định mà sẽ dao động tùy từng thời điểm, phụ thuộc vào giờ uống thuốc, giờ ăn…
    Tốt nhất, thời gian đo đường huyết nên thay đổi giữa các ngày như sau: ngày đầu tiên bạn nên kiểm tra đường huyết vào buổi sáng khi chưa ăn gì và trước khi ăn trưa. Ngày thứ hai bạn lặp lại vào buổi sáng và sau khi ăn trưa. Ngày thứ 3, đo đường huyết vào trước khi ăn trưa và trước kia ăn tối. Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết bằng cách trên bạn có thể kiểm soát được đường huyết trong suốt cả ngày, và bạn có thể nhận ra sự biến động trong mỗi bữa ăn của mình trong các ngày khác nhau.
    Bạn cũng có thể kiểm tra đường máu tại bất kỳ thời điểm nào khi bạn thấy có những dấu hiệu bất thường cảnh báo đường huyết tăng cao như khô miệng, khát nước, nhìn mờ, đi tiểu thường xuyên, da khô… Hoặc trong những lúc bị hạ đường huyết như đói cồn cào, choáng váng, vã mồ hôi, tay chân run rẩy…
      2. Nên lưu giữ lại kết quả kiểm tra đường huyết
    Sau mỗi lần đo đường huyết, bạn cần giữ lại kết quả kiểm tra của mình và ghi chép chúng vào trong một cuốn sổ nhỏ. Bạn cũng nên ghi chép lại cả những thực phẩm mà bạn ăn hoặc những dấu hiệu mà bạn gặp phải vào thời điểm đo. Điều này sẽ giúp bạn xác định được đường huyết của mình là cao hay thấp.
      3. Nên trao đổi với bác sĩ khi kết quả đường huyết ở những giá trị sau:
    Nếu lượng đường huyết của bạn đo được cao hơn mức mục tiêu trong hai ngày liên tiếp, bạn hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc đến gặp trực tiếp. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, chẳng ăn như chế độ ăn, tập luyện, bạn bị nhiễm trùng, bạn đang ốm bệnh, vân vân. Mỗi một trường hợp sẽ có các hướng giải quyết khác nhau, và chỉ có bác sĩ điều trị của bạn mới đưa ra được những lời khuyên hữu ích.
    Nếu đường huyết xuống dưới 70mg/dL (3.9mmol/L) kèm theo dấu hiệu khi bị hạ đường huyết thì bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuộc.
    Hy vọng câu trả lời của chúng tôi đã có thể giải đáp một phần thắc mắc của bạn.
    Chúng tôi biết, cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường không hề đơn giản mà rất khó khăn, vất vả, bắt buộc người bệnh phải chú ý đến những điều nhỏ nhặt nhất. Mỗi một người bệnh tiểu đường là một cuốn từ điển có chứa các bí quyết trong quá trình điều trị, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến bạn câu chuyện thật của những người bị bệnh tiểu đường đã rất nhiều năm, bị nhiều biến chứng phối hợp nhưng nay sức khỏe đã được cải thiện rất tốt, bạn có thể lắng nghe thêm.
    Chúc bạn mạnh khỏe!