Chào bạn,
Đậu bắp có tên khoa học là Abelmoschus esculentus, thuộc chi Vông vang. Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sử dụng đậu bắp mang lại lợi ích cho người bệnh tiểu đường:
1. Đậu bắp giúp làm giảm đường huyết
Nghiên cứu được thực hiện tại Đài Loan năm 2005, các nhà khoa học phát hiện ra chất hóa học có tên gọi là Myricetin, có khả năng tăng hấp thu glucose từ các tế bào cơ, do đó, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu khác được thực hiện từ Bangladesh cho thấy, sử dụng đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thu glucose sau ăn, nên không làm tăng đường huyết quá nhiều. Nguyên nhân là do trong đậu bắp có chứa lượng lớn chất xơ hòa tan (tạo thành độ nhớt khi chế biến như rau đay, tầm tơi…) có lợi cho tiêu hóa, làm người bệnh tiểu đường có cảm giác no lâu hơn.
2. Đậu bắp giúp giảm cholesterol
Năm 2011, tại Ấn Độ, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược & Khoa học khi sử dụng hạt đậu bắp xay thành bột và sử dụng vỏ đậu trong vòng 28 ngày, thấy giảm đáng kể lượng glucose máu nhờ kích thích sản xuất lnsulin. Đồng thời, nồng độ triglyceride cũng giảm đáng kể, gần như trở về bình thường.
3. Đậu bắp có khả năng làm giảm mệt mỏi, chống oxy hóa
Nghiên cứu tại trường Đại học Y Liên Bắc Kinh, Trung Quốc: sử dụng đậu bắp có khả năng chống oxy hóa, làm giảm độ mệt mỏi khi bị bệnh tiểu đường, tương tự như thói quen luyện tập thể dục.
Đậu bắp có thể được sử dụng bằng cách hãm nước uống. Đây là phương pháp khá phổ biến, bạn có thể dùng 2 trái đậu bắp, bổ dọc và ngâm trong nước nóng để qua đêm. Các chất dinh dưỡng có giá trị trong vỏ đậu sẽ được hòa tan vào trong nước và bạn có thể uống cốc nước này vào sáng mai, nhưng đừng ăn quả đậu bắp đã ngâm vỏ.
Một số người có thể cắt lát nhỏ trái đậu bắp thay vì ngâm cả quả. Nhưng phương pháp này khi uống có vị hơi đắng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đậu bắp để chế biến thành các món ăn đơn giản hàng ngày như xào, hoặc nấu các món súp, hầm. Một số nơi còn xay nhỏ vỏ và hạt đậu, nếu bạn sử dụng loại này, cần tham khảo ý kiến cụ thể của bác sĩ xem nên sử dụng trong bao lâu và liều lượng bao nhiêu thì hợp lý.
Đậu bắp rất giàu fructans, đây là một carbohydrate (chất bột, đường) khi sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người có bệnh về đường ruột như hội chứng ruột kích thích hoặc nhạy cảm với nhóm thực phẩm này.
Đậu bắp cũng rất giàu oxalat, lắng đọng ở thận có thể gây sỏi thận. Do đó nếu bạn dùng đậu bắp, cần uống nhiều nước và vận động tích cực hơn.
Những người bị bệnh tiểu đường nếu đang sử dụng thuốc chống đông wafarin, nên hạn chế ăn đậu bắp. Bởi đậu bắp có chứa nhiều vitamin K, có tác dụng đông máu sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông.
Nếu bạn đang sử dụng Metformin mà dùng thêm đậu bắp sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, không sử dụng đậu bắp khi dùng thuốc Metformin.
Tuy có những bằng chứng khá thuyết phục trong khả năng làm giảm đường huyết, và mang lại những lợi ích khác cho người bệnh tiểu đường, nhưng để nói đậu bắp chữa được bệnh tiểu đường thì chưa có đủ cơ sở khoa học. Do đó, bạn không được bỏ thuốc hoặc bất kỳ một giải pháp nào khác để chỉ sử dụng mình đậu bắp, bạn vẫn có thể sử dụng nhưng nên xem đây là giải pháp giúp hỗ trợ làm ổn định đường huyết. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng, bởi mỗi người có một tình trạng bệnh, thể trạng khác nhau.
Bạn có thể tìm hiểu thêm chia sẻ của nhiều người bệnh sau đâu đã tìm ra được giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, giúp ổn định đường huyết.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!