Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Người bệnh tiền tiểu đường nên ăn như thế nào?

    Tôi đi đo đường huyết, kết quả 6.7mmol/l, bác sĩ chẩn đoán tiền tiểu đường. Xin hỏi người tiền tiểu đường như tôi nên ăn uống như thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiền tiểu đường được coi là giai đoạn cửa sổ có thể tiến triển thành tiểu đường tuyp 2 chỉ sau 5- 10 năm. Nhưng căn bệnh đó sẽ không có cơ hội xuất hiện nếu người bệnh biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình qua chế độ ăn uống, luyện tập cùng những giải pháp hỗ trợ chuyên biệt từ thảo dược tự nhiên.
    Dưới đây là một số mẹo cơ bản giúp bạn thực hiện chế độ ăn đơn giản hơn:
    - Ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo trans), cholesterol (không quá 300mg/ngày) và natri (ít hơn 2.300mg/ngày)
    - Cần cẩn thận lựa chọn các thực phẩm có nhiều tinh bột như khoai tây, gạo trắng, bánh mì… Nên lựa chọn thực phẩm có tinh bột nhưng chứa nhiều chất xơ hòa tan để làm giảm hấp thu đường sau ăn như gạo lứt, bánh mì đen, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
    - Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, không nên ăn quá no
    - Ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa và các sản phẩm từ sữa nhưng không chứa chất béo, không hoặc rất ít đường  
    - Học cách nhìn nhãn các loại thực phẩm đóng sẵn, không lựa chọn đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt….
    - Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có ga, nước ngọt…
    Ngoài chế độ ăn, kiểm soát cân nặng trong giới hạn cho phép cũng sẽ giúp làm giảm tình trạng đề kháng insulin - hormon đưa đường từ máu vào tế bào, giúp insulin hoạt động có hiệu quả hơn.
    Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng cho biết, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng giảm stress oxy hóa như Hoài sơn, Câu kỷ tử, Alpha lipoic acid, hay giúp giảm đề kháng insulin, phục hồi chức năng tuyến tụy, làm giảm đường huyết như Mạch môn, tăng cường miễn dịch như Nhàu, được coi là những giải pháp dài hạn để ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường. Tại Việt Nam, Tpcn Hộ Tạng Đường đang có chứa các thành phần này, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Biến chứng tiểu đường trên mắt nguy hiểm không? Cách nhận biết?

    Tôi được chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2, bác sĩ có dặn lịch khám 6 tháng/lần đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Thắc mắc hỏi bác sĩ tôi được giải thích là do bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng xấu đến mắt. Vậy xin hỏi biến chứng tiểu đường trên mắt thì có nguy hiểm không và những dấu hiệu cảnh báo sớm biến chứng này là gì, thưa chuyên gia?
    Icon
    Chào bạn,
    Đúng là bệnh tiểu đường ngoài gây biến chứng trên thần kinh, tim, thận thì cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới mắt. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, những người bị bệnh tiểu đường trên 20 năm gần như đều có bệnh về mắt.
    Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
    Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường có nguy hiểm đặc biệt là bệnh võng mạc. Biến chứng này có thể gây giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị tích cực.
    Nguyên nhân là do khi đường huyết tăng cao đã kích hoạt các phản ứng viêm trong lòng mạch, làm tổn thương đến lớp lót nội mạc mạch máu, gây dày màng đáy, làm chít hẹp các vi mạch (mạch máu nhỏ) trong đó có mạch máu nuôi dưỡng mắt tập trung ở võng mạc - mô nhạy cảm với ánh sáng nằm ở đáy mắt. Các mạch máu khi bị chít hẹp, võng mạc sẽ cố gắng sửa chữa các tổn thương bằng cách kích thích tăng sinh các mạch máu mới để đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng. Thật không may rằng chính các mạch máu mới này lại gây ra những tai hại không nhỏ cho người bệnh. Bởi chúng rất dễ vỡ, gây rò rỉ chất dịch vào dịch kính, từ đó làm ngăn cản đường truyền của tia sáng. Tệ hại hơi khi các mạch máu này chết đi sẽ để lại mô sẹo, chúng làm co kéo võng mạc ra khỏi đáy mắt, gây tình trạng bong võng mạc rất nguy hiểm.
    Tuy nhiên, điều đáng mừng là bạn có thể giảm thiểu sự nguy hiểm của biến chứng tiểu đường tại mắt bằng cách chủ động phòng ngừa và nhận biết sớm.
    Dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
    Khi chúng tôi gửi câu hỏi này của bạn tới GS Thái Hồng Quang, chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, GS có chia sẻ: "Triệu chứng đầu tiên của biến chứng mắt do tiểu đường thường là người bệnh thấy bị viêm mống mắt, mắt tèm nhèm, giảm thị lực, nhức hốc mắt. Người bệnh nào mà có các dấu hiệu này thì nên đến chuyên khoa mắt khám sớm. Bác sĩ sẽ soi đồng tử để biết nguyên nhân gây mờ mắt là gì. Nếu do biến chứng tiểu đường và có biện pháp can thiệp sớm thì thị lực sẽ được hồi phục."
    Dưới đây là tư vấn cụ thể của GS Thái Hồng Quang về biến chứng mắt, bạn có thể lắng nghe để hiểu rõ hơn:

    Dấu hiệu của biến chứng mắt do bệnh tiểu đường.
    Giải pháp phòng ngừa biến chứng mắt cho người bệnh tiểu đường
    Hiện nay, để phòng ngừa biến chứng võng mạc do tiểu đường, bạn cần kiểm soát đường huyết của mình một cách cẩn thận và có khoa học. Chìa khóa để phòng ngừa cũng như phát hiện sớm các bệnh về mắt là gặp bác sĩ nhãn khoa thường xuyên, kể cả khi tầm nhìn của mắt vẫn bình thường. Bởi phát hiện sớm các mạch máu bất thường có thể giúp bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị như tiêm thuốc hoặc laser để triệt phá càng sớm càng tốt.
    Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rằng, các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn ngoài khả năng làm hạ đường huyết do làm giảm hấp thu đường sau ăn, làm giảm đề kháng insulin, kích thích sự hoạt động của tuyến tụy còn có hiệu quả chống viêm rất tốt, giúp dọn dẹp “rác thải” làm tổn thương đến vi mạch, nhờ đó giúp phòng ngừa và cải thiện đặc biệt hiệu quả với biến chứng mắt, cũng như các biến chứng khác của bệnh tiểu đường. Để tiện lợi trong việc sử dụng, các thảo dược trên được gia giảm thêm một số thành phần khác nay đã có mắt trong Tpcn viên nén Hộ Tạng Đường, bạn nên tham khảo sử dụng sớm.
    CHIA SẺ CỦA NHIỀU NGƯỜI CHỮA TRỊ BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
    Chúc bạn mạnh khỏe!

  • Icon

    Dấu hiệu nhận biết biến chứng hạ đường huyết do tiểu đường

    Tôi 45 tuổi, bị bệnh tiểu đường tuyp 2, vẫn đang dùng thuốc đều đặn của bác sĩ. Mấy hôm trước tôi có các dấu hiệu như đói nhiều, người lả đi, sau đó ăn một chén cơm thì lại thấy bình thường. Xin hỏi đó có phải là dấu hiệu của biến chứng hạ đường huyết không? Tôi được biết người bệnh tiểu đường dùng thuốc tây dễ gặp phải biến chứng này. Vậy nhờ chuyên gia có thể liệt kê đầy đủ giúp tôi các dấu hiệu để nhận biết biến chứng hạ đường huyết. Chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Ở người bệnh tiểu đường, việc sử dụng thuốc tây gần như là bắt buộc nhằm mục đích kiểm soát đường huyết. Nhưng thuốc tây nếu sử dụng chưa đúng cách, hoặc bạn quá kiêng khem trong chế độ ăn uống cũng có thể dẫn tới cơn hạ đường huyết. Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, có nghĩa là nó xuất hiện trong thời gian ngắn, nếu nhận biết được sớm, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý. Nhưng một khi để đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể lên cơn co giật, thậm chí rơi vào hôn mê do tổn thương não không thể hồi phục.
    Với các triệu chứng mà bạn mô tả, rất có thể bạn đã bị cơn hạ đường huyết tại thời điểm đó và may mắn là bạn đã biết cách xử lý bằng cách ăn một chén cơm, nhằm đưa nồng độ đường trong máu về mức cho phép. Nhưng đây cũng là lời cảnh báo để giúp bạn cần xem xét lại chế độ ăn, dùng thuốc hoặc thói quen trong sinh hoạt của mình để hạn chế tối đa nguy cơ bị hạ đường huyết. Tốt nhất, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ.
    Để giúp bạn cũng như những người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết biến chứng hạ đường huyết, chúng tôi xin được liệt kê một số dấu hiệu thường gặp sau đây:

    Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, bạn nên ăn ngay những đồ ăn như kẹo, bánh ngọt hoặc ăn cháo loãng, súp, uống ngay một cốc nước đường nhỏ và nằm nghỉ ngơi để giảm đi các triệu chứng. Đồng thời, bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi cho điều độ, tránh bỏ bữa sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết. Việc tập luyện thể dục nhẹ nhàng và đều đặn hàng ngày như đi bộ, dưỡng sinh, yoga cũng rất tốt để cải thiện sức khỏe. Bạn nên ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng, nên uống nhiều nước và hạn chế thức uống có cồn.
    Để ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, tránh sự dao động thất thường và ngăn ngừa các biến chứng khác của bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 1 số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có chứa các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, nhờ đó giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững; kết hợp với các chất chống oxy mạnh giúp tăng cường bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu để phòng ngừa biến chứng tiểu đường như tê bì, châm chích, ngứa da… hiệu quả.
    Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của những người bệnh tiểu đường lâu năm đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình trong video dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Hướng dẫn sử dụng đậu bắp chữa tiểu đường khoa học

    Tôi bị bệnh tiểu đường type 2, gần đây biết đến thông tin đậu bắp có khả năng chữa bệnh tiểu đường. Xin hỏi điều này có đúng không, đã có nghiên cứu chứng minh chưa? Và chuyên gia có thể hướng dẫn tôi cách sử dụng đậu bắp sao cho khoa học? Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Đậu bắp có tên khoa học là Abelmoschus esculentus, thuộc chi Vông vang. Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sử dụng đậu bắp mang lại lợi ích cho người bệnh tiểu đường:
    1. Đậu bắp giúp làm giảm đường huyết
    Nghiên cứu được thực hiện tại Đài Loan năm 2005, các nhà khoa học phát hiện ra chất hóa học có tên gọi là Myricetin, có khả năng tăng hấp thu glucose từ các tế bào cơ, do đó, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu.
    Một nghiên cứu khác được thực hiện từ Bangladesh cho thấy, sử dụng đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thu glucose sau ăn, nên không làm tăng đường huyết quá nhiều. Nguyên nhân là do trong đậu bắp có chứa lượng lớn chất xơ hòa tan (tạo thành độ nhớt khi chế biến như rau đay, tầm tơi…) có lợi cho tiêu hóa, làm người bệnh tiểu đường có cảm giác no lâu hơn.
    2. Đậu bắp giúp giảm cholesterol
    Năm 2011, tại Ấn Độ, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược & Khoa học khi sử dụng hạt đậu bắp xay thành bột và sử dụng vỏ đậu trong vòng 28 ngày, thấy giảm đáng kể lượng glucose máu nhờ kích thích sản xuất lnsulin. Đồng thời, nồng độ triglyceride cũng giảm đáng kể, gần như trở về bình thường.
    3. Đậu bắp có khả năng làm giảm mệt mỏi, chống oxy hóa
    Nghiên cứu tại trường Đại học Y Liên Bắc Kinh, Trung Quốc: sử dụng đậu bắp có khả năng chống oxy hóa, làm giảm độ mệt mỏi khi bị bệnh tiểu đường, tương tự như thói quen luyện tập thể dục.
              Người bệnh tiểu đường nên sử dụng đậu bắp như thế nào?
    Đậu bắp có thể được sử dụng bằng cách hãm nước uống. Đây là phương pháp khá phổ biến, bạn có thể dùng 2 trái đậu bắp, bổ dọc và ngâm trong nước nóng để qua đêm. Các chất dinh dưỡng có giá trị trong vỏ đậu sẽ được hòa tan vào trong nước và bạn có thể uống cốc nước này vào sáng mai, nhưng đừng ăn quả đậu bắp đã ngâm vỏ.
    Một số người có thể cắt lát nhỏ trái đậu bắp thay vì ngâm cả quả. Nhưng phương pháp này khi uống có vị hơi đắng.
    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đậu bắp để chế biến thành các món ăn đơn giản hàng ngày như xào, hoặc nấu các món súp, hầm. Một số nơi còn xay nhỏ vỏ và hạt đậu, nếu bạn sử dụng loại này, cần tham khảo ý kiến cụ thể của bác sĩ xem nên sử dụng trong bao lâu và liều lượng bao nhiêu thì hợp lý.
              Lưu ý an toàn khi dùng đậu bắp
    Đậu bắp rất giàu fructans, đây là một carbohydrate (chất bột, đường) khi sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người có bệnh về đường ruột như hội chứng ruột kích thích hoặc nhạy cảm với nhóm thực phẩm này.
    Đậu bắp cũng rất giàu oxalat, lắng đọng ở thận có thể gây sỏi thận. Do đó nếu bạn dùng đậu bắp, cần uống nhiều nước và vận động tích cực hơn.
    Những người bị bệnh tiểu đường nếu đang sử dụng thuốc chống đông wafarin, nên hạn chế ăn đậu bắp. Bởi đậu bắp có chứa nhiều vitamin K, có tác dụng đông máu sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông.
    Nếu bạn đang sử dụng Metformin mà dùng thêm đậu bắp sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, không sử dụng đậu bắp khi dùng thuốc Metformin.
    Tuy có những bằng chứng khá thuyết phục trong khả năng làm giảm đường huyết, và mang lại những lợi ích khác cho người bệnh tiểu đường, nhưng để nói đậu bắp chữa được bệnh tiểu đường thì chưa có đủ cơ sở khoa học. Do đó, bạn không được bỏ thuốc hoặc bất kỳ một giải pháp nào khác để chỉ sử dụng mình đậu bắp, bạn vẫn có thể sử dụng nhưng nên xem đây là giải pháp giúp hỗ trợ làm ổn định đường huyết. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng, bởi mỗi người có một tình trạng bệnh, thể trạng khác nhau.
    Bạn có thể tìm hiểu thêm chia sẻ của nhiều người bệnh sau đâu đã tìm ra được giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, giúp ổn định đường huyết.

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!

  • Icon

    Chữa tiểu đường bằng khoai lang trắng?

    Tôi bị bệnh tiểu đường, hiện đang dùng thuốc của bệnh viện kê kết hợp ăn uống đầy đủ, đường huyết dao động 6.2-6.5mmol/l. Một người bạn mách ăn khoai lang trắng có thể giúp tôi chữa bệnh tiểu đường. Xin hỏi điều này đã được chứng minh chưa? Chân thành cảm ơn chuyên gia.
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện nay, chỉ số đường huyết của bạn đang ở mức khá tốt, do đó, bạn cần kiên trì và tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị mà bác sĩ đưa ra.
    Trên thực tế, có hàng ngàn loại cây, củ, quả có công dụng trong việc chữa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là những giải pháp hỗ trợ, bên cạnh thuốc tây, và khi sử dụng cần tham vấn đến bác sĩ điều trị. Tương tự như vậy, thực tế khoai lang trắng là một loại củ có công hiệu trong việc chữa bệnh tiểu dường, hoạt chất Caiapo từ vỏ khoai lang trắng đã được sử dụng tại Nhật Bản như là một sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường.
    Năm 2003, kết quả nghiên cứu về Caiapo được thực hiện tại Thụy Sĩ, đứng đầu là Tiến sĩ Osami Aki của Fuji Sangyo, Nhật Bản đã được báo cáo tại Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) chứng minh khi sử dụng hoạt chất này trên người bệnh tiểu đường cả nam và nữ, khẳng định tác động có lợi của nó trong việc giảm đường huyết khi đói và làm chậm hấp thu đường sau ăn, cũng như chỉ số cholesterol ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu khẳng định hiệu quả lâu dài khi sử dụng Caiapo trong việc kiểm soát đường huyết bằng cách giảm được chỉ số HbA1c sau 6 tháng sử dụng.
    Nhóm nghiên cứu cho biết, muốn thu được hoạt chất Caiapo có tác dụng tốt nhất phải đảm bảo nguồn dược liệu được trồng ở những vùng núi cao, được xử lý cẩn thận, và cung cấp thêm các loại kháng sản cho đất trước khi gieo trồng. Tại nước ta, bạn có thể sử dụng khoai lang trắng để hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Nhưng hàm lượng Caiapo trong khoai lang trắng thu hoạch tại nước ta sẽ rất thấp so với của Nhật bản.
    Cách dùng bạn có thể sử dụng vỏ khoai lang trắng, dùng khoảng 50g vỏ tươi nấu nước và uống hàng ngày. Hoặc phơi khô cả củ khoai lang trắng, mỗi ngày dùng 50g hãm nước sôi uống liên tục trong vòng 10 ngày. Nhưng bạn nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi uống xem có chênh lệch nhiều quá không, nếu thấy có những dấu hiệu như đường huyết hạ quá thấp, cần dừng lại ngay.
    Ăn khoai lang cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường. So với khoai tây, khoai lang có nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hơn nên không làm tăng đường huyết quá nhiều sau ăn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khoai lang dạng luộc hoặc thái nhỏ thì khả năng hấp thu đường sẽ tăng nhiều hơn, do đó, tốt nhất bạn nên ăn dưới dạng chiên khoai lang có cả vỏ.
    Trong dân gian có rất nhiều các bài thuốc trị tiểu đường khác nhau, nhưng bạn nên nhớ tất cả các bài thuốc đó không có khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường mà chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, do đó bạn không nên tùy tiện sử dụng mà có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
    Để giúp bạn biết cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, tránh xa được biến chứng, chúng tôi xin gửi bạn bài viết sau đây:
    Xem thêm: 
    Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả
    Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
     
  • Icon

    Chữa bệnh tiểu đường bằng sả?

    Bố tôi bị bệnh tiểu đường, được một người thân mách có thể dùng sả. Xin hỏi sả có chữa được bệnh tiểu đường hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Sả có tên khoa học là Cymbopogon citratus. Đây không chỉ là một thảo dược truyền thống được sử dụng rộng rãi ở các nước nhiệt đới, mà còn là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn của người Đông Nam Á. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tinh dầu sả có tác dụng hữu ích trong việc chữa bệnh tiểu đường.
    Nghiên cứu của các trường Đại học Ấn Độ, đứng đầu là Viện Dược phẩm Quốc gia cho thấy: sử dụng tinh dầu sả có khả năng làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu cũng như tăng cường mức độ sản xuất insulin nhờ kích thích GLP-1 – hormone kích thích tế bào beta của tuyến tụy. Bên cạnh đó, sả cũng có khả năng cải thiện hoạt động của insulin nhờ làm giảm đề kháng insulin.
    Đường huyết tăng cao lâu dài là tác dụng kích hoạt hàng loạt các phản ứng trong cơ thể sinh ra nhiều “rác thải” – gốc tự do, gây viêm mạn tính lòng mạch máu, từ đó dẫn tới biến chứng của bệnh tiểu đường. Nhóm nghiên cứu chứng minh sả có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa nhờ đó giúp dọn dẹp bớt “rác thải” – gốc tự do, giúp phòng ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng.
    Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng khẳng định, thời điểm thu hoạch có ảnh hưởng rất lớn tới thành phần hóa học, chất lượng và số lượng của các tinh dầu. Do đó, để mang lại hiệu quả trong việc phòng chống bệnh tiểu đường, cần đảm bảo đủ nồng độ hoạt chất có trong tinh dầu sau khi thu hái. Người bệnh tiểu đường không được tự ý sử dụng bất kỳ loại tinh dầu sả nào được bán trên thị trường mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
    Hiện nay, nếu bố bạn muốn sử dụng sả, có thể chế biến theo cách: dùng khoảng 10 nhánh sả tươi có chứa cả lá sau đó cho khoảng 500ml nước sôi (2 cốc lớn) vào hãm, để thêm gia vị bạn có thể cho thêm 1 nhát gừng tươi. Sau đó để nguội chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Khi uống sả nếu thấy có những biểu hiện khác thường hoặc dị ứng bố bạn cần dừng lại ngay.
    Để tiện lợi trong quá trình sử dụng mà không cần đun hay sắc, bạn có thể lựa chọn các dạng bào chế sẵn như một số viên nén thảo dược cũng có tác dụng ổn định đường huyết, chống viêm, chống oxy hóa mạnh, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường có 4 thành phần chính là: Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn đã được rất nhiều người bệnh chia sẻ sử dụng có hiệu quả tốt.
    Hộ Tạng Đường là một trong những sản phẩm thảo dược đầu tiên dành cho người tiểu đường được nghiên cứu bài bản. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tại Trung tâm điều trị Oxy Cao áp TP. HCM cho thấy:
    “Khi kết hợp thành phẩm Hộ Tạng Đường, chỉ số đường huyết, HbA1C men gan, mỡ máu cải thiện rõ rệt. Các biến chứng ít xuất hiện. Đây là điều đáng mừng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc”



    Tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết: TPCN Hộ Tạng Đường - Ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường 
    Chia sẻ của người bệnh tiểu đường đã tìm được giải pháp hiệu quả, tiện lợi để ổn định đường máu, giảm biến chứng.
  • Icon

    Uống thuốc Metformin để điều trị tiểu đường bị tác dụng phụ phải làm sao?

    Tôi mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2, bác sĩ kê thuốc Metformin 850mg ngày 1 viên. Tuy nhiên, sau khi sử dụng được khoảng 1 tuần thì tôi thấy có các dấu hiệu: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, ăn uống không ngon. Xin chuyên gia cho biết có phải tôi gặp phải tác dụng phụ khi dùng Metformin không và tôi nên làm thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Metformin là lựa chọn đầu tay khi mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 để kiểm soát đường huyết. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích cơ thể tăng sử dụng glucose, tăng đáp ứng của insulin với tế bào, ức chế hấp thu glucose ở ruột và ức chế ly giải glycogen thành glucose. Ưu điểm của nó so với các nhóm thuốc điều trị tiểu đường khác chính là không gây tác dụng phụ hạ đường huyết và tăng cân. Đặc biệt về lâu dài Metformin còn làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng trên tim mạch.
    Đi kèm với lợi ích, Metformin cũng có thể gây ra một số rủi ro, thường gặp nhất là rối loạn đường tiêu hóa mà bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, những tác dụng này thường không quá nguy hiểm và bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng Metformin ngay trong bữa ăn sáng của mình. Bạn cũng cần lưu ý là luôn luôn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà không được tự ý tăng hoặc giảm liều. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí.
    Một tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng Metformin lâu dài là làm thiếu hụt vitamin B12. Để đối phó với tình trạng này, bạn cần bổ sung thêm trong chế độ ăn của mình các thực phẩm giàu vitamin B12 như tôm, cá, thịt bò, phô mai, hàu, sữa chua, trứng… Bạn cũng không nên sử dụng Metformin cùng rượu vì làm gia tăng nguy cơ nhiễm toan lactic có thể dẫn đến hôn mê nếu không được cấp cứu kịp thời.
    Sử dụng thuốc là bắt buộc ở người bệnh tiểu đường để kiểm soát đường huyết. Nhưng nếu bạn am hiểu về mỗi loại thuốc mình sử dụng, cũng như thực hiện theo đúng hướng dẫn sẽ hạn chế gặp phải tác dụng phụ và tăng cao hiệu quả trong điều trị. Đồng thời, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như chia sẻ của các bệnh nhân dưới đây để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, khi kiên trì sử dụng lâu dài có thể giảm được liều thuốc tây.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Đường trong máu cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?

    Xin hỏi đường trong máu cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?
    Icon
    Chào bạn,
    Để chẩn đoán bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra đường huyết và các triệu chứng bạn đang gặp phải.
    Có 3 phương pháp xét nghiệm đường huyết hiện đang được thực hiện tại bệnh viện, và bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi:
    1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đo đường trong máu tại thời điểm buổi sáng, khi bạn chưa ăn gì hoặc nhịn đói trên 8h ≥ 7 mmol/L (126mg/dL).
    2. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Đường huyết được đo tại thời điểm bất kỳ trong ngày trên ≥ 11.1 mmol/L (200mg/dL qua ít nhất 2 lần thử).
    3. Xét nghiệm dung nạp glucose: Bạn sẽ được uống 75gr đường glucose, sau đó 2h được lấy máu để đem đi kiểm tra trên ≥ 11.1 mmol/L (200mg/dL qua ít nhất 2 lần thử).
    Bên cạnh đó, Tổ chức y tế thế giới năm 2011 khuyến cáo nên sử dụng thêm xét nghiệm HbA1c để làm tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường, do ưu điểm là có thể đo tại nhiều thời điểm, ít sai số và đánh giá được khả năng kiểm soát đường máu trong vòng 2-3 tháng. Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi HbA1c lớn hơn 6.5%.
    Chúc bạn mạnh khỏe!