Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Chỉ số HbA1c cao trong khi đường huyết thấp có nguy hiểm không?

    Xin chào chuyên gia, tôi năm nay 56 tuổi, bị bệnh tiểu đường type 2 được 8 năm. Hai tuần trước tôi đi khám sức khỏe, bác sĩ cho biết chỉ số HbA1c là 7.4% và nói đang ở mức cao. Nhưng tôi có một thắc mắc là tại sao khi đo đường huyết tại nhà vào buổi sáng sớm, thì giá trị thu được chỉ tầm 6.5-6.8mmol/l. Vậy cho tôi hỏi, chỉ số HbA1c cao trong khi đường huyết thấp có nguy hiểm không?
    Icon
    Chào bạn,
    HbA1c và đường huyết đều có giá trị để chẩn đoán, cũng như đánh giá khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong khi đo đường huyết sẽ được kết quả là lượng đường trong máu ngay tại thời điểm đo, thì HbA1c sẽ đánh giá được đường huyết trong vòng 2-3 tháng. Như vậy, HbA1c sẽ cho ra một bức tranh tổng quan hơn trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường, không chỉ là đường huyết khi đói mà còn là đường huyết sau ăn.
    Với trường hợp của bạn, giá trị đường trong máu đo vào buổi sáng sớm chưa ăn gì được kết quả 6.5-6.8mmol/l là khá tốt, bởi bạn đã bị bệnh tiểu đường được 8 năm, mục tiêu sẽ đưa giá trị này về dưới 7mmol/l. Nhưng chỉ số HbA1c lớn hơn 7%, theo các chuyên gia sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng trên tim mạch cùng nhiều biến chứng khác. Chính vì vậy để điều trị tốt bệnh tiểu đường, không chỉ là đưa đường huyết lúc đói về giá trị bình thường mà còn là chỉ số đường huyết sau ăn 2h.
    Để làm giảm được giá trị này, bạn cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no ngay tại một thời điểm. Trong việc lựa chọn thực phẩm, bạn nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp. Việc sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có chứa Hoài sơn đã được nghiên cứu có khả năng không làm tăng đường huyết sau ăn, giúp giảm thèm ăn tinh bột cũng là một giải pháp mà người bệnh tiểu đường nên lựa chọn.
    Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, giảm HbA1c, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn những giải pháp giúp làm giảm đường huyết từ từ, đưa giá trị đường huyết về mức tự nhiên và bền vững chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Đây là một sản phẩm không chỉ tốt trong việc làm giảm đường huyết mà còn giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường đặc biệt có hiệu quả.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Đường huyết khi đói 8h là 6.4 mmol/l đã bị tiểu đường chưa?

    Xin hỏi chỉ số đường huyết khi nhịn đói 8 tiếng là 6.4mmol/l thì đã bị bệnh tiểu đường chưa? Tôi rất băn khoăn bởi sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu cảnh báo nào cả.
    Icon
    Chào bạn,

    Nếu sau khi nhịn đói 8h, chỉ số glucose là 6.4mmol/l bạn chưa bị tiểu đường, nhưng sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh sau 5-10 năm nếu không biết cách.
    Glucose 6.4 mmol/l thuộc giai đoạn tiền tiểu đường

    Tiền tiểu đường là giai đoạn cửa ngõ của tiểu đường, hay còn được gọi là rối loạn dung nạp glucose. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu cảnh báo chưa rõ ràng, nên có thể chưa xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân. Người bệnh có cơ hội lớn chữa khỏi nếu áp dụng sớm các phương pháp điều trị phù hợp.
    Cách ngăn tiền tiểu đường tiến triển nặng
    Khi bị tiền tiểu đường, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn, luyện tập để kiểm soát đường huyết và tái khám lại sau 15-30 ngày. Nếu đường huyết không trở về bình thường, bạn có thể được bác sĩ cho sử dụng thuốc hạ đường huyết là Metformin.
    Bạn rất may mắn vì phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, nên bạn có cơ hội để ngăn chặn tiền tiểu đường trở thành bệnh tiểu đường type 2. Nếu bạn đang dư cân, béo bụng, thì sự tập luyện sẽ giúp giảm cân và cải thiện chỉ số đường huyết. Nếu bạn đang mắc các bệnh cơ hội hay rối loạn chuyển hóa khác (như bệnh gút, tăng mỡ máu...), bạn cần được điều trị tốt các bệnh này.
    Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng phải hợp lý: tăng cường rau củ quả tươi, giảm bớt tinh bột và đường. Sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường mỗi ngày 4 viên, cũng là một lựa chọn tốt cho bạn để góp phần cải thiện chức năng tuyến tụy, làm giảm đề kháng insulin, ngăn ngừa tiến triển của bệnh tiểu đường.
    Tin rằng với các giải pháp trên đây, chỉ số glucose của bạn sẽ sớm từ mức 6.4 mmol/l giảm xuống giá trị bình thường.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tê bì, châm chích tay chân do tiểu đường dùng Hộ Tạng Đường được không?

    Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường khoảng 3 năm trước, nay có các dấu hiệu như tê bì, châm chích tay chân. Hiện mẹ tôi đang sử dụng thuốc hạ đường huyết là Diamicron MR, xin hỏi là mẹ tôi có thể dùng thêm sản phẩm Hộ Tạng Đường được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Những dấu hiệu mà mẹ bạn đang gặp phải là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Đây là biến chứng rất thường gặp, thời điểm ban đầu có thể chỉ là những cảm giác như tê bì, châm chích chân tay, nhưng nếu không được điều trị, bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ làm giảm, thậm chí là mất hoàn toàn khả năng nhận biết đau, nóng và lạnh. Biến chứng thần kinh ngoại biên rất dễ dẫn tới nguy cơ đoạn chi vì nó làm giảm khả năng phát hiện tổn thương bàn chân, bàn tay ở người bệnh tiểu đường.
    Để làm giảm các triệu chứng này, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc của bác sĩ, ăn uống hợp lý, tập luyện đều đặn, mẹ bạn hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường. Trong thành phần của TPBVSK có chứa bộ 3 chất chống oxy hóa mạnh là Alpha lipoic acid - Nhàu - Câu kỷ tử sẽ giúp dọn dẹp các “rác thải” sinh ra do rối loạn chuyển hóa đường - là yếu tố căn nguyên gây nên biến chứng của bệnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm tính đề kháng insulin (hormon quan trọng tham gia vận chuyển đường vào tế bào, làm giảm đường máu) nên giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
    Dưới đây là chia sẻ của một số người bệnh tiểu đường tuýp 2 đã giảm được tê bì, châm chích khi sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo thêm:
    https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8&index=3&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc mẹ bạn chóng khỏe!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Lá của cây bằng lăng, hạt é có thể chữa bệnh tiểu đường được không?

    Một lần đọc thông tin trên báo, có người chia sẻ bài viết sử dụng lá cây bằng lăng, hạt é có thể hạ đường huyết nên giúp chữa bệnh tiểu đường. Xin nhờ chuyên gia cho tôi biết là thông tin này có chính xác không và đã có nghiên cứu nào chứng minh chưa?
    Icon
    Chào bạn,
    Lá bằng lăng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Y học dân gian để trị bệnh tiểu đường ở các nước Đông Nam Á. Về hiệu quả thực sự của lá bằng lăng, trường Đại học Y khoa Sakura, Nhật Bản đã tiến hành lấy dịch ép nước lá này cho người bệnh tiểu đường sử dụng. Trong quá trình theo dõi, nhóm nghiên cứu thấy rằng, chỉ sau 60 phút sử dụng, đường huyết đã có dấu hiệu giảm. Hoạt động này được cho rằng có liên quan đến nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm tăng cường hấp thu glucose từ máu vào tế bào, làm giảm hấp thu đường sucrose (đường mía) và tinh bột nên không làm tăng đường huyết sau ăn. Đồng thời dịch ép nước lá bằng lăng còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và đặc biệt là có tác dụng tốt trong quá trình chuyển hóa lipit, làm giảm các chỉ số cholesterol xấu và cholesterol toàn phần.
    Tương tự như vậy, hạt é là một loại hạt của cây húng quế (hay còn gọi là cây é), nhỏ như hạt vừng, có màu đen. Khi ngâm với nước, nhờ có nhiều chất xơ hòa tan mà dung dịch này sẽ giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn, làm tăng cảm giác no nên có thể giảm được cân nặng. Tương tự như các loại rau, củ có độ nhớt như đậu bắp, rau đay, tầm tơi… thì đây cũng là một thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường.
    Trên thực tế, nếu bạn để ý sẽ thấy có rất nhiều các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường nhờ mang lại hiệu quả là hạ đường huyết và giảm mỡ máu. Nhưng để tạo được một công thức toàn diện, sẽ cần phải phối hợp thêm nhiều thành phần khác nhau, và tính toán với liều lượng chính xác, sao cho phù hợp với phần đông người Việt Nam. Thay vì sử dụng các thảo dược chưa được tinh chế này, để dễ dàng hơn bạn có thể lựa chọn những sản phẩm bổ trợ cho bệnh tiểu đường cũng có thành phần chính từ thảo dược, được nhiều người bệnh tin dùng cho hiệu quả tốt chẳng hạn như TPCN Hộ Tạng Đường. Bởi hiệu quả mà sản phẩm mang lại đã được ghi nhận bởi nhiều người bệnh qua những chia sẻ dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=Mgq4KmHFuUU&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=9
    Chúc bạn mạnh khỏe!
     
  • Icon

    Chữa bệnh tiểu đường bằng cây lược vàng?

    Xin nhờ chuyên gia giải đáp giúp cây lược vàng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hay không? Tôi bị bệnh tiểu đường được 6 năm, hiện vẫn đang sử dụng thuốc đều đặn, đường huyết dao động 7-8mmol/l. Chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Trong dân gian ta vẫn đang lưu truyền bài thuốc từ cây lược vàng có thể chữa được bách bệnh. Từ viêm, mụn nhọt, ho, sổ mũi… cho đến các bệnh khó chữa hơn như tiểu đường, tim mạch, bệnh xương khớp, bệnh thận…
    Các nhà khoa học Mỹ và Canada khi nghiên cứu về thành phần của cây lược vàng cho biết: trong thân cây lược vàng có nhiều nhóm chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt là có tác dụng kháng các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Nổi bật nhất là Quercetin, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ có khả năng chống bệnh phổ rộng như nhiễm trùng, viêm khớp, hen suyễn, bệnh tiểu đường và ngay cả ung thư.
    Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng việc sử dụng lá lược vàng có thể chữa được bệnh tiểu đường. Trong cuốn sách nổi tiếng “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng lưu ý người bệnh cần thận trọng khi sử dụng lược vàng, bởi dùng sai cách hoặc quá liều cũng có thể dẫn tới những tác hại cho cơ thể. Cho nên, nếu bạn muốn sử dụng lược vàng, bạn cần trao đổi lại cụ thể với bác sĩ để được hướng dẫn.
    Bạn đã bị bệnh tiểu đường được 6 năm, với chỉ số đường huyết dao động từ 7-8mmol/l đang còn khá cao. Bạn nên xem lại chế độ ăn, uống, tập luyện của mình để đưa chỉ số đường huyết xuống dưới 7mmol/l. Bởi đường huyết tăng cao tuy không phải là tác nhân trực tiếp gây biến chứng, nhưng nó sẽ gián tiếp kích hoạt quá trình viêm mạn tính và stress oxy hóa, làm biến chứng tiểu đường nhanh chóng hình thành hơn.
    Do đó, ở trường hợp của bạn, để điều trị tốt bệnh tiểu đường, nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử sẽ giúp ổn định đường huyết, chống viêm và giảm stress oxy hóa hiệu quả, từ đó giúp cải thiện và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tuy cũng là thảo dược, nhưng những dược liệu trên đã được nghiên cứu, phối hợp cùng nhau trong một sản phẩm có tên là Tpcn Hộ Tạng Đường được cấp phép lưu hành trên thị trường nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
    Ra đời được 8 năm, sản phẩm Hộ Tạng Đường đã đồng hành cùng rất nhiều người bệnh trong cuộc chiến chống tiểu đường và biến chứng của bệnh. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của họ qua đường link sau.
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&index=2&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Nên ăn uống thế nào khi bị suy thận do tiểu đường?

    Tôi đã bị bệnh tiểu đường tuyp 2 trong nhiều năm. Cách đây một tháng khi đi khám sức khỏe, bác sĩ thông báo tôi bị suy thận do biến chứng tiểu đường. Trước mắt, việc điều trị của tôi sẽ là dùng thuốc và điều chỉnh lại chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh. Nếu không thể cải thiện, lúc đó sẽ phải chạy thận nhân tạo. Chuyên gia có thể giúp tôi đưa ra lời khuyên trong việc lựa chọn thực phẩm hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,

    Chế độ ăn khoa học là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh thận, hoặc suy thận do tiểu đường. Khi bạn được chẩn đoán bị suy thận, điều đó có nghĩa là thận đã bị yếu kém, thậm chí là mất chức năng đào thải một số các thành phần như nước, protein, các chất điện giải. Để làm chậm được quá trình hư hại của thận, ngăn không cho bệnh diễn tiến ngày một xấu đi, trong chế độ ăn, hoặc uống hàng ngày, bạn cần hạn chế các chất điện giải (ví dụ như kali, natri, photpho và canxi), nước và protein.

    Trên thực tế, tùy thuộc vào mức độ suy thận của bạn, việc hạn chế lượng protein và các chất điện giải sẽ là khác nhau. Ngay tại thời điểm này, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng lên một kế hoạch cụ thể trong chế độ ăn hàng ngày, để đảm bảo vẫn cân bằng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, nhưng vẫn phải tốt cho quả thận.

    Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp bạn lựa chọn thực phẩm dễ dàng hơn:

    - Hạn chế lượng protein: Nguyên nhân được giải thích bởi khi ăn quá nhiều protein, thận phải làm việc chăm chỉ hơn để đào thải bớt protein ra ngoài, do đó, sẽ khiến bệnh nặng nề hơn. Bạn nên hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như thịt, gia cầm (gà), cá, trứng, sữa (chế phẩm từ sữa, sữa chua, phomai). Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng protein thấp hơn trong bánh mì đen, các loại trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp (táo, bưởi, xoài), các loại gạo lứt, rau củ quả có nhiều chất xơ hòa tan (đậu bắp, cà chua, khoai lang)

    - Hạn chế photpho: Photpho là một khoáng chất được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm,  trong cơ thể, nó cùng với canxi và vitamin D giữ cho hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh. Bình thường,thận có chữa năng đào thải photpho ra khỏi cơ thể, nhưng khi bị suy thận, photpho không được đào thải tích tụ trong máu có thể dẫn tới gẫy xương, loãng xương. Thực phẩm có chứa nhiều photpho bạn nên kiêng là sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu Hà Lan, các loại hạt và ngũ cốc. Photho cũng chứa nhiều trong nước uống cacao, bia và nước ngọt. Thay vì đó, bạn nên lựa chọn bánh mỳ Ý hoặc Pháp, ngô, lúa mì...

    - Hạn chế muối: Muối có chứa nhiều natri, khi ăn quá nhiều sẽ gây giữ nước trong cơ thể, làm tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu tới thận. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh thận không nên tiêu thụ quá 1500mg natri mỗi ngày (tương đưng với 3.75 gam muối, 0.75 thìa cà phê). Để hạn chế muối bạn nên: đừng cho thêm muối làm gia vị cho các bữa ăn, thay vào đó bạn có thể dùng các loại thảo mộc, nước chanh để làm hương vị; không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bởi chúng có hàm lượng muối cao; không sử dụng giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt đóng hộp; tránh các thực phẩm như ô mai, dưa chua, cà muối...

    - Hạn chế kali: các thực phẩm có nhiều kali bạn nên tránh gồm bơ, chuối, dưa hấu, cam, mận, nho khô, atiso, bí, rau cải bó xôi, cà chua, khoai tây... Nên chọn táo, quả việt quất, nho, dứa, dâu tây, , hành tây, ớt chuông, ...

    - Hạn chế nước: nước rất cần cho sự sống, nhưng với người bệnh suy thận cần phải hạn chế nước vì nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận. Tùy thuộc vào mức độ suy thận mà có những giới hạn khác nhau, khi suy thận nhẹ có thể chưa cần quá nghiêm ngặt, khi suy thận nặng chỉ nên giới hạn trong khoảng 500ml nước/ ngày bao gồm tổng cả lượng nước uống và tiêm truyền.

    Bệnh tiểu đường tuyp 2 là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến suy thận. Lý do được giải thích bởi đường máu tăng cao đã làm tổn thương hệ vi mạch (mạch máu nhỏ) và dây thần kinh có nhiệm vụ hỗ trợ chức năng thận. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, bạn cũng cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, tập luyện thể dục và dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.

    Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có chứa Mạch môn - một thảo dược truyền thống đã được nghiên cứu có khả năng cải thiện biến chứng suy thận do tiểu đường hiệu quả nhờ bảo vệ hệ vi mạch và ngăn ngừa xơ hóa các tổ chức cầu thận. Bên cạnh đó, các thành phần như Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn giúp phục hồi chức năng tuyến tụy (tuyến tiết insulin), tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào nên giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững.

    Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh bị biến chứng thận do tiểu đường sử dụng sản phẩm có hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu thêm:

    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&index=2&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 có bị ngứa không?

    Tôi bị bệnh tiểu đường tuyp 2 được gần 8 năm nay, hiện nay đường huyết dao động từ 7.0-7.5mmol/l và tôi chưa bị biến chứng nào trên tim, mắt hay thận. Tuy nhiên, dạo gần đây, tôi thấy rất ngứa, ngứa thường xuyên và rất khó chịu, đặc biệt là khi vào mùa thu da dẻ khô, có khi da bong như da rắn làm tôi mất tự tin khi đi làm (hiện tôi đang là giáo viên cấp 3). Xin nhờ chuyên gia giải đáp là bệnh tiểu đường tuyp 2 có bị ngứa không, nếu đúng thì tôi nên chữa trị thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Ngứa, khô da là một trong những dấu hiệu của biến chứng thần kinh tự chủ, kết hợp với biến chứng mạch máu do tiểu đường.
    Điều này được giải thích như sau: Đường máu tăng cao kéo dài trong bệnh tiểu đường đã sản sinh ra nhiều “sản phẩm” thải. Chúng là tác nhân trực tiếp gây hư hại đến hệ thống thần kinh, đồng thời kích hoạt phản ứng viêm làm tổn thương lớp lót mạch máu, khiến quá trình vận chuyển oxy hóa và dưỡng chất tới các cơ quan ở xa bị ảnh hưởng. Chính điều này đã gây rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi, kết hợp với khả năng tưới máu của các mạch máu dưới da giảm làm cho da khô hơn bình thường, đôi khi có thể bị tróc, bong vẩy như da rắn. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của người bệnh tiểu đường bị suy yếu, không có khả năng bảo vệ trước sự phát triển của các loại nấm men, chúng phát triển trên da, gây ngứa da, kết hợp với da khô nên các triệu chứng càng được bộc lộ rõ ràng.
    Trước mắt, bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết để khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh. Song song với đó, bạn cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị và kiểm soát đường huyết để làm chậm tiến triển của biến chứng.
    Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược cũng mang lại các hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện biến chứng tiểu đường. Một số thảo dược như Hoài sơn, Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử kết hợp chứa chất chống oxy hóa mạnh Acid alpha lipoic, sẽ giúp dọn dẹp các “rác thải” sinh ra do rối loạn chuyển hóa -  yếu tố gây tổn thương các tế bào và mạch máu của cơ thể, từ đó sẽ giúp cải thiện biến chứng cũ mà bạn đang gặp phải, đồng thời phòng ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng mới.
    Tại Việt Nam, 4 các thành phần này đã có trong sản phẩm Tpcn Hộ Tạng Đường được nhiều người chia sẻ có hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY.

    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Hư móng, thối móng do bệnh tiểu đường điều trị như thế nào?

    Tôi bị bệnh tiểu đường type 2 được gần 3 năm. Hai tháng trước móng chân của tôi có hiện tượng dày móng, da xung quanh móng chân dày lên, sần sùi, móng chân ban đầu màu trắng đục, sau đó chuyển sang màu vàng. Gần đây phần móng này giống như bị nhiễm trùng, móng chuyển sang màu đen. Đi khám bác sĩ chẩn đoán đó là do biến chứng của bệnh tiểu đường. Xin hỏi giờ tôi nên điều trị như thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Khi bị bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa chất đường, kéo theo đó là chất đạm làm lắng đọng một loại protein dưới móng, khiến móng tay, móng chân dày lên. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu nhiễm nấm móng, do đường huyết tăng cao và đường là môi trường sinh sống thuận lợi cho các loại vi nấm phát triển. Đồng thời, biến chứng thần kinh tự chủ do tiểu đường làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi và mạch máu bị tổn thương dẫn tới nuôi dưỡng kém, khiến vùng da ở các đầu ngón tay, ngón chân không được nuôi dưỡng, sẽ làm vết thương lâu lành.
    Với trường hợp của bạn, bạn cần điều trị nhiễm trùng móng và kiểm soát tốt đường huyết của mình. Bởi nấm móng, hư móng không chỉ gây mất thiện cảm vì thẩm mỹ, mà nếu điều trị không tốt có thể dẫn tới rụng móng, mất móng, gây nhiễm trùng đốt ngón chân có thể phải đoạn chi. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, bạn có thể được bác sĩ kê thuốc chống nấm, thuốc điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, tất cả các thuốc khi sử dụng đều cần có sự cho phép của bác sĩ, vì vậy bạn nên trao đổi lại để được tư vấn chính xác các phương pháp điều trị hiệu quả.
    Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau đây:
    - Giữ chân khô ráo sau khi tắm hoặc mỗi lần rửa chân, nhất là ở các kẽ móng chân. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm bôi toàn thân để hạn chế tình trạng da khô, nhưng không được bôi chúng vào giữa các ngón chân.
    - Nếu bạn thường xuyên phải mang giày, bạn cần để bàn chân thông thoáng bằng cách lựa chọn tất cotton mềm mại. Bạn có thể lót dưới lót đế giày một ít thuốc kháng nấm hoặc một chút phấn rôm để hút ẩm.
    - Bất kỳ một tổn thương ngón chân nào của người bệnh tiểu đường đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó, bạn cần chú ý thận trọng bảo vệ đôi chân mình.
    - Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên đi chân đất. Trong nhà, người bệnh nên chọn dép đi thông thoáng và êm bàn chân.
    Bên cạnh các thuốc điều trị, ăn uống có kiểm soát và luyện tập thể dục thường xuyên, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường. Đây là một giải pháp chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp cải thiện tình trạng da khô, dày sừng, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng móng và ngăn ngừa các biến chứng mới của bệnh tiểu đường.
    Xem thêm: Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
    Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường
    Chúc bạn mạnh khỏe!