Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Có nên tăng gấp đôi liều Glucophage 500mg để tăng khả năng hạ đường huyết?

    Tôi đang sử dụng Glucophage 500mg, 1 viên mỗi ngày để điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Thuốc này bình thường khi đến bệnh viện tôi sẽ được bác sĩ kê đơn. Nhưng đường huyết của tôi vẫn ở mức cao khoảng 8-8.5mmol/l. Vậy để tăng tác dụng hạ đường huyết, tôi có nên uống tăng liều Glucophage không?
    Icon
    Chào bạn,
    Một trong những nguyên tắc cơ bản mà người bệnh đái tháo đường cần phải nhớ là không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh theo ý kiến chủ quan của cá nhân, mà tuyệt đối cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi bên cạnh lợi ích giúp đưa đường huyết về mức độ ổn định, việc sử dụng quá liều có thể gây ra biến chứng hạ đường huyết cũng nguy hiểm không kém như khi đường huyết tăng cao.
    Với trường hợp của bạn, dù đã sử dụng Glucophage (thành phần chính là Metformin) 500mg đều đặn mỗi ngày nhưng đường huyết vẫn ở mức khá cao, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra lại và bác sĩ có thể dựa trên kết quả đo đường huyết thực tế để hiệu chỉnh liều sao cho phù hợp.
    Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét lại việc điều trị đái tháo đường bằng chế độ ăn, tập luyện hiện đã làm tốt hay chưa? Vì uống thuốc tiểu đường chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch điều trị bệnh.
    Ở người bệnh đái tháo đường, nếu đường huyết kiểm soát kém, tăng cao thường xuyên có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm trên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Do đó, khi bạn có những triệu chứng bất thường như da khô, ngứa, dày mòng, thối móng, tê bì châm chích chân tay, mắt mờ, nước tiểu có mùi hôi, sủi bọt, ăn uống đầy trướng, khó tiêu… bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu như bạn bị biến chứng tiểu đường ghé thăm.
    Tuy không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường cùng với thuốc điều trị mà không cần phải được kê đơn. Sản phẩm sẽ giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.
    Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng Glucophage, bạn có thể tìm hiểu thêm: Metformin và những lưu ý trong điều trị bệnh tiểu đường type 2
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Đường huyết 6.5 - 6.8mmol/l có nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ?

    Tôi bị bệnh tiểu đường type 2 được 9 năm, hiện đang sử dụng Glucophage 850mg kết hợp cùng 1 viên Diamicron. Trung bình một tháng tôi sẽ quay lại viện để đo đường huyết và 3 tháng một lần đi kiểm tra sức khỏe tổng thể. Qua một người bệnh tôi được giới thiệu dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị để phòng ngừa biến chứng. Vậy ở mức đường huyết ổn định từ 6.5-6.8mmol/l tôi có nên dùng kết hợp hay là không cần thiết?
    Icon
    Chào bạn,
    Nhiều người bệnh tiểu đường vẫn nghĩ rằng, kiểm soát đường huyết tốt thì sẽ tránh xa hoàn toàn biến chứng. Nhưng thực tế cho thấy, các biến chứng mạn tính ở người bệnh đã bắt đầu hình thành ngay từ khi bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán (giai đoạn tiền tiểu đường kéo dài từ 5 - 7 năm). Biến chứng tiến triển âm thầm trong nhiều năm mà không làm phát sinh triệu chứng, nên hầu hết chúng sẽ bị bỏ qua cho đến khi các tổn thương trở nên nặng nề hơn.
    Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, giảm stress oxy hóa và viêm mạn tính ở người bệnh tiểu đường là giải pháp hữu ích giúp kiểm soát biến chứng. Bởi đường huyết tăng cao trong thời gian dài, kết hợp với quá trình rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm đã kích hoạt hàng loạt các phản ứng có hại, tạo ra stress oxy hóa, viêm mãn tính trong lòng mạch.
    Do đó song song với mục tiêu ổn định đường huyết qua việc dùng thuốc, ăn uống và tập luyện, thì bổ sung các hoạt chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của stress oxy hóa và viêm là mục tiêu không thể tách rời để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
    Tại Việt Nam có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, nhưng nếu chuyên biệt về biến chứng, bạn có thể lựa chọn Tpcn Hộ Tạng Đường. Bởi những gì mà sản phẩm mang lại đã được rất nhiều người bệnh đón nhận sử dụng và chia sẻ có hiệu quả tốt dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường có nên nhập viện để điều trị?

    Bố tôi bị biến chứng nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường, hiện nay vết thương cũng không sâu lắm, có sử dụng thuốc uống của bác sĩ. Mấy người bạn của bố khuyên gia đình tôi nên đưa ông nhập viện để điều trị. Xin nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi?
    Icon
    Chào bạn.
    Một trong những biến chứng người bệnh tiểu đường cần tuyệt đối cảnh giác là nhiễm trùng bàn chân. Bởi chỉ cần một vết thương nhỏ điều trị không tốt cũng có thể phải đoạn chi. Đó là chưa kể khi bị nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng khác của tiểu đường, vì người bệnh sẽ khó có thể kiểm soát được đường huyết. Do đó, chúng tôi nghĩ, bạn nên sớm đưa bố đến bệnh viện để được thăm khám cẩn thận, tại đây có đội ngũ y bác sĩ cũng sẽ chăm sóc cho vết thương của bố bạn được kỹ lưỡng hơn.
    Bên cạnh thuốc điều trị của bác sĩ, để vết thương chóng lành, phòng ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng khác, bố bạn cũng có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị biến chứng, được nhiều người bệnh chia sẻ có hiệu quả, nên bạn có thể hoàn toàn an tâm. Chúng tôi xin gửi đến bạn kinh nghiệm điều trị biến chứng nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường được phát trên sóng VOV giao thông, bạn có thể lắng nghe tại đường link sau:
    https://www.youtube.com/watch?v=d866daW1AHg&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=11
    Chúc bố bạn nhanh chóng hồi phục!
  • Icon

    Biến chứng tiểu đường gây co rút các ngón tay nên làm sao?

    Chào chuyên gia, mẹ tôi năm nay 65 tuổi, bị bệnh tiểu đường tuyp 2 được 8 năm. Mấy dạo gần đây mẹ có phàn nàn là các ngón tay cong quặp vào với nhau, nhất là bàn tay phải, khiến khó cầm nắm. Đi khám bác sĩ nói là do biến chứng tiểu đường. Xin hỏi chuyên gia là với tình trạng đó mẹ tôi nên điều trị thế nào ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, ban đầu là chất đường, sau đó kéo theo rối loạn chất đạm và chất béo. Chính quá trình này đã làm tổn thương và gián đoạn hoạt động của nhiều cơn quan trong cơ thể, trong đó có biến chứng làm các ngón tay cong quặp như mẹ bạn đang gặp phải.
    Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân khiến các ngón tay khó co duỗi ở người bệnh tiểu đường là do đường máu tăng cao gây hư hại các mạch máu nhỏ và tế bào thần kinh. Khi đó, các mô liên kết dưới da dễ bị xẹo sơ do lắng đọng collagen, khiến các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên, làm ngón tay có xu hướng có rút vào bên trong. Biến chứng này thường tiến triển âm thầm, không gây đau đớn, lâu dần người bệnh sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật hoặc thực hiện các công việc thường nhật khác.
    Nếu bạn đã đưa mẹ đi khám thì trước mắt, mẹ bạn vẫn nên tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Song song với đó, mẹ bạn cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách ăn uống có chọn lọc, tập luyện thường xuyên. Bổ sung thêm các dưỡng chất có tác động lên hệ thần kinh, bảo vệ và sữa chữa tổn thương của các mạch máu cũng là giải pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng của mẹ bạn. Hiện nay, trong số các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, có Tpcn Hộ Tạng Đường là đáp ứng được  những tiêu chí này, bởi đây là sản phẩm chuyện biệt dành cho biến chứng tiểu đường. Mẹ bạn có thể mua sản phẩm sử dụng để nâng cao hiệu quả cải thiện biến chứng như chia sẻ của người bệnh sau:
    https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8&index=3&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc mẹ bạn sớm cải thiện được bệnh!
  • Icon

    Bị đái tháo đường thai kỳ, sau sinh đường huyết 10mmol/l đã bị đái tháo đường type 2 chưa?

    Khi mang thai em được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ. Sau khi sinh 7 tuần đi kiểm tra đường huyết khi uống 75gam đường sau 1h là 10mmol/l. Bác sĩ có nói rằng đường huyết hơi cao nên em rất lo lắng. Liệu em có bị bệnh đái tháo đường type 2 không ạ?
    Icon
    Chào bạn,
    Sẽ có khoảng 60 - 70% nguy cơ đái tháo đường thai kỳ chuyển thành đái tháo đường type 2. Nhưng do bạn mới chỉ đo đường huyết sau uống 75g glucose 1h, thì chưa đủ tiêu chí để khẳng định bạn có bệnh hay chưa.
    Nhưng bạn đừng lo lắng quá, bởi nếu bạn ăn uống có kiểm soát, thường xuyên vận động để có một thân hình khỏe mạnh và duy trì đường huyết ở mức độ an toàn thì bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Nhiều nghiên cứu chứng minh, nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ có một sức khỏe tốt, phát triển toàn diện, mà còn có thể làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh sau này.
    Sau khi cai sữa hoàn toàn, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số giải pháp hỗ trợ phòng ngừa đái tháo đường, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Nhờ có Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu mà sản phẩm sẽ giúp tăng cường sản xuất insulin, tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào, giảm hấp thu đường huyết sau ăn nên giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững.
    Chúng tôi gửi bạn một số lời khuyên về chế độ ăn để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Biến chứng tiểu đường tuyp 2 gây mỏi, đau, nhức hốc mắt điều trị thế nào?

    Tôi bị bệnh tiểu đường tuyp 2 hiện đang bị biến chứng mắt là mỏi, đau và nhức hốc mắt. Xin nhờ chuyên gia tư vấn cách điều trị?
    Icon
    Chào bạn,
    Ở người bệnh tiểu đường, ngoài những biến chứng trên thần kinh gây tê bì, châm chích; biến chứng tim mạch; biến chứng bàn chân và suy thận, thì mắt cũng là cơ quan rất dễ bị tổn thương. Bởi đường huyết tăng cao kéo dài có thể khiến hệ mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc, điểm vàng của mắt bị hư hại, làm thiếu hụt nguồn dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận này, dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc đái tháo đường, gây ra các triệu chứng nhìn mờ, nhìn nhòe, đau nhức hốc mắt…
    Để được điều trị kịp thời, chúng tôi khuyên bạn nên đến chuyên khoa Mắt của những bệnh viện lớn để được tiến hành thăm khám và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Bởi phát hiện sớm các mạch máu bất thường có thể giúp bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị như tiêm thuốc hoặc laser để triệt phá càng sớm càng tốt, ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
    Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn cùng cần kiểm soát tốt giá trị đường huyết thông qua việc dùng thuốc đúng chỉ định, ăn uống có kiểm soát và tập thể dục thường xuyên. Việc sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường để cải thiện biến chứng mắt, làm giảm tình trạng mờ nhòe, đau nhức hốc mắt như chia sẻ của một người bệnh sau đây cũng có thể là một giải pháp hiệu quả cho bạn lúc này:

    Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    HbA1c 7.2 đường huyết 6.7mmol/l có cần dùng thuốc điều trị không?

    Tôi đi khám được các chỉ số: HbA1c 7.2%, đường huyết 6.7mmol/l. Bác sĩ có chẩn đoán tôi bị bệnh tiểu đường, nhưng tại sao khi tôi đi khám bác sĩ lại không kê thuốc hạ đường huyết? Vậy trường hợp của tôi có cần dùng thuốc điều trị không?
    Icon
    Chào bạn,
    Đúng là với những chỉ số trên đã đủ tiêu chuẩn chấn đoán bạn mắc bệnh tiểu đường. Đây là bệnh lý mạn tính, hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và người bệnh cần điều trị theo nguyên tắc “kiềng ba chân”: dùng thuốc uống hạ đường huyết (hoặc tiêm insulin - hormon của tuyến tụy giúp đưa đường từ máu và tế bào trong các trường hợp cần thiết), ăn uống có kiểm soát và tập luyện.
    Tuy nhiên, để hạn chế tối đa liều lượng thuốc, rất ít trường hợp sẽ được sử dụng thuốc hạ đường huyết ngay khi mới được chẩn đoán. Với trường hợp của bạn cũng như vậy, có thể thấy đường huyết của bạn chưa thực sự quá cao, nếu điều chỉnh được chế độ ăn, tập luyện đều đặn thường xuyên để kiểm soát cân nặng có thể đưa đường huyết về mức thấp hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào giá trị đường huyết trong lần khám tiếp theo mà cân nhắc có nên cho bạn dùng thuốc hay không. Trên thực tế, đã có rất nhiều người bệnh tiểu đường nhờ kiểm soát tốt đường huyết mà trong vòng nhiều năm sau vẫn chưa phải sử dụng đến thuốc uống hạ đường huyết.
    Với người bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết là “kim chỉ nam”. Bởi việc làm này sẽ giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình phát sinh biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh… Thế nhưng, nhiều người bệnh tiểu đường ngay khi được chẩn đoán vì nóng vội mà muốn đưa đường huyết về giá trị càng thấp càng tốt. Việc này có thể đưa chính họ vào nguy hiểm. Do tiểu đường thường không được phát hiện ngay, đa số trường hợp được chẩn đoán sau nhiều năm mắc bệnh, nên khi đó cơ thể đã quen với chỉ số đường huyết cao, nếu đưa ngay về giá trị thấp có thể gặp phải biến chứng hạ đường huyết.
    Tuy chưa phải dùng thuốc, nhưng nếu bạn tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị, nhằm ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, đồng thời phòng ngừa biến chứng cũng là một trong những giải pháp hiệu quả, được nhiều bác sĩ khuyến cáo cho người bệnh. Để giúp bạn, chúng tôi xin gửi chia sẻ của rất nhiều người bệnh tiểu đường đã tìm được cách vượt qua quãng thời gian khó khăn khi mới được chẩn đoán tiểu đường, hy vọng nó sẽ thực sự có ích: https://www.youtube.com/watch?v
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Tê bì chân tay là do tai biến hay do tiểu đường?

    Bố tôi năm nay 56 tuổi, ông bị bệnh tiểu đường được gần 10 năm. Tháng 10 vừa rồi, ông bị tai biến mạch máu não, nhưng may mắn được phát hiện kịp và mang đi cấp cứu nên tình trạng của ông không nặng như những trường hợp khác. Khoảng hơn 10 ngày nay, ông có cảm giác tê bì, châm chích ở bàn tay và bàn chân khiến ông rất khó chịu. Xin nhờ chuyên gia có thể giải đáp giúp tôi là dấu hiệu tê chân tay mà ông gặp phải là di chứng sau tai biến hay là do biến chứng của bệnh tiểu đường? Chân thành cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Tê bì chân tay là tình trạng mà chân tay không cảm nhận được chính xác cảm giác đau, nóng hay lạnh. Nguyên nhân là do sự tổn thương của hệ thống mạch máu và các tế bào thần kinh dẫn tới việc dẫn truyền tín hiệu cảm giác thu được từ da, xương, cơ bắp đến não bộ bị ảnh hưởng, có thể là gián đoạn hoặc bị chặn lại hoàn toàn. Trong số rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng tê bì chân tay, thì tai biến mạch máu não và bệnh tiểu đường là thường gặp nhất.
    Thật khó có thể khẳng định chắc chắn rằng đâu mới là lý do thật sự dẫn tới những dấu hiệu mà bố bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, tê bì chân tay do bệnh tiểu đường hoặc sau đột quị sẽ có những dấu hiệu khác nhau giúp bác sĩ có thể phán đoán được chính xác nguyên nhân.
    - Tê bì chân tay do bệnh tiểu đường: Đây là một trong những biến chứng có thể gặp phải ở 70% người bệnh, nhất là ở những người mắc bệnh đã nhiều năm. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao kéo dài đã làm tổn thương hệ thống thần kinh ngoại biên và mạch máu nuôi dưỡng các cơ quan ở xa như tay và chân. Dấu hiệu ban đầu khi gặp phải là tê đầu ngón tay và ngón chân, sau đó mới lan lên cả bàn tay và bàn chân. Kèm theo đó, bố bạn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như ngứa ran, bỏng rát, châm chích như kim châm, chuột rút (vọp bẻ) xảy ra trong khi ngủ… lâu dần có thể gây mất hoàn toàn các cảm giác như đau, nóng và lạnh.
    - Tê bì chân tay sau tai biến mạch máu não: tê sau tai biến thường có cảm giác nặng nề hơn, một số người bệnh miêu tả rằng họ cảm thấy như bộ phận cơ thể đó đã không còn thuộc về mình, giống như có một bàn tay giả hoặc chân giả đang gắn trên thân thể của họ. Trong một số trường hợp, cảm giác này sẽ được cải thiện theo thời gian. Nhưng ngược lại, có những người các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn làm ảnh hưởng tới công việc hàng ngày. Mặt khác ở người bệnh sau tai biến, tê bì thường sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như liệt một nửa cơ thể, mặt lệch, méo mồm, khó nuốt, nói khó khăn…
    Với trường hợp của bố bạn, gia đình nên đưa ông quay lại bệnh viện tái khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này.
    Nếu là do biến chứng tiểu đường, bố bạn có thể phải sử dụng một số thuốc giảm đau và bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể trong việc bảo vệ bản thân tránh những tổn thương dù là nhỏ chẳng hạn như một vết xước. Bởi khi đó việc cảm nhận tổn thương từ da không rõ ràng, cùng với việc đường huyết cao sẽ khiến cho vết thương lâu lành, lan rộng và cuối cùng có thể tạo thành vết loét, hoại tử lớn, làm tăng nguy cơ phải đoạn chi ở người bệnh tiểu đường.
    Trong những trường hợp như vậy, cũng đã có rất nhiều người bệnh tìm được giải pháp cải thiện bệnh bằng cách sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt trị biến chứng tiểu đường, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh bị tê bì tay chân do tiểu đường nay đã khỏi qua chia sẻ dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8&index=3&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bố bạn nhiều sức khỏe!