Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Củ mài có chữa được bệnh tiểu đường không? Dùng như thế nào?

    Tôi có đọc được thông tin về Củ mài (còn gọi là Hoài sơn) có thể chữa được bệnh tiểu đường. Xin hỏi thông tin này có chính xác không?
    Icon
    Chào bạn,
    Củ mài hay Hoài sơn trước đây được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, nhờ công dụng giảm thèm ăn tinh bột, đồng thời làm giảm quá trình thủy phân tinh bột thành đường, nhờ đó giúp ổn định đường huyết sau ăn hiệu quả.
    Tại Việt Nam, nghiên cứu của TS, DS Trần Văn Dũng của Trường Đại học Y dược, Đại học Huế hoặc trường Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc đều có những bằng chứng khoa học chứng minh tác động hữu ích này của Củ mài.
    Bạn có thể tham khảo thông tin đầy đủ hơn về Củ mài qua bài viết: Hoài sơn giúp giảm đường huyết sau ăn ở người bệnh tiểu đường.
    Bệnh tiểu đường cho đến nay vẫn chưa được điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, mọi nỗ lực trong quá trình điều trị đều cố gắng ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng. Để làm được điều này, những giải pháp từ thảo dược chẳng hạn như Hoài sơn sẽ bổ trợ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Tại Việt Nam, để tăng khả năng kiểm soát đường huyết, phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, viện Thực phẩm chức năng đã cùng công ty Hồng Bàng sản xuất thành công viên nén Tpcn Hộ Tạng Đường chứa Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn. Sản phẩm đã được rất nhiều người bệnh tiểu đường chia sẻ có hiệu quả tốt, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sớm khỏe!
  • Icon

    Những cách làm giảm chỉ số HbA1c?

    Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường type 2, chỉ số HbA1c 10.5% thì đang nguy hiểm phải không? Vậy có giải pháp nào giúp làm giảm HbA1c về mức an toàn mà người bệnh tiểu đường nên đạt được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Chỉ số HbA1c đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết trong vòng 2 - 3 tháng. Nếu HbA1c > 7% sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho biết: tăng 1% HbA1c sẽ tăng 38% biến chứng trên mạch máu lớn, 40% biến chứng trên mạch máu nhỏ và tăng 38% nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, mục tiêu trong việc điều trị bệnh tiểu đường đó chính là phải đưa HbA1 xuống dưới 6.5%. Và nếu nhìn vào chỉ số của mẹ bạn, quả thật là rất nguy hiểm.
    HbA1c phản ảnh mức độ tăng đường huyết sau khi ăn và trong khi đói ở người bệnh tiểu đường. Đường huyết tăng cao sau ăn có thể là vì mẹ bạn chưa biết lựa chọn và phối hợp giữa các thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết sau ăn nhanh hay chậm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn cân đối giữa các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp, cao và trung bình để không làm tăng đường huyết sau ăn quá mức. Để cụ thể, chúng tôi xin gửi đến bạn bài viết sau: GI - Chỉ số đường huyết của thực phẩm.
    Để làm giảm đường huyết khi đói, mẹ bạn nên tuân thủ việc dùng thuốc khoa học, đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, chăm chỉ tập thể dục thường xuyên để tăng hoạt động của insulin. Bên cạnh đó, gia đình cũng có thể trao đổi với bác sĩ để xem xét có nên tăng liều, hoặc phối hợp thêm các thuốc điều trị bệnh tiểu đường hay không.
    Việc sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để làm giảm chỉ số HbA1c, đồng thời phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường cũng là giải pháp hữu ích được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích. Khác với những sản phẩm khác trên thị trường dành cho người tiểu đường, sản phẩm không những giúp làm giảm đường huyết khi đói mà còn mang lại tác dụng giảm đường huyết sau ăn hiệu quả, từ đó làm giảm HbA1c. Điều này là hoàn toàn trùng khớp với kết quả nghiên cứu của sản phẩm được thực hiện tại Trung tâm Oxy cao áp thành phố Hồ Chí Minh.
    Dưới đây là chia sẻ của rất nhiều người bệnh tiểu đường về Tpcn Hộ Tạng Đường, bạn cùng mẹ có thể tìm hiểu thêm:
    https://www.youtube.com/watch?v=Mgq4KmHFuUU&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=9
    Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    HbA1c bình thường, nhưng tại sao đường huyết tăng cao?

    Tôi đang mang thai ở tuần 29, đi khám được kết quả: HbA1c 4.47%, đường huyết lúc đói 5.2mmol/l, đường huyết sau uống 75gr glucose 1h 11.4mmol/l, sau 2h là 8.0mmol/l. Theo tôi được biết, HbA1c của tôi ở trong giá trị bình thường, nhưng tại sao đường huyết lại tăng cao?
    Icon
    Chào bạn,
    HbA1c là bức tranh toàn cảnh được sử dụng để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 - 3 tháng. Còn đường huyết là giá trị đo được ngay tại thời điểm đó, có nghĩa là giá trị này thay đổi tùy thuộc vào thời điểm đo, thực phẩm mà bạn ăn hoặc uống trước đó…. Vì vậy, việc có sự chênh lệch giữa giá trị HbA1c, đường huyết là hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra.
    Theo Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ được xác định như sau:
    - Đường huyết khi đói ≥ 5,3 mmol/l
    - Sau uống 75g glucose:
    +      Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
    +      Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
    Nếu có 2/3 chỉ số bất thường, bạn đã bị tiểu đường thai kỳ. Nếu có 1/3 chỉ số vượt ngưỡng thì bạn có nguy cơ cao. Như vậy, ở trường hợp của bạn, có thể thấy bạn đang nằm trong đối tượng có nguy cơ rất cao bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, bạn cần phải lưu ý kiểm soát thật tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kì kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn, cũng như thai nhi.
    Đa phần tiểu đường thai kỳ sẽ biết mất sau khi sinh con. Nhưng vẫn có nhiều khả năng bạn bị tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau 5 - 10 năm nếu việc kiểm soát đường huyết chưa thực sự tốt. Vì vậy, ngay sau khi sinh con, bạn vẫn cần tuân thủ chế độ ăn, tăng vận động cơ thể để đưa đường huyết về mức bình thường càng sớm càng tốt. Sau khi cai sữa cho bé, bạn cũng có thể tìm hiểu và sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm có thành phần chủ yếu từ thảo dược, rất an toàn, giúp ổn định đường huyết từ từ nên không gây hạ đường huyết quá mức. Nếu bạn sử dụng trong 3 tháng liên tiếp, một năm nhắc lại từ 1 - 2 lần có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai.
    Chúc bạn có nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Uống Diamicron MR trị đái tháo đường type 2 có tốt không?

    Tôi vừa đi khám và bác sĩ kết luận mắc đái tháo đường type 2, hiện được bác sĩ chỉ định uống thuốc Diamicron MR ngày 1 viên. Xin hỏi thuốc Diamicron MR trị đái tháo đường type 2 có tốt không?
    Icon
    Chào bạn,
    Diamicron MR (hoạt chất chính là Gliclazid) trị đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 có tác dụng giải pháp kéo dài. Nghĩa là chỉ cần sử dụng thuốc một viên trong ngày vào buổi sáng sớm để phát huy tác dụng hạ đường huyết trong vòng 24h.
    Thuốc Diamicron có tác dụng hạ đường huyết bằng cách kích thích tế bào beta tuyến tụy sản xuất insulin để đưa đường từ máu vào tế bào. Đặc biệt, thời gian tăng tiết insulin trùng với thời điểm sản xuất insulin tự nhiên của cơ thể, nên giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên như những người bình thường. Mặt khác Diamicron cũng có tác dụng phòng ngừa nguy cơ kết tụ hình thành cục máu đông, làm răng tiêu hủy cục máu đông, làm giảm xơ vữa mạch máu nên có thể sử dụng lâu dài để phòng ngừa biến chứng trên tim, não…
    So với các thuốc khác trong nhóm sulfonylurea, Diamicron cho hiệu quả tích cực hơn, làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng vi mạch, không làm tăng nguy cơ hạ đường huyết so với các thuốc còn lại. Chính vì vậy, khi bạn đã được cho bác sĩ chỉ định dùng thuốc thì bạn hoàn toàn an tâm, bởi Diamicron hiện nay cũng đã có mặt trong rất nhiều phác đồ điều trị bệnh ĐTĐ của bác sĩ.
    Khi sử dụng thuốc, điều bạn cần lưu ý là tuyệt đối không được ngưng, đổi, giảm hoặc tăng liều thuốc, bởi đây là tối kị với người bệnh. Song song với đó, bạn cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết về chế độ ăn và tập luyện thể thao để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết và biến chứng.
    Khi bị đái tháo đường, người bệnh sẽ có hàng trăm ngàn nỗi lo khác nhau, bởi đây là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng khó khăn chỉ là giai đoạn đầu mà chúng ta nên tìm cách tháo gỡ, bạn có thể làm được điều này bằng cách tìm hiểu thêm về bệnh, các phương pháp điều trị. Một giải pháp cũng khá hữu ích là lắng nghe chia sẻ của người bệnh tiểu đường đã kiểm soát được căn bệnh này, đường huyết ổn định, không bị biến chứng để tự đúc rút kinh nghiệm cho mình.
    Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì
    Dưới đây là những đoạn video ngắn chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu thêm:

    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Vì sao uống Diamicron MR 30mg ngày 1 viên còn loại 80mg là 2 viên?

    Tôi và người bạn của tôi đều được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2. Bạn tôi đang sử dụng viên Diamicron MR 30mg ngày 1 viên, còn tôi là viên Diamicron 80mg nhưng phải chia làm 2 lần uống trong ngày. Vậy để tiện thì tôi uống 1 lần được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Diamicron là thuốc có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2 nhờ có khả năng kích thích tế bào beta của tuyến tụy tăng sản sinh insulin, đồng thời làm giảm đề kháng insulin, từ đó hạ được đường huyết.
    Tùy thuộc vào từng dạng bào chế mà việc sử dụng Diamicron cũng không giống nhau. Với loại có thêm chữ MR ở đuôi thuốc, đây là dạng có tác dụng giải phóng kéo dài trong 24h để ổn định nồng độ thuốc trong máu. Do đó, người bệnh chỉ uống một viên mỗi ngày vào bữa ăn sáng trong ngày. Và với dạng thuốc trên bao bì không ghi chữ MR, tức là không có tác dụng giải pháp chậm, thời gian thuốc đạt hiệu quả cao nhất là trong 12h. Chính vì lý do này mà để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu, thuốc sẽ được chia làm 2 lần uống khác nhau trong ngày.
    Không có một phác đồ chung để trị bệnh tiểu đường, mỗi một người bệnh bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau, tùy thuộc vào đường huyết, thể trạng, có bệnh mắc kèm hay không. Do đó, bạn nên dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, đây cũng là điều mà người bệnh tiểu đường bắt buộc phải nhớ. Nếu bạn dùng luôn 1 lần trong ngày, có thể làm tăng tác dụng phụ hạ đường huyết trong khoảng 12h đầu tiên, và 12h tiếp theo do không có đủ nồng độ thuốc, sẽ khiến đường trong máu tăng cao.
    Khi bị bệnh tiểu đường, chắc hẳn bạn cũng biết, điều trị bệnh hiệu quả không hoàn toàn dựa vào thuốc trị của bác sĩ, mà cần kết hợp của nhiều giải pháp đồng bộ như ăn uống có kiểm soát, tập luyện thể dục thường xuyên. Nhưng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị được nhiều người dùng chia sẻ có hiệu quả, chẳng hạn như TPCN Hộ Tạng Đường.
    Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường


    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Bị tiền đái tháo đường uống Glucopha được không?

    Mẹ tôi đi khám tại viện tỉnh, đo đường huyết lúc đói được kết quả 6.9mmol/l. Bác sĩ chẩn đoán bị tiền đái tháo đường, nhưng không cho dùng thuốc và chỉ khuyên về ăn uống, luyện tập. Xin hỏi trường hợp của mẹ tôi dùng Glucopha có được không? Vì tôi được biết đây là thuốc hạ đường huyết rất an toàn, và tôi rất lo lắng mẹ có thể bị bệnh đái tháo đường sau này. Cảm ơn chuyên gia.
    Icon
    Chào bạn,
    Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là giai đoạn trước khi bệnh ĐTĐ type 2 được chẩn đoán, có thể kéo dài trung bình trong suốt 7 năm. Do đó, mẹ bạn hoàn toàn có một thời gian đủ dài để xây dựng cho mình “chiến lược” kiểm soát tốt đường huyết nhằm ngăn ngừa tiến triển thành bệnh ĐTĐ type 2 trong tương lai.
    Trong tất cả các nhóm thuốc điều trị bệnh ĐTĐ type 2, Glucopha (hoạt chất chính Metformin) là số rất ít các thuốc có thể chỉ định cho người tiền ĐTĐ. Bởi những nghiên cứu trước đó đã chứng minh đây là loại thuốc an toàn, hoạt động bằng cách làm giảm sản xuất đường ở gan, làm tăng độ nhạy cảm của insulin với tế bào. Thuốc cũng có tác dụng giảm cân ở những người bị béo phì, do đó làm giảm được nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2. Năm 2008, ADA (Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ) đã đồng ý sử dụng Glucopha để phòng ngừa ĐTĐ ở các đối tượng có nguy cơ rất cao, đó là bệnh nhân dưới 60 tuổi, bị béo phì (chỉ số khối cơ thể lớn hơn 35) hoặc đã từng có tiền sử bị ĐTĐ thai kỳ.
    Tuy nhiên, trong giai đoạn tiền ĐTĐ, không nhất thiết người bệnh phải sử dụng thuốc. Mà chỉ cần thông qua kiểm soát lại chế độ ăn, cân nặng và điều chỉnh lại lối sống để làm giảm đề kháng insulin - nguyên nhân gây tiền ĐTĐ.
    Nếu không được bác sĩ kê đơn thuốc, thì mẹ bạn không nên tự ý sử dụng Glucopha. Bởi điều đó là không cần thiết, và nếu dùng thuốc không đúng chỉ định sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn như nhiễm toan acid lactic có thể gây tử vong.
    Trước mắt, mẹ bạn hoàn toàn an tâm vì vẫn có một khoảng thời gian khá dài để có thể thay đổi tiền triển của tiền ĐTĐ. Để làm được điều này, các lời khuyên của bác sĩ là rất chính xác, trong chế độ ăn cần hạn chế đường và tinh bột, ăn nhiều chất xơ hòa tan; chăm chỉ luyện tập thể dục để giảm từ 5-10% so với trọng lượng hiện tại; hạn chế thức khuya, không ngồi nhiều, giảm căng thẳng trong cuộc sống.
    Sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường mỗi ngày 4 viên, cũng là một lựa chọn tốt cho mẹ bạn để làm giảm đề kháng insulin, ngăn ngừa tiến triển thành bệnh ĐTĐ type 2.
    Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!
     
  • Icon

    Có nên dừng thuốc Glucopha để dùng dây thìa canh, mướp đắng?

    Tôi mới phát hiện bệnh tiểu đường type 2 và tiến hành điều trị bằng thuốc Glucopha 500mg mỗi ngày một viên. Nhưng tôi năm nay mới 34 tuổi, nếu cứ dùng thuốc suốt đời thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, nên tôi muốn dùng và chuyển sang dùng dây thìa canh, mướp đắng có được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Bạn không nên bỏ thuốc Glucopha 500mg. Bởi khi bị tiểu đường type 2, có nghĩa là nồng độ hormon insulin (giúp đưa đường từ máu vào tế bào) bị giảm về số lượng hoặc chất lượng. Thuốc điều trị tiểu đường Glucopha (hoạt chất chính là Metformin) có thể giúp làm giảm đường huyết thông qua nhiều cơ chế khác nhau, đó là làm giảm sản xuất đường từ gan, ức chế hấp thu đường từ ruột và tăng hoạt tính của insulin với tế bào.
    Chính vì lý do đó mà khi bạn bỏ thuốc sẽ làm đường huyết tăng cao trở lại, đặc biệt sau khi ăn. Đường huyết tăng cao trước mắt có thể gây ra biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu có thể đe dạo tới tính mạng. Không những thế, về lâu dài, chúng còn tạo điều kiện cho các biến chứng xảy ra âm thầm trên tim, mắt, thận, thần kinh… mà bạn không biết.
    Trong bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao lâu dài sẽ làm tổn thương tới toàn bộ các cơ quan của cơ thể. Vì thế, mục tiêu chính khi trị bệnh là ổn định đường huyết, đồng thời kiểm soát tốt các biến chứng và bệnh mắc kèm như huyết áp cao, mỡ máu.
    Dây thìa canh và mướp đắng là 2 trong số nhiều vị dược liệu có khả năng làm giảm đường huyết, bạn có thể kết hợp sắc nước uống đúng liều lượng hàng ngày. Nhưng không nên uống quá nhiều vì chúng có thể gây hạ đường huyết đột ngột, ăn không ngon, tiêu chảy và suy nhược cơ thể.
    Ngoài dây thìa canh và mướp đắng thì một số thảo dược như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu cũng có thể giúp ổn định đường huyết tự nhiên. Khi được kết hợp cùng các chất chống oxy mạnh như Alpha lipoic acid cùng Câu kỷ tử sẽ giúp bảo vệ mạch máu, thần kinh, do đó phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả, làm giảm tác dụng phụ của thuốc tây và tăng hiệu quả điều trị.
    Hiện nay các thành phần này đã được nghiên cứu và bào chế trong Tpcn Hộ Tạng Đường – giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích cho người bệnh sử dụng.
    Dưới đây là chia sẻ của người bệnh khi sử dụng sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu thêm:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
  • Icon

    Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường Glucophage 500mg?

    Tôi mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2, bác sĩ có kê một viên Glucophage 500mg uống cùng với bữa ăn. Tôi được biết tiểu đường là căn bệnh phải dùng thuốc suốt đời, vậy để tăng hiệu quả của thuốc, có những lưu ý gì mà tôi nên biết hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Glucophage (hoạt chất là Metformin) 500mg là thuốc đầu bảng điều trị bệnh tiểu đường type 2 nhóm sulfonylurea. Cơ chế tác dụng của thuốc hiện nay chưa thực sự sáng rõ, có thể thông qua 3 con đường khác nhau đó là: làm sản sinh đường từ tế bào gan kết hợp với ức chế hấp thu glucose ở ruột và tăng nhạy cảm của insulin ở tế bào (hormon vận chuyển đường vào tế bào).  
    Để sử dụng Glucophage hiệu quả, giảm nguy ơ gặp phải tác dụng không mong muốn, dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:
    - Uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày để tránh quên liều. Nên uống ngay trong bữa ăn hoặc sau khi ăn xong nhằm làm giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
    - Khi quên liều, hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu liều đã quên gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều thuốc này để tránh quá liều.
    - Một số thuốc đang sử dụng có thể làm thay đổi tác dụng của Metformin như thuốc hạ áp , thuốc lợi tiểu, corticoid, các kháng sinh… Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu đang dùng những thuốc này.
    - Không uống rượu khi sử dụng thuốc vì nó có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát đường huyết, làm tăng khả năng gặp tác dụng không mong muốn là nhiễm toan lactic.
    - Khi sử dụng Glucophage bạn rất ít khi gặp phải tác dụng phụ hạ đường huyết, nhưng nếu bạn ăn uống quá kiêng khem thì cũng có thể gây hạ đường máu với những dấu hiệu đặc trưng như: run rẩy, lo âu, vã mồ hôi, xanh xao, đói cồn cào… Khi đó, bạn có thể ăn luôn một vài chiếc kẹo ngọt hoặc một chén cơm để đưa đường huyết về mức bình thường.
    - Glucophage có thể gây thiếu vitamin B12 khi sử dụng dài ngày với những dấu hiệu: thiếu máu, mệt mỏi, lo âu, hồi hộp…  Do đó, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu loại vitamin này trong sữa chua, phô mai, sò, hàu… để làm giảm sự thiếu hụt.
    Tuy Glucophage mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường, nhưng việc chữa trị sẽ không có nhiều hiệu quả nếu bạn thiếu đi chế độ ăn có kiểm soát và tăng cường luyện tập thường xuyên. Chính vì lý do này mà bạn nên lập một kế hoạch dài hạn cho bản thân, tích lũy đầy đủ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để làm “vũ khí” trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường.
    Chúng tôi xin gửi đến đến bạn chia sẻ của rất nhiều người bệnh tiểu đường về giải pháp giúp họ sống khỏe mạnh cùng căn bệnh này, tránh xa biến chứng, bạn có thể tìm hiểu thêm:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=1
    Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường

    Xem thêm: 
    - Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường
    Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!