Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Biến chứng tiểu đường gây tê ngứa tay có sản phẩm nào trị được không?

    Mẹ mình bị bệnh tiểu đường type 2, hiện 2 tay tê ngứa. Xin hỏi có sản phẩm nào trị được tình trạng này không, giá cả bao nhiêu và dùng trong bao lâu?
    Icon
    Chào bạn,
    Biểu hiện 2 tay tê ngứa mà mẹ bạn đang gặp phải rất có thể là dấu hiệu của biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường. Bởi quá trình đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương mạch máu nuôi dưỡng thần kinh, đồng thời tổn thương trực tiếp tới tế bào thần kinh làm gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu. Thời gian đầu mẹ bạn có thể bị tê, ngứa, nặng dần có thể dẫn tới đau, nóng bỏng rát trên da, cuối cùng mất cảm giác nhận biết nóng, lạnh và làm tăng nguy cơ đoạn chi. Nhưng để loại trừ do nguyên nhân khác, bạn nên sớm đưa mẹ đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán đúng bệnh.
    Trong trường hợp mẹ bạn đã chắc chắn bị biến chứng tiểu đường, mẹ bạn có thể sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm tuy không phải là thuốc điều trị, nhưng sẽ là giải pháp bổ trợ làm nâng cao hiệu quả cải thiện biến chứng thần kinh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng mới xuất hiện. Về lâu dài khi sử dụng sản phẩm sẽ giúp phục hồi chức năng tuyến tụy - tuyến tiết insulin, tăng hoạt động của insulin với tế bào nên ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững.
    Giá của sản phẩm Hộ Tạng Đường bán trên thị trường 175.000đ/1 hộp/30 viên. Bạn có thể mua được với giá rẻ hơn 5.000-10.000đ tùy từng nhà thuốc và số lượng hộp.
    Một liệu trình sử dụng tối thiểu của sản phẩm để có hiệu quả nên từ 3-6 tháng với liều 4 viên/2 lần/ngày. Sau đó khi đã có hiệu quả, bạn có thể giảm liều 2 viên/2 lần/ngày dùng thường xuyên liên tục hoặc uống nhắc lại 1-2 đợt trong năm.
    Chúng tôi gửi bạn một số chia sẻ của người bệnh tiểu đường khi sử dụng sản phẩm dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
  • Icon

    Chỉ số đường huyết 6.7mmol/l có sao không?

    Tôi đi xét nghiệm máu lúc đói được chỉ số 6.7mmol/l. Xin hỏi giá trị này có tốt không?
    Icon
    Chào bạn,
    Do thông tin bạn cung cấp khá chung chung, chúng tôi chưa rõ bạn đã bị tiểu đường hay chưa nên sẽ giải đáp trong 2 trường hợp:
    1. Trường hợp bạn chưa bị bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết khi đói là 6.7mmol/l có nghĩa rằng bạn đang ở trong giai đoạn “cửa ngõ” của bệnh tiểu đường, được gọi là rối loạn dung nạp glucose hoặc tiền tiểu đường. Nghĩa là khi đó đường huyết đã cao hơn ngưỡng giá trị bình thường (3.9 - 5.6mmol/l) nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường (lớn hơn 7mmol/l). Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, bởi nếu bạn kiểm soát tốt đường huyết, bạn vẫn có 70% cơ hội không tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai. Thông tin trong bài viết: Biện pháp giúp tiền tiểu đường không trở thành bệnh tiểu đường typ2 sẽ hướng dẫn khá chi tiết các giải pháp giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này.
    2. Trường hợp bạn đã bị bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc của bác sĩ và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, thì giá trị hiện tại đang khá tốt. Các chuyên gia tiểu đường khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên duy trì chỉ số đường huyết trong khoảng:
    - Chỉ số đường huyết khi đói:
    + Người bệnh dưới 59 tuổi và chưa có biến chứng: 4.4 - 6.7mmol/l (80 - 120mg/dL)
    + Người bệnh trên 60 tuổi hoặc đã có biến chứng: 5.6 - 10 mmol/l (100 - 180mg/dL)
    - Chỉ số đường huyết sau ăn 2h:
    + Người tiêm insulin:
    + Người đang sử dụng thuốc uống:
    - HbA1c
    Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn đọc thông tin trong bài viết sau: Chữa bệnh tiểu đường: Giải pháp nào hiệu quả?. Đồng thời lắng nghe thêm chia sẻ của người bệnh về hành trình tìm kiếm giải pháp kiểm soát bệnh tiểu đường TẠI ĐÂY.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Cần làm gì để bảo vệ gan khi bị tiểu đường?

    Tôi đã bị bệnh tiểu đường cách đây 4 năm, vẫn dùng thuốc của bác sĩ kê đơn và ăn uống kiêng khem chất bột, đường. Tôi lo sợ rằng, mắc bệnh tiểu đường lâu năm có thể gây ảnh hưởng không tốt tới gan. Chuyên gia có thể cho tôi một số lời khuyên về những biện pháp cần làm để bảo vệ gan khi mắc bệnh tiểu đường? Chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ. Đó là do rối loạn chuyển hóa đường sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo và làm chúng tích tụ ở trong gan - đây là lý do, bạn ăn uống kiêng khem nhưng gan vẫn bị nhiễm mỡ.
     Béo phì, rối loạn mỡ máu, huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Nhưng ở người bệnh tiểu đường type 2, cứ 2 người, sẽ có 1 người sẽ bị bệnh gan nhiễm mỡ sau vài năm bị bệnh.
    Đúng như điều lo lắng của của bạn, gan nhiễm mỡ sẽ làm suy giảm chức năng gan, gây tăng men gan, xơ gan. Nhưng có lẽ điều mà các bác sỹ lo ngại nhất vẫn là gan nhiễm mỡ sẽ làm gia tăng tình trạng đề kháng insulin, làm cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn.
    Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường:
    1. Kiểm soát tốt đường huyết trong giới hạn đã được chứng minh có khả năng làm giảm gan nhiễm mỡ và các biến chứng khác trong bệnh tiểu đường
    2. Duy  trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Giảm cân - nếu thừa cân hoặc béo phì.
    3. Kiểm soát huyết áp dưới mức 130/80mmHg – nếu  bị huyết áp cao nhưng chưa có bệnh thận.
    4. Kiểm soát mỡ máu trong giới hạn cho phép bằng thuốc, bằng chế độ ăn tăng rau xanh, giảm chất béo, giảm chất bột đường. 
    5. Không sử dụng rượu bia, thức uống có cồn
    6. Duy trì tập thể dục thường xuyên mỗi ngày 1 giờ và ít nhất 5 ngày/tuần.
    Ngoài ra, định kỳ 6 tháng/lần, bạn nên đến bệnh viện để được siêu âm làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan.
    Sử dụng tpcn Hộ Tạng Đường cùng với thuốc điều trị và chế độ ăn uống, tập luyện có kiểm soát, cũng là cách để ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, đồng thời giúp ổn định đường huyết, giảm đề kháng insulin và cải thiện biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. 
    Bạn xem thêm phản hồi của người sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường ở TẠI ĐÂY.
     Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm cho thai nhi không?

    Tôi đang mang thai ở tuần thứ 28, đi khám bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Xin hỏi đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm cho thai nhi không?
    Icon
    Chào bạn,
    Đường huyết tăng cao trong thời gian dài nếu không được điều chỉnh sẽ có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh, thai to, kém phát triển, đa ối, xảy thai, chết lưu… Nhưng bạn không cần quá lo lắng, bởi các rủi ro trên thai nhi tỷ lệ không cao. Nếu sớm điều chỉnh được đường huyết về giá trị cho phép, thì hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa các biến chứng này.
    Trước mắt, bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, lập cho mình một chế độ ăn, uống khoa học. Bạn nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường có khả năng hấp thu nhanh như sữa đặc, nước ngọt, bánh kẹo... và hạn chế các đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng. Ăn giảm mỡ, giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, chất xơ và bổ sung thêm trái cây (cam, quýt, bưởi, xoài…). Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hay quá đói. Tập luyện thể dục như đi bộ 15 - 30p và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần.
    Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, mức đường huyết người bệnh đái tháo đường thai kỳ nên đạt được là:
    - Đường huyết lúc đói: 3.4 - 5.8mmol/l
    - Đường huyết 1 giờ sau ăn
    - Đường huyết 2 giờ sau ăn
    Nếu sau 1 thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và theo dõi định kỳ, đường huyết được kiểm soát tốt, cả mẹ và thai nhi sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, không có gì nguy hiểm. Trước mắt, bạn chỉ cần tuân thủ đúng lời khuyên của bác sỹ, và giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không nên lo lắng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
    Hầu hết đái tháo đường thai kỳ sẽ tự hết sau sinh, nhưng về lâu dài, đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong tương lai. Chính vì vậy, ngay tại thời điểm sau sinh, bạn vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường khi đã cai sữa hoàn toàn cho con. Sản phẩm sẽ giúp ổn định đường huyết, từ đó phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường.
    Chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Bệnh tiểu đường thai kỳ có chữa được không? Chuyên gia giải đáp

    Tôi đang mang thai ở tuần 28, khi đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Hiện nay tôi đang rất lo lắng, không biết căn bệnh này có thể chữa khỏi được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi rất thông cảm và thấu hiểu cho tâm trạng của bạn lúc này. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, bởi tiểu đường thai kỳ thường sẽ tự hết sau khi sinh. Một số trường hợp, tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện trở lại khi bạn mang thai những lẫn tiếp theo, hoặc tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai. Nhưng vẫn có những giải pháp hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa những nguy cơ này.
    Trong vấn đề điều trị tiểu đường thai kỳ hiện nay, các bác sĩ có thể đã tư vấn cho bạn khá chi tiết về những việc cần làm, đó chính là luôn luôn lên kế hoạch cụ thể về chế độ ăn trong ngày, tăng cường hoạt động thể chất... Một số trường hợp đặc biệt có thể phải sử dụng insulin đường tiêm để kiểm soát đường huyết. Việc điều trị này không chỉ xảy ra trong quá trình bạn mang thai và còn kéo dài trong khoảng thời gian sau khi sinh để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường.
    Các chuyên gia khuyến cáo, giá trị đường huyết mà bạn nên đạt được là:
    -  Trước khi ăn sáng: ≤ 95 mg/dl (5.3mmol/l)
    -  Sau khi ăn 1h: ≤ 140 mg/dl (7.8mmol/l)
    -  Sau khi ăn 2h: ≤ 120 mg/dl (6.7mmol/l)
    Ngay sau khi cai sữa cho con, để nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh tiểu đường, ngoài việc giảm cân, lựa chọn thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Được bào chế chủ yếu từ các dược liệu quý có công dụng làm giảm đề kháng insulin (nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ), tăng cường khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, đồng thời làm gan tăng tân tạo glycogen từ glucose nên sản phẩm sẽ giúp ổn định đường huyết an toàn và bền vững.
    Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về bệnh tiểu đường thai kỳ, kế hoạch chăm sóc trong thời gian mang thai và sau khi sinh trong bài viết sau: Nhận biết tiểu đường thai kỳ và chăm sóc sau sinh
    Chúc bạn và thai nhi khỏe mạnh!
  • Icon

    Thuốc chống biến chứng tiểu đường?

    Tôi mắc bệnh tiểu đường được 5 năm, hiện chưa bị biến chứng. Nhưng một số người bạn của tôi mắc căn bệnh này, người đã bị suy thận độ 2, người bị mắt mờ... nên tôi rất lo lắng. Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi loại thuốc chống biến chứng tiểu đường.
    Icon
    Chào bạn,
    Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ thông báo rất rõ ràng về những biến chứng mà bạn có thể gặp phải trên tim, mắt, thận, thần kinh... Để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, điều cần thiết là cần sự kết hợp giữa nhiều giải pháp đồng bộ, đó chính là: kiểm soát tốt đường huyết thông qua sử dụng thuốc, chế độ ăn, luyện tập; kiểm soát tốt các bệnh cơ hội và bổ sung sớm các hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng giảm stress oxy hóa, chống viêm.
    Hiện nay, để điều trị bệnh tiểu đường, chỉ có các thuốc giúp hạ đường huyết, kiểm soát bệnh mắc kèm chứ không có thuốc chống biến chứng. Nhưng bạn đừng quá thất vọng, bởi vẫn có những sản phẩm bổ trợ tuy không phải là thuốc, nhưng sẽ mang lại tác dụng đặc biệt hữu ích trong việc ngăn chặn và cải thiện biến chứng.
    Cơ chế sinh biến chứng tiểu đường là do quá trình stress oxy hóa đã kích hoạt phản ứng viêm mạch máu và tế bào, gây suy giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, song song với mục tiêu ổn định đường huyết thì cần tăng cường mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, đặc biệt là các chất chống oxy hóa nội sinh để chống lại quá trình sinh biến chứng.
    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sự gia tăng hàm lượng Alpha lipoic acid - chất chống oxy hóa ưu việt bởi ưu thế thấm tốt trong mọi môi trường, giúp phục hồi các chất chống oxy hóa đã mất tác dụng cùng các hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên trong Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn, kết hợp cùng hoạt chất chống viêm trong rễ củ Mạch môn đã được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả, cùng lúc mang lại 2 lợi ích to lớn là ngăn ngừa biến chứng và ổn định đường huyết bền vững.
    Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy sự có mặt của các thành phần này trong sản phẩm mang tên Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường. Sản phẩm đã được rất nhiều người bệnh chia sẻ hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây:
    Cách ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng để chung sống với bệnh tiểu đường 
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường?

    Mẹ tôi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cách đây 2 tháng. Lúc phát hiện, gia đình tôi có cho bà nằm viện hơn 2 tuần để các bác sĩ theo dõi. Khi ra viện, bác sĩ cho bà sử dụng Metformin 500mg ngày. Hàng ngày tôi đo đường huyết cho mẹ đều đặn, tất cả các giá trị đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng tôi vẫn rất lo cho sức khỏe của bà, vì vậy nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường để đạt hiệu quả tốt. Chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi thấu hiểu cảm giác không dễ dàng gì khi biết tin người mẹ thân yêu của mình mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh sự cố gắng của mẹ bạn trong quá trình điều trị thì tình yêu thương, sự săn sóc của con cái sẽ vừa là nguồn động viên tinh thần, cũng vừa là động lực giúp mẹ bạn kiểm soát căn bệnh này hiệu quả.
    Việc xây dựng một chiến kế hoạch quản lý dài hạn để kiểm soát bệnh tiểu đường là hoàn toàn đáng hoan nghênh. Nhất là ở những người có tuổi, sức khỏe của độ minh mẫn không còn được như khi còn trẻ, họ sẽ cần nhiều hơn sự giúp đỡ của con cái. Những thông tin về kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường đã được các Dược sĩ biên tập khá đầy đủ trong bài viết: Chăm sóc người bệnh tiểu đường bạn nên dành thời gian đọc sớm. Nếu có những thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ cụ thể.
    Tiểu đường là một căn bệnh có tính chất nguy hiểm, bởi sự tiến triển âm thầm trong nhiều năm cho đến khi được phát hiện có thể kéo dài 5-10 năm đã làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Các chuyên gia Tiểu đường nhận định, số trường hợp tử vong khi mắc bệnh tiểu đường không đến từ việc đường huyết tăng cao, mà chính là những biến chứng do căn bệnh này gây ra trên tim, thận, thần kinh...
    Chính vì những lý do này mà trước mắt, mẹ bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉnh định điều trị của bác sĩ. Kết hợp đồng bộ giữa việc dùng thuốc, ăn uống có kiểm soát và tích cực luyện tập thể dục. Để nâng cao hiệu quả điều trị, nhằm phòng ngừa biến chứng tiểu đường, mẹ bạn cũng có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Đây là một trong sốt rất ít những giải pháp hỗ trợ điều trị dành cho người tiểu đường được các bác sĩ và người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bạn có thể tìm hiểu những chia sẻ của người bệnh khi dùng sản phẩm được chúng tôi ghi nhận dưới đây:
    Cách ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng để chung sống với bệnh tiểu đường
    Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Thực hư quả cau cảnh chữa bệnh tiểu đường?

    Một số người bạn của tôi dạo gần đây có chia sẻ bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ quả cau cảnh và trái cóc dại. Xin chuyên gia cho biết dùng bài thuốc này có hiệu quả hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Dựa vào các tài liệu nghiên cứu ghi nhận được, ở trên thế giới, một số nhà khoa học đã tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của họ Arecaceae (họ Cau) có nguồn gốc từ Mỹ. Trong đó có nhắc đến tác dụng dược lý của trái cau cảnh (tên khoa học Roystonea regia) đã được một số nơi sử dụng để hỗ trợ trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới mang tính thống kê, chưa đi sâu vào việc tìm hiểu thành phần, tác dụng của chúng với người bệnh tiểu đường. 
    Do đó, về mặt cơ sở khoa học, chuyên gia không khuyến cáo người bệnh sử dụng bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng trái cau cảnh và trái cóc dại. Nhất là một số người cho rằng bài thuốc kể trên có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, ngưng toàn bộ thuốc tây của bác sĩ, từ đó có thể dẫn tới những hệ lụy khó lường trước.
    Người bệnh đang tìm hiểu giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ thảo dược nên tham khảo các sản phẩm thực phẩm chức năng từ công ty uy tín. Việc bào chế thảo dược dưới dạng viên nén không chỉ giúp người bệnh sử dụng dễ dàng mà còn đảm bảo hiệu quả, an toàn hơn so với hãm sắc thông thường.
    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường là một trong những sản phẩm thảo dược ra đời sớm nhất, được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm điều trị Oxy Cao áp TP. HCM về tác dụng hỗ trợ cải thiện đường huyết, HbA1C, mỡ máu và biến chứng tiểu đường:

    Cố TS. BS Lương Lễ Hoàng - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM nói về tác dụng của Hộ Tạng Đường

    Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường

    Chúc gia đình bạn sức khỏe!

    Thân mến!