Cách chế biến món ăn cho người tiểu đường?

  • Icon

    Làm thế nào để chế biến món ăn cho người bị tiểu đường để vẫn đảm bảo được dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết?

    Icon

    Chào bạn,

    Chọn thực phẩm mới chỉ là bước đầu trong chế độ ăn khoa học cho người bệnh tiểu đường. Cách chế biến thực phẩm cũng vô cùng quan trọng để không làm mất hoặc giảm thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm, mà vẫn đảm bảo không gây tăng đường huyết.

    Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn:

    - Nướng: dùng nhiệt khô để làm chín thực phẩm, thường thêm gia vị để tạo màu sắc, mùi vị hấp dẫn cho món ăn. Với các món nướng ở nhiệt độ cao, bạn nên sử dụng mỡ hoặc bơ động vật sẽ tốt hơn dùng dầu thực vật. Bởi ở nhiệt độ cao, dầu thực vật có thể bị biến đổi, trở thành chất không có lợi cho sức khỏe.

    - Hấp: dùng nhiệt ẩm làm chín thực phẩm như rau hay các loại hải sản. Với cách nấu này, thực phẩm không bị chìm trong nước nên màu sắc không thay đổi. Hấp cũng là một trong những cách chế biến thực phẩm thường được áp dụng cho người bệnh tiểu đường, vì vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng.

    - Áp chảo: làm chín thức ăn nhanh chóng trong chảo cạn ở nhiệt độ trung bình cao, cách nấu này làm chín thực phẩm nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và mùi vị. Tuy nhiên, khi chế biến nên cắt mỏng thực phẩm để đảm bảo độ chín.

    - Xào: chế biến được đa số loại thực phẩm, nhanh chóng, dễ làm, dễ thực hiện. Với cách chế biến này, người bệnh tiểu đường nên hạn chế, bởi vì phải sử dụng lượng dầu mỡ khá nhiều. Nên sử dụng dầu thực vật để chiên xào.

    - Hầm hoặc luộc: thích hợp với những loại thức ăn cứng, cần thời gian nấu lâu. Nhược điểm: một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phân hủy do nhiệt độ cao.

    Ngoài ra, với rau hay các loại củ quả tươi như cà chua, xà lách, bơ, hành tây,… bạn có thể biến tấu thành các món salad vừa dễ ăn, dễ thực hiện mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng tối đa do không thực phẩm không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

    Với những cách chế biến thực phẩm như trên và chế độ tập luyện, ăn uống khoa học, bạn hoàn toàn có thể sống chung hòa bình với căn bệnh này.

    Chúc bạn khỏe mạnh!

Câu hỏi chuyên gia