Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Hạ đường huyết và rượu?

    Tôi 36 tuổi, mắc tiểu đường type 2. Vì công việc của tôi là phải đi công tác và tiếp khách liên tục. Cho tôi hỏi rượu có hại gì cho bệnh của tôi không?
    Icon
    Chào bạn,
    Rượu không chỉ có tác hại trực tiếp đến cơ thể mà về lâu dài còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt ở những người bệnh tiểu đường lại càng cần phải chú ý đến hiện tượng hạ đường huyết khi uống rượu.
    Rượu kích thích tuyến tụy tăng bài tiết insulin. Uống rượu có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết kéo dài ở bệnh nhân tiểu đường type 2 đang điều trị với thuốc hạ đường huyết hay insulin. Trong một số trường hợp hạ đường huyết thậm chí còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với tăng đường huyết.
    Cách giúp bạn hạn chế hiện tượng hạ đường huyết:
    - Nếu  có dấu hiệu hạ đường huyết, tuyệt đối không được uống rượu
    - Nên ăn trước khi uống rượu và tránh uống rượu khi đói.
    - Tránh các thức uống chứa caffeine và có gas, những thức uống này làm tăng hấp thu của rượu vào máu.
    - Nên ăn bữa phụ  sau khi uống rượu, đặc biệt là trước khi đi ngủ nhằm tránh hạ đường huyết về đêm.
    - Chú ý đến tình trạng cơ thể khi uống rượu, luôn giữ thuốc (như insulin hoặc viên glucose) để ứng phó kịp thời với hiện tượng đường huyết tăng giảm thất thường.
    Dù vậy, nếu không phải ở những trường hợp bất đắc dĩ thì bạn nên tránh uống rượu  càng sớm càng tốt.
    Bên cạnh việc giữ cho đường huyết ổn định thì việc phòng ngừa biến chứng do tiểu đường cũng quan trọng không kém. Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng sớm những sản phẩm hỗ trợ như Tpcn Hộ Tạng Đường với liều 4 viên/ngày/2 lần để ổn định đường huyết tự nhiên, phòng chống biến chứng tiểu đường hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về tác dụng và hiệu quả của sản  phẩm, bạn có thể xem thêm những chia sẻ tại đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Ăn nhiều chất bột, đường có gây ra bệnh tiểu đường?

    Tôi thấy bị bệnh tiểu đường thường được khuyên là phải kiêng ăn chất bột, đường. Có phải ăn nhiều chất bột, đường gây ra bệnh tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Chất bột, đường (hay carbohydrate) không gây ra bệnh tiểu đường, tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều năng lượng từ carbohydrate hoặc các loại thực phẩm khác có thể dẫn đến bệnh tiểu đường ở một số người.
    Thông thường khi ăn, lượng đường trong máu tăng lên tương ứng với insulin - hormone do tuyến tụy sản xuất. Insulin giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ glucose từ máu tạo ra năng lượng hoặc dự trữ như chất béo. Những người bị bệnh tiểu đường là do cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc đề kháng với insulin, hoặc cả hai. Kết quả là glucose trong máu tăng cao làm các tế bào không tạo ra đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, về lâu dài, quá trình này có thể gây tổn hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể: mạch máu, tim, thận, mắt, bàn chân…
    Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường bao gồm tuổi già, béo phì, ít vận động hoặc do di truyền. Chế độ ăn nhiều calo vượt quá nhu cầu của cơ thể, đi đôi với việc ít vận động và thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Đặc biệt những người có tiền sử bệnh tiểu đường trong gia đình. 
    Tuy nhiên, nhiều người có nguy cơ cao có thể không mắc bệnh tiểu đường nếu tập thể dục thường xuyên và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Hơn nữa, những người tiền tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường) cũng nên dùng sớm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, nổi bật trong số đó là Tpcn Hộ Tạng Đường. Được sản xuất hầu hết từ các vị dược liệu truyền thống như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử… sản phẩm sẽ giúp phục hồi một phần chức năng tuyến tụy, tăng cường khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó ổn định đường huyết, phòng nguy cơ tiến triền bệnh tiểu đường.
    Chúc bạn khỏe mạnh!
  • Icon

    Đổ mồ hôi có kiến có phải bệnh tiểu đường không

    thưa bác sĩ binh thường con tôi rất nghịch và đổ nhiều mồ hôi. mấy hôm nay tôi thay áo và để như vậy tầm1,2h mới giặt khi lấy giặt tôi thấy nhiều kiếm bâu.bs cho tôi hỏi như vậy có phải tiểu đường k ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Thành phần của mồ hôi thường gồm nước, muối khoáng, acid lactic, bã nhờn, ure,...chính những chất này có thể là nguyên nhân thu hút côn trùng chẳng hạn như kiến. Vì vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng.
    Còn về việc muốn biết có mắc bệnh tiểu đường hay không, thì bạn phải đưa cháu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm đo chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết chính là cơ sở để các bác sỹ chẩn đoán bệnh tiểu đường.
    Thân mến!
  • Icon

    Cách nhận biết bệnh tiểu đường? Đường huyết 7.1 đã mắc bệnh chưa?

    Chào bác sỹ:
    Mẹ cháu đi khám bệnh lúc vừa ăn no xong với chỉ số đường huyết là 15.2. Bà nghĩ do đợt tết bà ăn nhiều bánh chưng, đồ ngọt nên bị như thế, sau đó bà thực hiện chế độ ăn kiêng khoảng 1 tháng thì xuống còn 8.4, nửa tháng sau bà đi khám lại còn 7.1 và vẫn kiên quyết không uống thuốc. Vậy bác sỹ cho cháu hỏi, trường hợp của bà là đã bị tiểu đường nặng chưa, và có phải uống thuốc điều trị và chế độ ăn của người tiểu đường không ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Muốn biết chính xác bị tiểu đường hay chưa thì bạn cần phải đưa bác đi khám lại và phải dựa vào chẩn đoán của bác sỹ. Tuy nhiên, nếu ở lần khám gần nhất của bác, chỉ số đường huyết là 7.1 mmol/l (đo vào thời điểm nhịn ăn ít nhất 8h) thì mẹ bạn đã mắc đái tháo đường rồi và việc dùng thuốc điều trị để kiểm soát đường huyết là rất cần thiết, vì nếu không kiểm soát tốt đường huyết, rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm về sau. Hiện tại, bác đã thay đổi ăn uống, kiêng khem rất tốt, tuy nhiên để chắc chắn bạn nên khuyên bác đi khám lại và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ (nếu có).
    Hơn nữa, việc phát hiện bệnh tiểu đường và phòng ngừa sớm biến chứng do tiểu đường rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ đến cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chính vì vậy, hiện tại nếu có điều kiện mẹ bạn nên dùng sớm sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường với liều liều 4 viên/ngày/2 lần và duy trì liên tục ít nhất từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhiều người bệnh tiểu đường giai đoạn muộn, mắc nhiều biến chứng phối hợp đã sử dụng sản phẩm và cải thiện rất tốt, bạn có thể xem thêm những chia sẻ của họ:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&index=2&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Thân mến!
  • Icon

    Tại sao đường huyết ổn định nhưng vẫn gặp biến chứng?

    Tôi bị tiểu đường đã 9 năm nay nhưng cơ bản đường huyết vẫn kiểm soát được, khoảng 7 đến 8 mmol/l, ít khi lên 9 hoặc 10. Gần đây tôi có biểu hiện teo cơ ngón tay cái, teo cơ cánh tay phải, tay phải rất khó vận động: cầm bút, cầm đũa, gài nút áo vô cùng khó khăn, thỉnh thoảng các cơ trên cơ thể: tay trái, vai,… có biểu hiện co giật. Tôi vẫn ăn uống, ngủ nghỉ, đi tiểu bình thường. Vậy đó có phải là biến chứng của tiểu đường không? Tại sao đường huyết của tôi ổn định mà vẫn gặp phải biến chứng?
    Icon
    Chào bạn,
    Những biểu hiện của bạn rất có thể là do biến chứng lên cơ xương khớp và biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. Mặc dù, đường huyết của bạn kiểm soát tốt và ổn định nhưng biến chứng vẫn xuất hiện như một quy luật tất yếu ở người bệnh tiểu đường. Trước mắt, chúng tôi khuyên bạn nên sớm đến bệnh viện để được kiểm tra toàn diện. Khi có chản đoán chính xác, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
    Ngoài ổn định đường huyết là mục tiêu ưu tiên chính trong điều trị bệnh tiểu đường, thì việc tăng cường chất chống oxy hóa để hỗ trợ điều trị biến chứng đang mắc phải và phòng ngừa biến chứng mới xuất hiện cũng là một giải pháp cho hiệu quả cao. Bởi người bệnh tiểu đường do sự rối loạn chuyển hóa nên sản sinh ra nhiều gốc tự do hơn. Chính những gốc tự do này là nguyên nhân dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bởi vậy, bổ sung các chất chống oxy hóa từ các sản phẩm có trong Tpcn Hộ Tạng Đường là giải pháp toàn diện để phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường hiệu quả.
    Trong thành phần sản phẩm có chứa Hoài sơn, Mạch môn giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Đồng thời thành phần Alpha lipoic acid, Nhàu và Câu kỷ tử tạo nên mạng lưới các chất chống oxy hóa dày đặc, thấm tốt vào mô thần kinh, giúp bảo vệ mạch máu, bảo vệ tế bào thần kinh từ đó hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường hiệu quả.
    Trong rất nhiều năm trên thị trường, chúng tôi đã ghi nhận được không ít trường hợp người bệnh đã tìm ra giải pháp để sống khỏe mạnh hơn với căn bệnh tiểu đường, xin được chia sẻ với bạn một câu chuyện như thế:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tpcn Hộ Tạng Đường có tác dụng như thế nào với người bệnh tiểu đường lâu năm?

    Tôi (nam giới) 62 tuổi, bị tiểu đường khoảng 20 năm rồi. Trước đây tôi chỉ uống thuốc hạ đường huyết, khoảng 2 năm nay bác sỹ chỉ định cho tôi tiêm insulin, đường huyết của tôi luôn được kiểm soát tốt từ 95 - 120 mg/dl. Nhưng tôi lại có nhiều biến chứng như viêm đa rễ thần kinh ngoại biên, ù tai, mắt mờ, nóng rát ngoài da và hay bị nhiễm trùng tiết niệu. Xin hỏi trường hợp của tôi có sử dụng được Tpcn Hộ Tạng Đường không? Với tình trạng bệnh lâu năm và nhiều biến chứng trầm trọng như vậy, Tpcn Hộ Tạng Đường có tác dụng hỗ trợ được không? Xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi xin lần lượt giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:
    1. Bạn hoàn toàn có thể dùng được Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường. Tuy không thể thay thế được thuốc, nhưng TPBVSK Hộ Tạng Đường sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giúp bảo vệ mạch máu, bảo vệ các tế bào thần kinh, ổn định đường huyết, từ đó giúp làm giảm triệu chứng mà bạn đang gặp phải, đồng thời phòng ngừa nguy cơ bị hoại tử chi, suy thận, thoái hóa võng mạc....
    2. Lợi ích của TPBVSK Hộ Tạng Đường mang lại không thay đổi. Nhưng do bạn đang bị bệnh lâu năm, gặp phải nhiều biến chứng phối hợp nên bạn cần kiên trì sử dụng ít nhất trên 6 tháng mới có hiệu quả cải thiện rõ rệt. Bởi biến chứng tiểu đường chính là hậu quả của quá trình đường huyết tăng cao kéo dài làm tăng các gốc tự do (rác thải của quá trình chuyển hóa) gây phá hủy mạch máu, các tế bào thần kinh, từ đó dẫn tới rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Với cơ chế tác động vào việc bổ sung cho cơ thể hệ thống các chất chống oxy hóa toàn diện, giúp trung hòa và loại bỏ các rác thải chuyển hóa trong cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm cần phải có thời gian đủ dài để thiết lập và điều chỉnh được rối loạn.
    Bạn nên dùng với liều 4 viên/ 2 lần/ ngày, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h. Khi sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường cùng insulin, bạn uống cách xa thời điểm tiêm insulin từ 1 -2 h tiếng, đồng thời kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh hạ đường huyết. Cho dù hiện nay đường huyết của bạn đang được kiểm soát khá tốt, tuy nhiên bạn cũng phải chú ý đến chế độ ăn uống có kiểm soát và tập thể dục đều đặn.
    TPBVSK Hộ Tạng Đường đã có mặt một thời gian khá lâu trên thị trường và được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bạn có thể lắng nghe câu chuyện của một người bệnh tiểu đường gặp nhiều biến chứng như bạn, nhưng vẫn sống mạnh khỏe nhờ có lối sống khoa học và kiên trì sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường.
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn mạnh khỏe!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Biến chứng rối loạn cương do tiểu đường điều trị thế nào?

    Chồng tôi 47 tuổi, bị tiểu đường 4 năm rồi, vẫn uống thuốc hạ đường huyết đều đặn, ăn kiêng và tập thể dục hằng ngày. Tôi thấy anh ấy bây giờ vẫn khỏe mạnh, chỉ có việc quan hệ tình dục thì không thể cương cứng được dù đã uống Viagra 100mg. Nếu vậy có ảnh hưởng gì không, nếu có con thì con sinh ra có bị mắc bệnh tiểu đường không? Rất mong được giải đáp.
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi xin giải đáp lần lượt các câu hỏi của bạn như sau:
    1. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài khiến các dây thần kinh và mạch máu nhỏ bị tổn thương và gây cản trở dẫn truyền thần kinh, làm giảm khả năng bơm máu tới thể hang chính là nguyên nhân làm cho dương vật không thể cương cứng khi sinh hoạt vợ chồng. Bệnh tiến triển dần dần, ban đầu chỉ là giảm thời gian cương cứng, về sau các rối loạn trở nên rõ rệt hơn, thậm chí dẫn đến liệt dương. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.
    2. Bệnh tiểu đường có thể di truyền cho con cái. Nếu chồng bạn bị tiểu đường trước 50 tuổi, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái khoảng trên 14%. Tuy nhiên, nguy cơ này hoàn toàn có thể được phòng tránh nếu con của bạn có một lối sống lành mạnh, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
    Với trường hợp của chồng bạn, việc sử dụng viagra chỉ giải quyết được chuyện trước mắt. Về lâu dài, chồng bạn vẫn phải kiểm soát được đường huyết ở trong mức giới hạn cho phép bằng cách: tuân thủ dùng thuốc bác sĩ, ăn uống chọn lọc và luyện tập thể dụng thường xuyên. Sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường với liều 4 viên/2 lần/ngày cũng là một giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích giúp cải thiện nhanh hơn biến chứng rối loạn cương, và phòng ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng mới. Sản phẩm này không phải là thuốc, là thực phẩm hỗ trợ, nên với trường hợp của con bạn, cháu vẫn có thể dùng 2 viên sản phẩm/ngày để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường trong tương lai.
    Chúng tôi xin chia sẻ với bạn một trường hợp bị tiểu đường lâu năm và gặp phải biến chứng tương tự như chồng bạn, đã tìm ra giải pháp cho căn bệnh của mình:
    https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc gia đình bạn sức khỏe, hạnh phúc!
  • Icon

    Nên làm gì khi mắc biến chứng tiểu đường?

    Tôi bị đau lưng, sốt, nhiễm nấm, đổ mồ hôi vào ban đêm và mất ngủ. Tôi nghĩ mình mắc bệnh thận, đi khám bác sỹ đề nghị tôi kiểm tra chỉ số đường huyết và kết quả cho thấy đường huyết của tôi lên tới hơn 12 mmol/l. Bác sĩ thông báo tôi bị bệnh tiểu đường và đang gặp phải nhiều biến chứng của bệnh. Xin chuyên gia cho tôi lời khuyên.
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện nay, bạn đang gặp phải rất nhiều biến chứng phối hợp của bệnh tiểu đường. Vì vậy điều bắt buộc là bạn cần tuyệt đối tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường huyết ổn định. Trong trường hợp của bạn nên kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức HbA1c
    Khi đường huyết đã được đưa về giá trị ổn định, các triệu chứng mà bạn đang gặp phải sẽ được cải thiên một phần. Nhưng về lâu dài, chúng tôi thiết nghĩ bạn nên dùng ngay 4 viên Tpcn Hộ Tạng Đường chia làm 2 lần uống trong ngày để nâng cao hiệu quả điều trị. Đây là một trong số ít sản phẩm chuyên biệt trong việc hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường, đồng thời ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững đã được nhiều người bệnh sử dụng cho kết quả tốt. Nếu đáp ứng nhanh, có thể chỉ sau 2 – 4 tuần, các triệu chứng đã được cải thiện đáng kể. Nhưng để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng tối thiểu trong vòng 3 – 6 tháng.
    Dưới đây là chia sẻ về trải nghiệm của một người bệnh khá giống với bạn, phát hiện tiểu đường khi đã bị nhiều biến chứng phối hợp, bạn có thể tìm hiểu thêm:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
    Chắc hẳn là bạn đang còn khá nhiều bỡ ngữ về bệnh tiểu đường, chúng tôi gửi đến bạn những đường link có chứa các thông tin về bệnh, phương pháp điều trị, chế độ ăn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-benh-tieu-duong-type-2-nen-an-gi.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong-va-cach-phong-ngua.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chua-benh-tieu-duong-giai-phap-nao-hieu-qua.html
    Chúc bạn sức khỏe!