Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Tiểu đường type 1 đang tiêm insulin, có dùng được Tpcn Hộ Tạng Đường không?

    Con tôi năm nay 8 tuổi mới phát hiện bị tiểu đường type 1, ngày nào cũng phải tiêm insulin, nhưng chưa thấy có biến chứng gì thì dùng được Tpcn Hộ Tạng Đường không? Và dùng như thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Mặc dù hiện nay chồng bạn chưa có biến chứng gì khác, nhưng nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, con bạn có thể gặp phải biến chứng như tê bì, châm chích, suy tim, suy thận... Do đó, việc sử dụng sớm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường ngay từ bây giờ là điều cần thiết. Đây là một giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích cho người bệnh sử dụng. Trong TPBVSK Hộ Tạng Đường có chứa acid alpha lipoic (ALA) là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thấm tốt vào các mô, giúp tăng độ nhạy cảm của insulin, khi sử dụng phối hợp với Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành mạng lưới chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu. Nhờ vậy, TPBVSK Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng khác do bệnh gây ra trên tim, mắt, thận, thần kinh... Nếu kiên trì sử dụng, có thể giảm được liều insulin, tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ nếu mong muốn thay đổi về liều dùng, tuyệt đối không được phép tự ý đổi liều nếu không có ý kiến của bác sỹ điều trị.
    Bên cạnh đó, con bạn cần tuân thủ sử dụng insulin theo hướng dẫn của bác sĩ, chú ý đến chế độ ăn có kiểm soát như hạn chế tinh bột, hạn chế chất béo, ăn các loại thịt nạc, thịt trắng như thịt gà, cá, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi ít đường như táo, cam, bưởi, thanh long,…kết hợp với vận động thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
    Để đạt hiệu quả tốt nhất nên duy trì sử dụng đủ liệu trình ít nhất từ 3 - 6 tháng với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần và cách thời điểm tiêm insulin từ - 2 giờ.
    Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Mắc tiểu đường, đường huyết 6,6mmol/l là tốt hay nguy hiểm?

    Tôi 58 tuổi, đi khám có chỉ số tiểu đường 6,6 mmo/l, như vậy có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
    Icon
    Chào anh,
    Dựa vào kết quả đường huyết nếu anh đo sau khi nhịn đói 8h qua đêm, tuy chưa mắc bệnh tiểu đường nhưng anh đang ở giai đoạn tiền tiểu đường hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt thông qua chế độ ăn uống, tập luyện thì chỉ cần một thời gian nữa sẽ chuyển sang tiểu đường type 2. Và theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (The American Diabetes Association, ADA) có đến 50% người bệnh tiểu đường type 2 tại thời điểm chẩn đoán bệnh đã xuất hiện biến chứng ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường.
    Trước mắt, anh cần có những biện pháp thay đổi chế độ ăn, tập luyện để đưa đường huyết về giá trị bình thường như:
    - Về chế độ ăn: Anh nên hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột như cơm, gạo nếp, cháo… đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, đường, sữa có đường… Thay vào đó, anh nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ thông qua các loại rau, củ, và cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
    - Chế độ tập luyện: Nếu anh đang bị thừa cân, anh nên cố gắng tập luyện để giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể. Nếu anh không thừa cân, thì việc tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    Song song với việc áp dụng những điều trên, anh nên dùng sớm Tpcn Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiến triển thành tiểu đường type 2. Sản phẩm có thành phần chính từ các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy (nơi tiết ra hormon tiêu thụ đường là insulin), làm giảm tình trạng kháng insulin, an toàn nên có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
    Chúc anh khỏe mạnh!
  • Icon

    Đường huyết 7.6 mmol/l có cao không? Nên đi đo đường mấy tháng 1 lần?

    Tôi năm nay 60 tuổi, tôi có chỉ số đường huyết lúc đói dao động gần mức 7.6 mmol/l. Tuy nhiên, do tôi vận động nhiều và hay chơi cầu lông hàng ngày nên chưa có những biểu hiện của biểu hiện cụ thể gì của bệnh tiểu đường, chỉ thỉnh thoảng hay bị tê chân tay. Tôi vẫn uống thuốc theo chỉ định nhưng đường huyết vẫn như vậy thì có cao không? Nên đi bệnh viện đo đường huyết mấy tháng 1 lần?
    Icon
    Chào bác,
    Hiện tượng tê bì tay trái mà bác đang gặp phải có thể là dấu hiệu của biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Thời gian đầu, bác có thể thấy các cảm giác tê bì, châm chích như kiến bò, nhưng khi hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ làm xuất hiện các cơn đau. Cuối cùng, bác có thể bị giảm thậm chí mất cảm giác đau, nhận biết nóng, lạnh. Điều này có thể gây dị tật hoặc chấn thương nguy hiểm cho họ, đặc biệt là tổn thương bàn chân. Đây là lý do quan trọng để bác phải kiểm tra chân hàng ngày.
    Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (The American Diabetes Association, ADA) khuyến cáo mục tiêu HbA1c dưới 7.0%, đường huyết đói dưới 130 mg/dL, và đường huyết sau ăn dưới 180 mg/dL cho hầu hết bệnh nhân. Với trường hợp của bác nếu kiểm soát được đường huyết lúc đói dưới 7.2 mmol/l có thể hạn chế nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
    Để đạt được mục tiêu này ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và tập luyện thường xuyên bác có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ như Tpcn Hộ Tạng Đường, giúp ổn định đường huyết, cải thiện và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, đặc biệt là biến chứng thần kinh. Bởi Tpcn Hộ Tạng Đường có chứa các thảo dược giúp làm tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm tính đề kháng insulin (hormon quan trọng tham gia vận chuyển đường vào tế bào, làm giảm đường máu) sẽ giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Khi bác sử dụng song song cùng với thuốc tây sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.
    Hơn nữa, bác nên đến bệnh viện tái khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi tiến triển của bệnh.
    Chúc bác mạnh khỏe!
  • Icon

    Uống nước đậu bắp chữa bệnh tiểu đường: Hiệu quả đến đâu?

    Bố mình mắc tiểu đường thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sỹ. Mình thấy trên mạng có thông tin nước đậu bắp chữa được bệnh tiểu đường. Không biết thực hư thế nào, xin được tư vấn thêm?
    Icon
    Chào bạn,
    Nước đậu bắp thực chất là các chất xơ hòa tan, một số bằng chứng khoa học gợi ý rằng chất xơ hòa tan rất tốt trong việc ổn định đường huyết. Tuy nhiên, dùng nước đậu bắp trị tiểu đường chỉ là bài thuốc truyền miệng, đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cụ thể về điều này. Dù vậy, đậu bắp cũng là một loại rau quả bổ dưỡng nên bố bạn có thể sử dụng nhưng cũng không nên nhầm tưởng rằng nước đậu bắp sẽ giúp ích nhiều trong điều trị tiểu đường. Với bệnh tiểu đường, thuốc tây vẫn là các thuốc điều trị nền tảng và người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ.
    Hơn nữa, nếu đường huyết cao kéo dài hoặc không ổn định thì nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường như: biến chứng thận, mắt, thần kinh,... Bởi vậy, ngay từ giờ bố bạn có nên dùng sớm sản phẩm hỗ trợ như Tpcn Hộ Tạng Đường - là sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng do tiểu đường. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần gồm: Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Nhàu và acid ALA giúp ổn định đường huyết tự nhiên, giảm tình trạng đề kháng insulin, cải thiện một phần chức năng tuyến tụy, phòng ngừa biến chứng do tiểu đường. Đặc biệt là thành phần Mạch môn đã được Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải - Trung Quốc nghiên cứu chứng minh có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin, giảm sự đề kháng insulin từ đó hạ đường huyết, giảm triglycerid máu, hạ urê máu, điều hòa miễn dịch, ngăn ngừa hiệu quả biến chứng trên thận do tiểu đường. Để đạt hiệu quả tốt nhất bố bạn nên kiên trì sử dụng sản phẩm đủ liệu trình ít nhất từ 3 - 6 tháng. Đồng thời bố bạn cũng phải chú ý hơn đến chế độ ăn của mình.
    Thông tin chi tiết về chế độ ăn khoa học cho người tiểu đường bạn có thể tham khảo bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
  • Icon

    Tiền tiểu đường có dùng được Hộ Tạng Đường không?

    Chào bác sĩ! Tôi năm nay 32 tuổi. Tôi đi xét nghiệm máu thì đường huyết lúc đói là 110 mg/dl và119 mg/dl ở 2 lần thử khác nhau và HbA1c là 6,5 %. Sau đó, em không ăn đồ ngọt, không uống nước ngọt, ăn giảm tinh bột và nhiều rau xanh thì kiểm tra lại đường huyết lúc đói là 103 mg/dl và Triglicerid là 2.2 mmol/l thì đườg huyết lúc đói là 103 mg/dl. Triglicerid là 2,2 mmol/l .Bác sĩ bảo là chỉ bị rối loạn nhẹ, không cho thuốc và hẹn 6 tháng đến kiểm tra lại. Em cảm thấy rất lo lắng. Em xin hỏi em có sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường được không? Sản phẩm có tác dụng phụ gì không? Khi ngưng ngưng sử dụng sản phẩm thì có tăng đường huyết không?
    Icon
    Chào bạn,
    Với kết quả xét nghiệm như vậy, bạn chưa bị bệnh tiểu đường nhưng đang trong giai đoạn tiền tiểu đường (hay rối loạn dung nạp glucose). Đây được xem là giai đoạn cửa ngõ, trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán, có nghĩa là giai đoạn này đường máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để xếp vào loại bệnh. Vì vậy, ngay từ lúc này bạn cần thực hiện các biện pháp sau để ngăn không cho giai đoạn này tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Trước mắt, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Với chế độ ăn thì nên hạn chế ăn tinh bột nhất là tinh bột chế biến trong cơm trắng, bún, miến, bánh mỳ trắng; ăn ít thức ăn giàu chất béo, cholesterol; tăng cường rau xanh, chất xơ trong bữa ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no để tránh tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn. Tập luyện thể dục cũng hết sức quan trong trong điều trị, giúp tăng nhạy cảm của tế bào với insulin, làm giảm đường huyết. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga từ 30 - 45 phút mỗi ngày. Ngoài những lời khuyên kể trên, việc sử dụng thêm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử có trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường cũng mang lại lợi ích đáng kể trong việc:
    - Tăng cường sản xuất insulin của tuyến tụy
    - Tăng cường hoạt động của insulin với tế bào
    Nhờ đó giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Sản phẩm ra đời cho đến nay đã gần 10 năm nhưng chúng tôi chưa ghi nhận bất kỳ một phản ứng/tác dụng phụ nào nên bạn hoàn toàn yên tâm. Sau khi sử dụng sản phẩm, đường huyết sẽ ổn định trong một thời gian dài, nhưng tốt nhất một năm bạn nên uống nhắc lại từ 1 - 2 đợt. Dưới đây là những thông tin khá bổ ích về chế độ ăn cho người tiền tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu thêm:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
    Chúc bạn sức khỏe!

    *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Icon

    Nước tiểu kiến bu có mắc bệnh tiểu đường?

    Chào bác sĩ. Con tôi năm nay lên 7 tuổi, cháu nặng 16kg. Gần đây tôi thấy nước tiểu của cháu có kiến bu vào. Đó có phải là dầu hiệu của tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Nước tiểu có chứa rất nhiều chất khác nhau có thể thu hút kiếm chứ không phải chỉ có đường, đặc biệt thành phần nước tiểu có liên quan đến chế độ ăn trước đó, vì vậy không phải cứ kiến bu vào nước tiểu sẽ bị tiểu đường. Để xác định chính xác bệnh tiểu đường bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm chỉ số đường huyết. Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/thong-tin-benh/trieu-chung-nhan-biet-benh-tieu-duong.html
    Thân mến!

  • Icon

    Mắc tiểu đường nhưng uống thuốc mãi không giảm, phải làm sao?

    tổi bị tiểu đường hai năm nay uống vẫn không giảm xin hỏi bác sỹ uống thuốc gì hay nhất ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Không rõ hiện giờ đường huyết của bạn là bao nhiêu? Ngoài việc dùng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sỹ thì chế độ ăn uống, tập luyện của bạn thế nào? Bởi lẽ với bệnh tiểu đường chỉ dùng thuốc thôi là không đủ, chế độ ăn khoa học, có kiểm soát và tập luyện thường xuyên đóng vai trò không nhỏ trong việc điều hòa và kiểm soát đường huyết. Nếu bạn ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên và uống thuốc đều đặn mà đường huyết vẫn không giảm thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện tái khám để bác sỹ có thể điều chỉnh thuốc hoặc thay thế thuốc cho bạn. Đường huyết tăng cao kéo dài là mối nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng mắt, thận, da, tim mạch,...ở giai đoạn muộn người bệnh có thể cùng lúc mắc nhiều biến chứng phối hợp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, ngoài việc kiểm soát đường huyết ở ngưỡng cho phép thì vấn đề quan trọng không kém là phòng ngừa biến chứng tiểu đường và để làm được điều đó, chúng tôi thấy rằng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường khá thích hợp với bạn trong thời điểm này. Bạn có thể dùng sản phẩm với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần và duy trì liên tục ít nhất từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Thực tế, rất nhiều người bệnh tiểu đường lâu năm, mắc nhiều biến chứng phối hợp nhưng nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm mà đến nay sức khỏe vẫn ổn định, bạn có thể lắng nghe câu chuyện của họ:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&index=2&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đường huyết lúc đói 4,8 mmol/l có mắc tiểu đường không?

    Bac si cho chau hoi chau kham bệnh số đo đinh lượng Glucose máu 4,8 chau đa măc bênh tiêu đương không ạ
    Icon
    Chào bạn,
    Nếu đường huyết của bạn đo vào lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8h) thì giá trị như vậy là bình thường, bạn không nên quá lo lắng.
    Thân mến!