Hormone Insulin và glucose là gì trong bệnh tiểu đường?

  • Icon

    Tôi năm nay đã 58 tuổi, mới được bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Tôi có tìm hiểu được biết đường glucose trong máu tăng cao vì insulin hoạt động không hiệu quả. Chuyên gia có thể giải thích cụ thể giúp tôi về vấn đề này và insulin là gì, glucose là gì? Chân thành cảm ơn.

    Icon

    Chào bạn,

    Khi mới bị chẩn đoán tiểu đường, bạn sẽ phải làm quen với các khái niệm về hormone insulin và glucose. Vậy insulin, glucose là gì? Sản suất, tiết ra ở đâu? Cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia sau đây:

    Glucose là gì?

    Glucose là một loại đường đơn (monosaccharide) được cơ thể hấp thụ từ thức ăn. Glucose chính là nguồn năng lượng trực tiếp và chủ yếu của cơ thể.

    Hormone insulin là gì?

    Insulin là hormone được tiết ra từ tế bào beta của đảo tụy. Hoạt chất này có nhiệm vụ vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào.

    Mối quan hệ giữa Glucose và Insulin

    Các tế bào trong cơ thể cần glucose để tạo ra năng lượng, tuy nhiên glucose không thể trực tiếp đi vào bên trong tế bào. Insulin sẽ gắn kết với thụ thể trên màng tế bào tạo ra các kênh vận chuyển, glucose đi vào bên trong tế bào qua các kênh này. Insulin được ví như “chiếc chìa khóa”, mở ra các cánh cửa trên tế bào, giúp cho glucose đi vào bên trong tế bào.

    Sau một bữa ăn nhiều tinh bột và đường, hàm lượng glucose trong máu tăng, sẽ kích thích tế bào beta của đảo tụy tiết insulin. Insulin sẽ tác động đến các quá trình giữ, dự trữ và sử dụng glucose bởi các loại mô trong cơ thể đặc biệt là tại gan, cơ và mô mỡ. Do đó, insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu và giữ chúng ở mức bình thường. Khi cơ thể thiếu hụt insulin (do tổn thương tế bào beta đảo tụy hoặc do đề kháng insulin) làm nồng độ glucose tăng cao trong máu đến ngưỡng giới hạn nhất định sẽ gây bệnh tiểu đường.

    Kháng insulin - nguyên nhân gây tiểu đường type 2

    Bệnh tiểu đường type 2 mà bạn đang gặp phải xảy ra khi mà tuyến tụy vẫn sản xuất insulin, nhưng các tế bào của cơ thể, đặc biệt là tế bào mỡ “từ chối” sử dụng insulin, khiến đường không được vận chuyển qua màng tế bào. Thời gian đầu, cơ thể sẽ làm quen bằng cách kích thích tuyến tụy tiết insulin, nhưng về lâu dài, tuyến tụy kiệt sức có thể giảm sản xuất insulin, khi đó người bệnh sẽ thiếu cả về chất lượng và số lượng insulin.

    Vấn đề điều trị bệnh tiểu đường không chỉ là dùng thuốc mà bạn còn phải lưu tâm thêm cả chế độ ăn, tập luyện. Tuy nhiên, nhằm gia tăng yếu tố bảo vệ, theo chúng tôi bạn cũng nên dùng thêm 4 viên TPCN Hộ Tạng Đường chia 2 lần uống mỗi ngày. Đây là một sản phẩm có thành phần chính là đông dược, đã được nhiều người bệnh tiểu đường chia sẻ sử dụng, giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa và cải thiện biến chứng hiệu quả.

    Chúng tôi xin gửi đến bạn đường link của người bệnh điều trị tiểu đường hiệu quả, cũng như những thông tin về chế độ ăn, điều trị bệnh:

    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html

    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-benh-tieu-duong-type-2-nen-an-gi.html

    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chua-benh-tieu-duong-giai-phap-nao-hieu-qua.html

    Chúc bác nhiều sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia