Ngồi nhiều có gây bệnh tiểu đường không?

  • Icon

    Xin chuyên gia cho tôi hỏi ngồi nhiều (khoảng 7 giờ mỗi ngày) có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ có phải không? Công việc của tôi chủ yếu là hành chính văn phòng và thường xuyên phải ngồi ít nhất là 7 giờ/ngày. Vậy tôi phải làm gì để tránh nguy cơ này?

    Icon

    Chào bạn,

    Tháng 1/2012, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết ngồi 7 giờ/ ngày có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ. Các nhà khoa học thuộc trường đại học Leicester, Anh đã nghiên cứu trên 500 đàn ông và phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Kết quả xét nghiệm máu của những người tham gia cho thấy những phụ nữ ngồi nhiều quá 7 giờ/ ngày có mức đề kháng insulin, protein phản ứng C (các dấu hiệu phản ứng viêm) tăng lên. Điều này tương quan với tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2. Các dấu hiệu tương tự không được tìm thấy ở những đàn ông và phụ nữ tham gia có thời gian ngồi ít hơn 7h/ngày trong nghiên cứu.

    Nghiên cứu này cũng tương tự như một nghiên cứu của Úc được công bố tháng 5/2011 trên Tạp chí của Hiệp hội lão khoa Mỹ. Nghiên cứu của Úc tiến hành trên 1.958 đàn ông và phụ nữ tuổi từ 60 trở lên. Kết quả cho thấy: những người cao niên ngồi quá nhiều xem truyền hình có nguy cơ hội chứng chuyển hóa cao hơn. Hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

    Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan với béo phì và ít vận động. Nếu công việc hành chính buộc bạn phải ngồi nhiều, chúng tôi khuyên bạn nên tăng cường vận động. Trong giờ làm việc, khoảng 40 phút một lần bạn nên đứng lên đi lại, thay đổi tư thế. Ngoài ra bạn nên có thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30p hoặc ít nhất một tuần 2-3 lần. Bên cạnh việc tập thể dục, cần có một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo như chiên xào, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả giàu vitamin… Một lối sống khoa học sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó có tiểu đường type 2.

    Bạn cũng cần lên lịch trình đi khám sức khỏe thường xuyên 6 tháng – 1 năm/lần để được theo dõi và phát hiện sớm bệnh. Nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể hơn trong chế độ ăn, tập luyện, đồng thời bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để phòng ngừa nguy cơ tiến triển tiểu đường type 2.

    Chúc bạn mạnh khỏe!xem bệnh nhân sử dụng tốt

Câu hỏi chuyên gia