Chỉ số glucose máu (đường huyết) bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Chúng tôi xin gửi tới bạn câu trả lời của GS. BS. Steve Edelman, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường thuộc trường Đại học UC San Diego – Hoa Kỳ.
Bạn thân mến,
Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng glucose trong máu tăng cao quá mức. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm đường huyết. Nếu lượng đường trong máu đo được lớn hơn các giá trị sau, thì có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Chỉ số glucose máu chẩn đoán tiểu đường
– Đường huyết lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) ≥ 7 mmol/L, cần thử ít nhất 2 lần độc lập để có kết quả chính xác.
– Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L.
– Đường huyết sau 2 giờ uống 75 g glucose ≥ 11,1 mmol/L.
Nếu bạn được xét nghiệm đường huyết khi đói, cho kết quả là 6,8 mmol/L, giá trị này nằm ngoài ngưỡng bình thường nhưng vẫn dưới ngưỡng chẩn đoán. Điều này có nghĩa là bạn chưa bị mắc tiểu đường nhưng đang có nguy cơ cao mắc bệnh, hay còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. Ở giai đoạn này, nếu bạn không kiểm soát tốt, sẽ nhanh chóng tiến triển thành tiểu đường tuýp 2, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, tim mạch, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận…
Làm gì để giảm glucose máu về mức bình thường?
Để ngăn cản tiền tiểu đường tiến triển, trước hết bạn cần áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, hạn chế bớt chất đường (cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo ngọt…), chất béo (mỡ động vật, đồ chiên rán…) và luyện tập thể dục mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên để sớm được phát hiện những bất thường và có phương án điều trị bằng thuốc thích hợp.
Tiền tiểu đường được xem là giai đoạn cửa sổ của bệnh tiểu đường, và bạn vẫn có khoảng 70% cơ hội không mắc bệnh tiểu đường nếu kiểm soát tốt đường huyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngoài một chế độ ăn, tập luyện để giảm cân, thì sử dụng các thảo dược xanh mà đại diện không thể thiếu như Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu… sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, ổn định đường huyết và phòng tránh sớm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bắt đầu từ giai đoạn tiền tiểu đường. Thông tin cụ thể về các thảo dược này, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết về tiền tiểu đường và chế độ ăn giảm đường huyết để bạn tham khảo:
Giải pháp giúp kiểm soát tiền tiểu đường
Chế độ ăn cho người bị tiền tiểu đường
Hy vọng rằng, qua những trao đổi trên đây, bạn sẽ không còn băn khoăn về giới hạn glucose máu chẩn đoán tiểu đường và sớm giảm được chỉ số đường huyết của mình.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe,
Thân mến!
———————————————————————————————–
Thông tin về GS. BS. Steve Edelman:
GS. BS Steve Edelman hiện đang công tác tại Khoa Nội tiết và Đái tháo đường trường Đại học California San Diego (UCSD) – Hoa Kỳ. Ông là người sáng lập và Giám đốc của Trung tâm kiểm soát bệnh tiểu đường (TCOYD). Ngoài ra, ông đã xuất bản hơn 200 bài báo, sách khoa học về bệnh tiểu đường và đạt rất nhiều giải thưởng trong suốt quá trình công tác.
Cho em hỏi bữa em đi khám sức khoẻ vào buổi sáng nhưng em đã ăn sáng và uống chai nước ngọt kiểm tra là lượng đường 10.3 z có sau kg ạ
Chào bạn,
Bạn đã ăn sáng và uống nước ngọt nên kết quả đo đường huyết sẽ không chính xác. Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường như đói nhiều, khát nước nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi không rõ nguyên nhân… thì bạn nên đi khám lại, nhịn đói tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện đo đường huyết.
Chúc bạn sức khỏe!
Cháu hỏi bác sĩ đuong huyết khi đói 5.4 sau an 2h 9.1 cháu đo bằng máy ca nhân thi chau bị tiểu đường chua .nếu bị tiểu đường cháu đang nuôi con nhỏ có con an bú mẹ được không ah
Chào bạn
Không biết bạn đang có mang thai không? Nếu không mang thai mà đang cho con bú thì chỉ số đường huyết như bạn chia sẻ là chưa bị tiểu đường. Mặc dù con số sau ăn 2h chưa thực sự lý tưởng (lý tưởng là dưới 7.8) nhưng bạn hoàn toàn có thể cho con bú mẹ, không ảnh hưởng gì đến bé cả. Để đường máu sau ăn giảm về con số lý tưởng hơn, bạn chỉ cần ăn rau nhiều hơn và chuyển thời gian ăn rau vào đầu bữa ăn và tăng tập luyện là được.
Trường hợp đây là đường huyết bạn đo trong thai kỳ, thì chúng tôi chưa thể kết luận bạn có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Bởi muốn kết luận chính xác, bạn phải làm nghiệm pháp dung nạp glucose đo cả khi đói, sau uống đường 1 h, 2h tại tuần 24 – 28 của thai kỳ mới chẩn đoán được.
Gửi bạn bài viết về tiểu đường thai kỳ, bạn tham khảo thêm nhé
https://bienchungtieuduong.co/hoi-dap/tieu-chuan-chan-doan-dai-thao-duong-thai-ky.html
Chúc bạn sức khỏe!
Cho em hỏi là em đo đường huyết sau khi ăn trưa 5 tiếng chỉ số là 6.5mmol/l thì cs bị tiểu đường kong ạ.cảm ơn bsĩ ạ
Chào bạn
Thời điểm đo đường huyết của bạn là sau ăn 5 tiếng, tương ứng với đường huyết khi đói. Như vậy, con số 6,5 mmol/l đang cao hơn giới hạn bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng, điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường tập luyện sẽ giúp bạn sớm đưa đường huyết về giới hạn cho phép.
Dưới đây là những lưu ý bạn nên áp dụng:
– Ăn tăng rau xanh (su su, rau cải, mồng tơi, rau đay…)
– Ăn giảm bánh kẹo ngọt, tinh bột trắng (cơm, bún, miến, phở…).
– Ăn giảm thực phẩm chế biến sẵn hay đồ chiên rán.
– Duy trì thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày.
Danh sách thực phẩm hay các bài tập cụ thể giúp giảm đường huyết, bạn xem thêm trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-tieu-duong-nen-an-gi-lua-chon-tot-nhat-va-te-nhat.html
Chúc bạn sức khỏe!
Xin hỏi b.sĩ chồng e lượng đường trong máu cao nhưng kiểm tra nước tiểu thì k có đường…v có bị tiểu đường k ạ
Chào bạn,
Không phải trường hợp nào lượng đường trong máu tăng cao thì nước tiểu cũng có đường. Nguyên nhân của tình trạng này là khi đường huyết tăng cao cơ thể có những cơ chế điều hòa giúp đưa đường huyết trở về mức bình thường, chỉ khi nào đường huyết quá cao vượt ngưỡng tái hấp thu của thận mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì glucose mới thoát ra ngoài nước tiểu. Khi đường xuất hiện trong nước tiểu thì đường huyết cũng đã khá cao và cần phải điều trị bằng thuốc hạ đường huyết. Vì lý do đó mà chỉ số đường niệu không phải là giá trị được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường mà phải dựa vào chỉ số đường huyết.
Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường và tiêu chuẩn chấn đoán tiểu đường bạn có thể đọc thêm:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/duong-huyet-va-nguong-gia-tri-an-toan-trong-tung-thoi-diem.html
Thân mến!
Cho em hỏi mẹ em mới đi xét nghiệm lúc 9h sau ăn định lường gl là 422 và trị số bình thường là 65-115 là như thế nào ạ. Em xin cảm ơn
Chào bạn,
Giá trị 65 – 115 mg/dl là chỉ số đường huyết bình thường của người khỏe mạnh. Như vậy nếu đường huyết của mẹ bạn là 422 md/dl thì rất cao và có thể mẹ bạn đã mắc bệnh tiểu đường, tuy nhiên, để chẩn đoán chắc chắn thì bác nên vào viện là thêm xét nghiệm HbA1c (xét nghiệm giúp đánh giá lượng đường huyết trung bình trong thời gian 2 – 3 tháng trước đó). Sau khi có kết quả xét nghiệm nếu đường được chẩn đoán mắc tiểu đường thì mẹ bạn cần phải dùng thuốc hạ đường huyết theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, mẹ bạn cần thực hiện chế độ ăn uống có kiểm soát theo hướng dẫn trong bài viết sau: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
Thân mến!
mẹ mình chỉ số đường huyết là 7.1 có phải bị tiểu đường không ạ
Chào bạn,
Không rõ mẹ bạn đo đường huyết vào thời điểm nào trong ngày: vào sáng sớm sau khi nhịn đói 8 tiếng hay bất kỳ trong ngày?
– Nếu đo vào lúc sáng sớm chưa ăn gì: mẹ bạn đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường, nếu không thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường tập luyện thể dục thể thao thì sẽ có nguy cơ chuyển sang bệnh đái tháo đường type 2. Bạn có thể đọc thêm bài viết sau để hiểu rõ về bệnh và cách điều trị:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tien-dai-thao-duong—nguy-co-tien-trien-dai-thao-duong-typ2.html
– Nếu đo vào thời điểm bất kỳ trong ngày: chưa đủ cơ sở để kết luận về tình trạng đường huyết, bạn nên nhắc mẹ nhịn đói qua đêm, sáng đi xét nghiệm đường huyết sớm và đo cả chỉ số HbA1c để có hướng điều trị tốt nhất.
Thân mến.
cho em hoi em xet nghiệm lúc sáng chưa ăn Glucose cua em la 6.07 cho em hoi em bi benh gi ko ah
Chào bạn,
Với giá trị đường huyết này, bạn chưa bị bệnh tiểu đường nhưng bạn đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Đây là giai đoạn “cửa ngõ”, kéo dài từ 5 – 10 năm trước khi chuyển thành bệnh tiểu đường type 2. Nếu điều trị tốt từ giai đoạn này, đường huyết của bạn có thể trở về mức bình thường và khỏi hoàn toàn.
Đề làm được điều này, bạn cần phải ăn uống có kiểm soát và tập luyện thường xuyên. Về chế độ ăn, bạn cần hạn chế ăn tinh bột và đường như bánh kẹo ngọt, bún, miến, phở nên thay bằng khoai lang, gạo lứt,…Ăn nhiều rau xanh chất xơ hòa tan có trong các loại rau nhớt như rau đay, rau mồng tơi. Không nên ăn quá no, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên, ít nhất 60 phút mỗi ngày sẽ giúp đường huyết của bạn ổn định hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết rằng, trong giai đoạn này đường huyết tăng cao là do nguyên nhân cơ thể bạn sử dụng insulin không hiệu quả (tình trạng đề kháng insulin). Vì vậy, điều trị nguyên nhân này giúp giảm đường huyết của bạn xuống mức an toàn. Lựa chọn được nhiều người tin dùng cho hiệu quả tốt đó là TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm giúp giảm đường huyết về mức ổn định bền vững, ngăn không cho tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2. Về chế độ ăn chi tiết cho người tiền tiểu đường, bạn có thể tham khảo trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936057996 để được hỗ trợ trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!
Luong duong trong mau minh moi do luc bung doi la 117 xin tu van cho minh co van de gi ve duong trong mau khong ạ
Chào bạn,
Nếu bạn đo đường huyết lúc đói ( nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước thời điểm đo) thì đường huyết của bạn tương đối cao. Với giá trị này bạn được xếp vào nhóm tiền tiểu đường (giai đoạn có sự rối loạn dung nạp glucose, làm đường huyết tăng cao). Đây là giai đoạn cửa ngõ kéo dài từ 5 – 10 năm trước khi tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy, để ngăn không cho giai đoạn này tiến triển thành bệnh, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng kết hợp với tập luyện thể dục thường xuyên. Cụ thể bạn cần áp dụng như sau:
– Hạn chế ăn tinh bột và đường như bánh kẹo ngọt, bún, miến, phở nên thay bằng khoai lang, gạo lứt,…Ăn nhiều rau xanh chất xơ hòa tan có trong các loại rau nhớt như rau đay, rau mồng tơi. Không nên ăn quá no, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
– Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 60 phút mỗi ngày.
– Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết rằng, trong giai đoạn này đường huyết tăng cao là do nguyên nhân cơ thể bạn sử dụng insulin không hiệu quả (tình trạng đề kháng insulin). Vì vậy, điều trị nguyên nhân này giúp giảm đường huyết của bạn xuống mức an toàn. Lựa chọn được nhiều người tin dùng cho hiệu quả tốt đó là TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm giúp giảm đường huyết về mức ổn định bền vững, ngăn không cho tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2.
Về chế độ ăn chi tiết cho người tiền tiểu đường, bạn có thể tham khảo trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/tien-tieu-duong-an-gi-de-khong-tro-thanh-benh-tieu-duong.html
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bs! E vừa rồi khám ở cty thì đó đường huyết 6.5 ạ e có ăn sáng lúc 7h và khám lúc 11h liệu e có bị bệnh tiểu đường k ạ
Chào bạn,
Kết quả xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên của bạn chưa đủ cơ sở để chẩn đoán bạn có bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không. Nhưng với kết quả xét nghiệm như vậy thì bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc có rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường). Để khẳng định chắc chắn thì bạn nên đến bệnh viện làm thêm các xét nghiệm đường huyết lúc đói đo ở thời điểm nhịn ăn ít nhất 8 giờ hoặc xét nghiệm HbA1c để đánh giá mức đường huyết trung bình trong thời gian từ 2- 3 tháng trước đó.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bênh tiểu đường, bạn nên tuân thủ dùng thuốc của bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, ngay từ giờ bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường như hạn chế ăn tinh bột nhất là tinh bột chế biến trong cơm trắng, bún, miến, bánh mỳ trắng; ăn ít thức ăn giàu chất béo, cholesterol; tăng cường chất xơ trong bữa ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no để tránh tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn.
Hơn nữa, dù ở giai đoạn nào khi phát hiện bệnh tiểu đường, thì nguy cơ gặp biến chứng của bệnh là không thể tránh khỏi. Bởi vậy, rất nhiều người bệnh tiểu đường, ngoài điều trị kiểm soát tốt đường huyết còn phải chú trọng đến phòng ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra.
Hiện nay trên thị trường, Tpcn Hộ Tạng Đường là một trong số ít những sản phẩm có thể giúp ổn định đường huyết bền vững và hạn chế hiệu quả nguy cơ mắc biến chứng của bệnh. Vì vậy, bạn nên cân nhắc để sử dụng sớm sản phẩm và để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên kiên trì sử dụng sản phẩm đủ liệu trình ít nhất từ 3-6 tháng với liều 4 viên/ngày/2 lần, uống cách xa các thuốc tây khác từ 1-2 tiếng.
Có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng nặng nề của bệnh nhưng nhờ kiên trì sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường mà đã cải thiện tốt và đến nay họ vẫn sống khỏe mạnh, bạn có thể lắng nghe câu chuyện của họ:
https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
Chúc bạn mạnh khỏe!
Em ăn sáng lúc 8giờ, đến 2giờ xét nghiệm máu là 6,7. Vậy em có bị tiểu đường không ạ?
Chào bạn,
Với kết quả như vậy thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì đó là chỉ số đường huyết bình thường. Nếu bạn vẫn còn lo lắng thì có thể đến bệnh viện làm lại xét nghiệm đường huyết và bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời thực hiện một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý như: hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất bột đường (gạo nếp, bánh kẹo, hoa quả nhiều chất đường…), tăng cường ăn các loại thực phẩm rau xanh, giàu chất xơ, hạn chế ăn mỡ động vật, thay vào đó nên ăn dầu thực vật, hạn chế ăn các loại thịt đỏ nên ăn thịt gia cầm, hải sản…
Thông tin chi tiết về chế độ ăn khoa học cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo chế độ ăn ở bài viết chi tiết dưới đây:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/dieu-tri-benh-tieu-duong-type-2-khong-dung-thuoc.html
Chúc bạn sức khỏe!
chào bs, bố tôi xét nghiệm máu lúc đói chỉ số là 8.6, vậy xin hỏi bs là chỉ số như vậy là ông bị tiểu đường mức độ nào rồi ạ?
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết không phải là trị số dùng để đánh giá mức độ của bệnh tiểu đường mà là giá trị sử dụng đế chấn đoán đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói của bố bạn khá cao, không rõ bác có uống thuốc hạ đường huyết thường xuyên theo chỉ định của bác sỹ không? ăn uống có kiêng khem không? Có tập thể dục thường xuyên không?
Nếu bác kiêng khem tốt, tập thể dục thường xuyên, uống thuốc đều đặn mà đường huyết vẫn cao như vậy, bạn nên đưa bác trở lại bệnh viện để thăm khám và tham khảo ý kiển của bác sỹ về liều thuốc và ngưỡng đường huyết tối ưu mà bố bạn nên duy trì.
Thân mến!
Chào bác sĩ cha em đi xét nghiệm glucose trong máu kết quả xét nghiệm ghi là 29,67 H là có cao không?
Chào bạn,
Không rõ thông tin bạn cung cấp về kết quả đo đường huyết của cha bạn có đúng không? Nếu đường huyết của bác là 29,67 mmol/l (> 500 mg/dl) thì giá trị này quá cao và bác cần phải nhập viện ngay và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sỹ để hạ thấp đường huyết xuống. Ở những trường hợp đường huyết cao (>20 mmol/l) như bác nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm như hôn mê, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Vì thế, trước mắt cha bạn cần phải quay lại bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
Thân mến!
e do duog huyet luc doi 6,5 sau khi uong duong glucose nen den 12.5 nhu vay e co bi tieu duong ko bac si.mong bac si tu van
Chào bạn,
Đường huyết lúc đói của bạn nằm ở ngưỡng tiền tiểu đường nhưng đường huyết sau ăn nằm ở ngưỡng chấn đoán tiểu đường. Tuy nhiên, biết chính xác có biết mắc bệnh tiểu đường hay không bạn nên đến bệnh viện để làm lại xét nghiệm một lần nữa, bao gồm cả chỉ số HbA1c. Dựa vào các kết quả đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất.
Trước mắt ngay từ giờ bạn cần phải lưu ý đến chế độ ăn khoa học bao gồm:
– Hạn chế thức ăn nhiều đường và tinh bột tinh chế như bánh kẹo ngọt, nước ngọt, trái cây ngọt, bún, cơm trắng, bún, miến, phở. Thay vào đó nên ăn khoai lang, gạo lứt, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt
– Tránh thức ăn chế biến sẵn,thức ăn nhiều dầu mỡ, phủ tạng động vật
– Ăn nhiều chất xơ trong rau xanh và hoa quả tươi ít đường như ổi, táo, thanh long,…
Đồng thời tập thể dục thường xuyên ít nhất 30′ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và kết hợp dùng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường như tpcn Hộ Tạng Đường với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bsi. E đi khám thử nước tiểu kết quả của e glu1+ nghĩa là sao vậy bsi. E xin cảm ơn
Chào bạn,
Có thể kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy có sự xuất hiện của đường trong nước tiểu thôi chứ chưa có giá trị chẩn đoán là bạn đang mắc bệnh gì. Bởi có rất nhiều nguyên nhân khiến đường trong nước tiểu, ví dụ chế độ ăn nhiều đồ ngọt, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa. Vì vậy bạn nên đi khám lại và làm thêm test dung nạp glucose, đo đường huyết, lưu ý nhịn đói 8 tiếng qua đêm để có chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Thân mến,
Chào Bác sỹ. Em mang bầu 22w, nước tiểu sau ăn của em có đường là 14mmol/L và Protein niệu là 30mg/L. Hôm sau em nhịn đói làm xét nghiêm máu thì Gluco trong máu là 5.51, và protein niệu trong nước tiểu vẫn vậy. Bác sỹ cho em hỏi là chỉ số của người bình thường và đang mang thai có khác nhau không. Và em có bị tiểu đường thia kỳ không? Có cách nào để giảm Protein niệu ạ? Em cảm ơn ạ!
Chào bạn, Trong thai kỳ bình thường, protein niệu bài tiết tăng đáng kể, do đó sự bài tiết protein chỉ được coi là bất thường ở phụ nữ mang thai khi nó vượt quá 300 mg/24h. Đây có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ, của bệnh lý về thận có từ trước khi mang thai hoặc là triệu chứng của tiền sản giật. Cách tốt nhất để hạn chế protein niệu thai kỳ là phòng ngừa ngay từ đầu, một số phương pháp để ổn định protein niệu ở mức an toàn: uống nhiều nước, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không nhịn tiểu, hạn chế ăn đồ ăn có quá nhiều gia vị, ổn định huyết áp trong suốt thai kỳ. Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm, mọi cơ quan, quá trình trao đổi chất trong cơ thể người mẹ đều thay đổi. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi có chỉ số nào không giống với người bình thường, thay vào đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thăm khám thai và lưu ý khám định kỳ đều đặn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.
Chào bác sỹ
Cháu đi xét nghiệm máu ở tuần thứ 37 thai kỳ lượng đường trong máu là 5.0
Cháu ăn tối trc 7h tối của ngày hôm trc .sáng hôm sau đến làm xét nghiệm
Kết quả như vậy có phải bị mắc tiểu đường thai kỳ không ạ
Chào bạn,
Bạn sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ nếu có 2/3 chỉ số vượt ngưỡng cho phép như sau:
– Đường huyết lúc đói (đo vào thời điểm nhịn ăn trước đó ít nhất 8 h) > 95 mg/dl (5,3 mmol/l)
– Đường huyết sau ăn 1 h > 180 mg/dl (10,0 mmo/l)
– Đường huyết sau ăn 2h > 140 mg/dl (8,6 mmol/l)
Vì vậy, theo kết quả chỉ số đường huyết của bạn thì chưa đủ cơ sở để chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng.
Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
https://www.youtube.com/watch?v=R8ds3bzSda4&index=8&list=PL9Uw3zMEm1Mp_ZtK9Ub_7dctwqSaxpcHw
Thân mến!
CHÀO BÁC SỸ.em kiểm tra lượng đường trong máu lúc m,ang bau o tuan 22 là 5.31.như vậy e có bị tiểu đường phải ko bác sỹ
Chào bạn,
Nếu chỉ số đường huyết của bạn được đo ở thời điểm đói (nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi đo) thì giá trị đường huyết của bạn đã chạm ngưỡng đái tháo đường thai kỳ. Nhưng để chẩn đoán xác định thì bạn phải tiến hành lặp lại các xét nghiệm đường huyết một lần nữa.
Tiến hành nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, làm vào buổi sáng sau khi sản phụ đã nhịn đói trên 8 giờ. Đo đường huyết trước và sau 1 và 2h uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm vượt ngưỡng:
– Đường huyết lúc đói > 5,3 mmol/l
– Đường huyết sau ăn 1h >10,0 mmol/l
– Đường huyết sau ăn 2h > 8,6 mmol/l
Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện làm lại xét nghiệm đường huyết mới có thể kết luận chính xác bạn có mắc đái tháo đường thai kỳ hay không.
Để hiểu rõ hơn về hướng điều trị và chế độ ăn uống khi mắc đái tháo đường thai kỳ, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Chúc bạn mạnh khỏe!
Thân mến!
Tôi đi khám sức khỏe khi xét nghiệm định lượng glucose là 7mmol thì tôi đã bị bệnh chưa. Khi xét nghiệm trước đó tôi ăn cơm cách đó 2h
Chào bạn,
Theo kết quả xét nghiệm thì chỉ số đường huyết của bạn ở giới hạn bình thường, do đó bạn không mắc bệnh đái tháo đường.
Thân mến!
Chào bac si!
Tui xét nghiệm đừơng buoi sáng là 7,5 hai tháng sau là 8,5 bs kêu về kiên ăn va tập thể dục và không kê thuốc. Nhưng sau đó bs đổi ý kê thuốc panfor sr 500mg uống mỗi ngày 1 viên sau 2 tuần kiểm tra lại.
Cho tui hỏi, nếu tui kiểm tra lại tất cả mà chưa xác định bị bệnh tiểu đường thì việc uống thuốc trên có ảnh hưởng gì không?
Xin cám ơn
Chào bạn,
Nếu đo đường huyết vào buổi sáng, lúc đói (sau một đêm không ăn gì ít nhất 8 tiếng) thì chỉ số đường huyết 8,5 mmol/l đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, do vậy việc dùng thuốc điều trị đái tháo đường là điều cần thiết. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường khi sử dụng lâu dài thường ít nghiêm trọng. Bởi vậy, bạn không nên quá lo lắng, trước mắt bạn cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sỹ. Sau thời gian 2 tuần bạn đi kiểm tra lại, nếu chỉ số đường huyết bình thường, nghĩa là bạn đã kiểm soát bệnh tốt, trên cơ sở đó các bác sỹ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với bạn.
Loại thuốc Panfor bạn đang được bác sĩ kê đơn sử dụng có hoạt chất chính là Metformin, để hiểu thêm về các tác dụng của thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, bạn có thể đọc thêm thông tin trong bài viết:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/thuoc-metformin-dieu-tri-tieu-duong-hieu-qua.html
Bạn cũng cần lưu ý rằng, để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, bên cạnh việc tuân thủ thuốc điều trị của bác sĩ, bạn còn cần có chế độ ăn uống và luyện tập khoa học. Trong chế độ ăn, cần giảm tinh bột nhất là những tinh bột đã qua chế biến như: cơm trắng, bún phở, bánh kẹo ngọt thay vào đó là các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, đậu, yến mạch, khoai lang; ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi ít đường như: ổi, bưởi, táo, thanh long; hạn chế ăn đồ ăn chiên xào, nhiều cholesterol; kết hợp với vận động thường xuyên và duy trì một thể trọng hợp lý. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo tại đây:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/cach-an-de-kiem-soat-benh-tieu-duong—10-meo-hang-dau.html
Theo thời gian các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra là điều không tránh khỏi. Vì thế ngay ở giai đoạn đầu khi phát hiện bệnh, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như Tpcn Hộ Tạng Đường nhằm giúp ổn định đường huyết hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Xin chia sẻ với bạn câu chuyện về một người bệnh đái tháo đường đã tìm ra giải pháp giúp kiểm soát biến chứng tiểu đường hiệu quả:
https://youtu.be/fMPtSVyD7Es
Chúc bạn mạnh khỏe!
Thân mến!
Cho em hỏi.e có thai được 35 tuần xét nghiệm máu với nước tiểu sau ăn hai 2h.cho kết quả lượng đường trong máu là 6.7mol/l như vậy em có bị tiểu đường thai kỳ không ạ. Em xin cảm ơn.
Chào bạn,
Không rõ kết quả đường huyết sau khi nhịn đói qua đêm 8h và đường huyết sau ăn 1h là bao nhiêu? Bạn có thể được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu có 2/3 chỉ số vượt giới hạn cho phép:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
Hiện tại đường huyết sau ăn của bạn là 6,7, vẫn trong giới hạn cho phép, vì vậy bạn cần cũng cấp cho chúng tôi thêm 2 chỉ số nữa để có thể kết luận sơ bộ xem bạn có bị tiểu đường thai lỳ không.
Thân mến.
Da e chao bac si,ba em lúc len tp sét nghiệm luong duong la 2.8
Bac si co cho thuoc ve uong 10 ngay sao tai kham lai ,em co mua cho ba may theo doi duong moi ngay,va dung duong thuoc.. va co uong Sua danh cho nguoi tieu duong.den hom nay ba da theo doi duoc 6ngay ,hom nay luong duong xuong con 1.12 theo doi vào buổi sang chua an gi het
Bac si cho em hoi luong duong xuong vay co anh huong gi khong,tinh trang nay tốt hay xấu vay bac si
Chào bạn,
Có lẽ bạn đang nhầm lẫn về giá trị đường huyết của ba bạn bởi 2,8 là quá thấp rồi, không phải dùng thuốc điều trị. Bạn vui lòng xem lại và cung cấp số liệu chính xác để chúng tôi tư vấn kỹ hơn.
Thân mến.
Thua bac sy em mang thai 24 tuan.sang nay em di tiem phong uon van va co xet nghiem tieu duong ket qua la 7.6mmol/l.lieu co phai em da bi tieu duong thai ki
Chào bạn,
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ gồm:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
Nếu bạn có 2/3 chỉ số vượt giới hạn trên thì bạn đã bị tiểu đường thai kỳ. Hiện tại bạn đã có 1 chỉ số vượt ngưỡng, bạn nên đi khám tại chuyên khoa nội tiết để làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp. Chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên đọc để hiểu thêm về bệnh cũng như cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
Thân mến.
Đường huyết lúc đói của em buổi sáng là 5.9 chỉ số hba1c là 5.7 . em đang có bầu 7 tháng . nhu vậy sau sinh liệu có heeta được ko ạ
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết lúc đói và HbA1c của bạn vẫn trong giới hạn bình thường, bạn không bị tiểu đường, vì vậy bạn đừng quá lo lắng. Hãy ăn uống điều độ, hạn chế chất đường bột, đi bộ thường xuyên, tránh lo lắng căng thẳng để sinh con khỏe mạnh.
Thân mến.
Em mang thai được 28 tuần, trước khi xét nghiệm 3 tiếng e có ăn 2 tấm mía. Ket qua xét nghiệm là 28mmol/l. Liệu có nguy hiểm không bác sĩ
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết 28mmol/l sau khi ăn 3h là khá cao, tuy nhiên để xem xét có nguy hiểm không thì rất khó, bởi thông số này chưa thực sự có nhiều giá trị về mặt chẩn đoán.
Do đó, bạn nên quay lại bệnh viện, thực hiện xét nghiệm kiểm tra đường huyết khi đói (đo vào sáng sớm khi chưa ăn gì) và nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75gram glucose sau đó đo đường huyết 1h, 2h) để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.
Dưới đây là một số thông tin về tiểu đường thai kỳ, bạn có thể tìm hiểu thêm:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tôi xét nghiệm máu buổi sáng khi chưa ăn gì, chỉ số là 6,0. Sau 2 tháng đi xét nghiệm lại thấy chỉ số là 6,77 (mà trong 2 tháng đó tôi ăn uống cũng kiêng, ăn ít cơm và không ăn bánh kẹo). Theo như bài viết thì 6,8 là tiền đái tháo đường
Vậy xin bác sĩ cho biết là tôi có bị sao không? và bây giờ làm thế nào để giảm dần lượng đường trong máu?.
Rất cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết trong khoảng 5,6 – 6,9 mmol/l được xem là ở giai đoạn tiền đái tháo đường, tức rối loạn dung nạp glucose. Ở giai đoạn tiền tiểu đường, nếu không kiểm soát tốt đường huyết, bạn sẽ có nguy cơ rất cao bị bệnh tiểu đường type 2. Nhưng rất nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị tiền tiểu đường có 70% cơ hội không mắc bệnh tiểu đường nếu làm tốt các lời khuyên sau:
– Giảm cân: nếu bạn đang thừa cân, béo phì, bạn cần giảm ít nhất từ 5-10% trọng lượng cơ thể để làm giảm tình trạng đề kháng insulin – nguyên nhân gây tiền tiểu đường, từ đó cải thiện được đường huyết.
– Hoạt động thể chất như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp… từ 30-45 phút mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, luyện tập thường xuyên có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, từ đó hạ được đường huyết.
– Lựa chọn thực phẩm khoa học: chế độ ăn nhiều chất bột đường sẽ khiến bạn khó khăn hơn trong việc kiểm soát đường huyết, do đó, bạn nên lựa chọn thức ăn chứa nhiều rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên vỏ, các loại đậu, sữa ít béo… Cắt giảm đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế bánh kẹo, bánh quy, bánh mì, gạo trắng…
Việc sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử sẽ có tác dụng làm giảm đề kháng insulin, hồi phục chức năng tuyến tụy và làm giảm hấp thu đường sau khi ăn nên rất hiệu quả trong việc ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Tại Việt Nam, những hoạt chất này đã có trong Tpcn Hộ Tạng Đường bạn có thể sử dụng thêm để ngăn ngừa tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường type 2. Bạn có thể đọc thêm nội dung về tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong đường link này:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tien-tieu-duong—yeu-to-nguy-co-co-the-thay-doi-duoc.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/dinh-duong-cho-nguoi-tieu-duong.html
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Thưa bác sĩ. Mẹ e vừa đi xét nghiệm về. Xét nghiệm sinh hóa có chỉ số glucose là 13.9 . Vậy là có bị bệnh tiểu đường hay không thưa bác sĩ? Có cần làm thêm xét nghiệm nào nữa không ạ!
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết nếu đo tại thời điểm bất kỳ trong ngày lớn hơn 11.1mmol/l (200mg/dl) qua 2 lần thử sẽ đủ điều kiện để chẩn đoán mẹ bạn bị bệnh tiểu đường. Không biết khi đó tại bệnh viện, mẹ bạn có được tiến hành đo thêm lần nữa không và kết luận của bác sĩ là gì? Tốt nhất, để chẩn đoán đúng bệnh, mẹ bạn nên đến bệnh viện đo đường huyết khi đói (vào buổi sáng khi chưa ăn gì) và làm xét nghiệm HbA1c. Nếu đường huyết khi đói lớn hơn 7mmol/l (126mg/dl) và (hoặc) HbA1c >6.5% mẹ bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể hơn về tiêu chí chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chan-doan-benh-tieu-duong.html
Sau khi thăm khám, bạn có thể tiếp tục chia sẻ với chúng tôi hoặc gọi điện đến số: 0936057996- 0983.103.844 để được các Dược sĩ tư vấn chi tiết về căn bệnh này, cũng như các giải pháp chữa trị hiệu quả.
Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!
B.si ak
E đi khám thì thấy họ nói nuóc tiểu nhiều đường
Chỉ số đo của e là 2.8mmol/l vầy có phải e bị mắc bệnh tiểu đường hay là tiền tiểu đường. Vầy bác sĩ
Chào bạn, Bình thường, không có glucose trong nước tiểu, tức là giá trị này bằng 0. Khi có glucose niệu, có một số nguyên nhân như sau: – Mắc bệnh tiểu đường, đường trong máu tăng cao, cơ thể kích thích tăng thải trừ đường ra ngoài qua đường tiểu. – Tổn thương thận: viêm thận, suy thận, sỏi thận… – Trước khi xét nghiệm, bạn ăn nhiều thực phẩm ngọt Như vậy nếu chỉ dựa vào chỉ số glucose niệu sẽ không thể đánh giá được chính xác bạn có bị bệnh tiểu đường hay không. Do đó, tốt nhất bạn nên sớm quay lại bệnh viện, kiểm tra chỉ số đường huyết hoặc HbA1c. Cụ thể về các phương pháp chẩn đoán tiểu đường, tiêu chuẩn chẩn đoán, bạn có thể đọc trong bài viết sau: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chan-doan-benh-tieu-duong.html
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Thưa bsi. Sáng sớm lúc 8h ( e chưa ăn sáng ).
Em co xét nghiệm Glucose/mau : 6.37mmol/l ( 4.0- 6.10 mmol/l) như vậy e có bị tiểu đường ko thưa bác sĩ.
Chào bạn, Bạn nên đo đường huyết sau nhịn đói 8 tiếng qua đêm thêm 1 lần nữa để có kết quả chính xác hơn. Nếu cho con số tương tự, thì chỉ số đường huyết của bạn như vậy là hơi cao, cho thấy bạn có nguy cơ bị tiền đái tháo đường, hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt thông qua chế độ ăn uống, tập luyện thì chỉ cần một thời gian nữa sẽ chuyển sang bệnh đái tháo đường type 2. Và theo hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đưa ra một con số thống kê nói rằng có đến 50% người bệnh tiểuđường type 2 tại thời điểm chẩn đoán bệnh đã xuất hiện biến chứng từ giai đoạn tiền tiểu đường. Chúng tôi xin gửi bạn thông tin trong hai bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về giai đoạn tiền đái tháo đường và các cách đơn giản giúp phòng chống bệnh hiệu quả: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tien-dai-thao-duong—nguy-co-tien-trien-dai-thao-duong-typ2.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/6-cach-don-gian-giup-phong-chong-benh-tieu-duong.html
Trước mắt, bạn cần có những biện pháp thay đổi chế độ ăn, tập luyện để đưa đường huyết về giá trị bình thường như: – Về chế độ ăn: Bạn nên hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột như cơm, gạo nếp, cháo… đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, đường, sữa có đường… Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ thông qua các loại rau, củ, và cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói. – Chế độ tập luyện: Nếu bạn đang bị thừa cân, bạn nên cố gắng tập luyện để giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể. Nếu bạn không thừa cân, thì việc tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết tốt hơn. Song song với việc áp dụng những điều trên, bạn có thể dùng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiến triển thành tiểu đường type 2. Bởi sản phẩm có thành phần chính từ các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy (nơi tiết ra hormon tiêu thụ đường là insulin), làm giảm tình trạng kháng insulin, an toàn nên có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Bạn có thể xem chia sẻ của người bệnh tiểu đường hạ được đường huyết hiệu quả qua video sau: https://www.youtube.com/watch?v=wr5PocpYN1Y&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=13 Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
em có người thân đi kiểm tra lượng đường trong máu báo 27.0 vì người to khỏe 1 thời gian thấy giảm 10kg thịt nên đi khám. nhờ bác sỹ cho ý kiến giúp ạ . em chân thành cám ơn ạ
Chào bạn, Nếu chỉ số đường huyết khi đói của bạn bạn ở mức 27.0mmol/l là đang rất cao và cần phải sử dụng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để sớm đưa giá trị này về mức ổn định, từ đó phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm hơn. Bài viết dưới đây có tập hợp một số câu hỏi thường gặp về tiểu đường cho người mới mắc bệnh, bạn có thể tìm hiểu thêm: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-tieu-duong-hoi-dap-danh-cho-nguoi-moi-mac-benh.html
Bên cạnh thuốc của bác sĩ, hiện tại bạn của bạn nên sử dụng sớm Tpcn Hộ Tạng Đường với liều 6 viên/2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h và cách các thuốc khác từ 1 – 2h. Sản phẩm này tuy không phải là thuốc, nhưng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, đồng thời phòng ngừa những rủi ro có thể gặp phải do căn bệnh này gây ra. Dưới đây là cảm nhận của nhiều người bệnh khi sử dụng sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu thêm: https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2 Thân mến!
Bs cho e hoi vo e di kham luc 24tuan luog duong trong mau la 6.7mmol luc doi nhu vay co anh huog nhieu k a
Chào bạn,
Đường huyết lúc đói của vợ bạn hiện nay hơi cao hơn so với mức bình thường (<5,3 mmol/l). Vì vậy vợ bạn nên làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Sau khi xét nghiệm, nếu chỉ có 1/3 chỉ số vượt ngưỡng thì vợ bạn thuộc đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ. Còn nếu có 2/3 chỉ số vượt ngưỡng thì vợ bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, nếu không kiểm soát tốt đường huyết có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn có thể tìm hiểu về bệnh lý này tại bài viết sau đây:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Trước mắt, vợ bạn cần phải lưu ý kiểm soát thật tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kì kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần. Bên cạnh đó, vợ bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, cũng như thai nhi. Bài viết sau có chứa các thông tin khá bổ ích về tiểu đường thai kỳ và chăm sóc sau sinh, bạn có thể tham khảo thêm:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe. Thân mến.
chao bac si toi xet nghiem mau sau an 12h co chi so la 7,1 xin hoi toi da bi tieu duong chua thua bac si
Chào bạn,
Nếu bạn xét nghiệm máu sau ăn 12h được giá trị 7.1mmol/l thì bạn đã bị tiểu đường. Tuy nhiên, để cẩn thận, bạn nên lặp lại xét nghiệm trên 2 lần để tránh sai số, hoặc làm thêm xét nghiệm HbA1c để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng. Nếu HbA1c lớn hơn 6.5% thì bạn đã bị bệnh tiểu đường.
Dưới đây là chia sẻ của rất nhiều người bệnh tiểu đường trong quá trình chữa trị: đường huyết ổn định, dứt biến chứng. Chúng tôi nghĩ nó sẽ rất thiết thực cho bạn tại thời điểm này:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung—de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
Chúc bạn mạnh khỏe!
Em chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi em thử máu lúc đói lượng đường của em 6,61mmol và chỉ số HbA1c 6,6 thì em bị tiểu đường không ạ
Bài viết dưới đây có ghi tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/duong-huyet-va-nguong-gia-tri-an-toan-trong-tung-thoi-diem.html
Dựa vào bảng chỉ số đường huyết các thời điểm tron bài viết này, có thể thấy bạn đã bị bệnh tiểu đường. Nhưng ngưỡng giá trị đường huyết đang rất gần với ngưỡng chẩn đoán, do đó, nếu điều trị tốt ở giai đoạn này, bạn có thể đưa đường huyết về giá trị ổn định. Trước mắt, bạn cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ (nếu có), song song với đó bạn cần kiểm soát tốt đường huyết thông qua chế độ ăn và luyện tập thường xuyên. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
Tuy không thể thay thế thuốc điều trị của bác sĩ, nhưng bạn có thể tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường, nhằm ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, đồng thời phòng ngừa biến chứng cũng là một trong những giải pháp hiệu quả được nhiều người bệnh chia sẻ có hiệu quả dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2Chúc bạn mạnh khỏe!
Chào bs. Bs cho e hỏi e đi khám sau khi ăn 1 gói xôi khoảng 30p đo đc chỉ số đường huyết là 6,6 thì có ảnh hưởng gì ko ạ?
Chào bạn,
Mức đường huyết sau ăn của bạn như vậy là bình thường. Bạn đừng quá lo lắng.
Thân mến.
Thưa BS : e mang Thai dc 24 tuần
E có đi xét nghiệm máu
Đường huyết lúc đói :4.0 (<5.3) mmol/l
Sau uống 1 giờ :10.0 (<10) mmol/l
Sau uống 2 Giờ : 8.6 (<8.6) mmol/l
Kết luận e bị đái tháo đường Thai kỳ ...
Trường hợp e có nặng hay k vậy..
Chào bạn,
Với chỉ số đường huyết của bạn cũng đang ở mức khá cao. Nhưng việc chẩn đoán nặng hay nhẹ lại phụ thuộc thêm vào những yếu tố khác chứ không chỉ mình giá trị đường huyết. Ví dụ như bạn có xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng như mệt mỏi, ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều… hay không?
Hiện nay nếu đã được kết luận, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết, cũng như hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi.
Trên thực tế, các nhà khoa học nhận thấy có tới 35% – 60% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tiếp tục phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 trong vòng 5 – 10 năm sau khi sinh.
Chính vì vậy, những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên thường xuyên đi khám bác sỹ, theo dõi đường huyết và thay đổi lối sống lành mạnh kể cả sau khi sinh. Cùng với đó, nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, sử dụng một số thảo dược truyền thống như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử có trong Tpcn Hộ Tạng Đường sau khi cai sữa hoàn toàn cho trẻ có khả năng làm giảm đề kháng insulin, tăng cường chức năng tuyến tụy nên giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, từ đó phòng ngừa được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ trở thành bệnh đái tháo đường type 2.
Chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng như các phương pháp điều trị, chăm sóc cho mẹ bầu ở giai đoạn này:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đợt khám sức khỏe vừa rồi đường huyết của e là 92 thì có bình thường không
Chào bạn,
Đường huyết của bạn vẫn trong giới hạn bình thường, vì vậy bạn đừng quá lo lắng.
Thân mến.
Sao bửa ăn trưa 3 tíêng đồq hồ.. Toi đo lựơq troq máu là 5.9 có thuộc dạg bị tiêu đườq kh
Chào bạn,
Đường huyết của bạn hoàn toàn bình thường, bạn đừng quá lo lắng.
Thân mến.
E an sau hai gio bac si noi duong mau tang :6,7mml/l. Vay cho e hoi e co bi tieu duong khong ?
Chào bạn,
Đường huyết sau ăn 2h của bạn là 6.7mmol/l bạn yên tâm rằng mình không mắc bệnh tiểu đường. Ở người bình thường chỉ số này được khuyến cáo là dưới 7.8mmol/l.
Chúc bạn mạnh khỏe!
e đi khám sức khỏe định kỳ tại cty thì kết quả.đường trong nước tiểu là.5,6mmol/l.vậy có cao quá k?họ nói cần hạn chế ăn và uống tinh bột?e hơi lo.vậy e nên làm j?ăn uống và sinh hoạt sao là hợp lý
Chào bạn,
Rất có thể bạn đã đọc nhầm tên xét nghiệm, lượng đường đo được là đường trong máu chứ không phải đường trong nước tiểu. Bởi bình thường trong nước tiểu sẽ có rất ít đường, từ 0-0.8mmol/l. Và nếu có bị bệnh tiểu đường thì giá trị này cũng sẽ không lớn đến mức là 5.6mmol/l.
Nếu giá trị này chính xác là đường máu, thì cũng không quá cao, bạn chỉ cần lưu tâm một chút về chế độ ăn theo hướng dẫn trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/thuc-pham-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chao Bác sy . Con moi vua an com trưa xong thi di kham suc thi luong duong trong mau la 8,3 nhu vay con co bi tiểu duong khong
Chào bạn,
Mức đường huyết sau ăn của bạn như vậy vẫn trong giới hạn bình thường, vì vậy bạn đừng quá lo lắng.
Thân mến.
Cho hỏi Chỉ số đường Huyết luc nhịn đói là 8,28mol/l a. VẬY em mắc tieu đường nặng không
Chào bạn,
Nếu bạn thực hiện xét nghiệm đường huyết sau khi nhịn đói qua đêm 8h thì với kết quả hiện tại, bạn đã bị tiểu đường type 2, bệnh này có thể tiến triển âm thầm trong nhiều năm mà không hề gây ra bất cứ dấu hiệu nào, hoặc khi bệnh đã có biến chứng, tùy thuộc cơ địa của mỗi người mà biểu hiện bệnh khác nhau. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn có thể đi khám lại và làm thêm xét nghiệm chỉ số HbA1c, đây là chỉ số đường huyết trong vòng 3 tháng, nên cho kết quả chẩn đoán chính xác bẹnh tiểu đường và giá trị không phụ thuộc chế độ ăn trong ngày, tuần hay tháng của bạn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chỉ số này và tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường mới nhất trong bài viết: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/hba1c-trong-chan-doan-va-dieu-tri-bien-chung-tieu-duong.html và bệnh tiểu đường type 2: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tim-hieu-ve-benh-dai-thao-duong-type2.html
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là biến chứng, dù chưa biểu hiện ra bên ngoài nhưng biến chứng bệnh tiểu đường vẫn có thể âm thầm diễn ra như một quy luật tất yếu của bệnh. Vì vậy bạn nên để ý phát hiện sớm và có biện pháp dự phòng sớm bằng cách sử dụng thêm một số sản phẩm giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường như tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược quý như Hoài sơn, Nhàu, Mạch môn, giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững. Bên cạnh đó, các chất chống oxy mạnh như ALA khi kết hợp cùng thảo dược Câu kỷ tử sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ tế bào, mạch máu, tế bào thần kinh, do đó giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh hiệu quả, hạn chế bớt tác dụng phụ của thuốc tây. Bạn có thể xem chia sẻ của những người bệnh tiểu đường về bí quyết ổn định đường huyết, giảm biến chứng hiệu quả: http://goo.gl/b3wpKR
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
bác sĩ cho em hỏi:
lượng đường trong máu đo được 13.4 mg/l có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe không ạ?
Chào bạn,
Mức đường huyết 13,4 mmol/l là khá cao. Không biết chỉ số này bạn đo được vào thời điểm nào? Nếu là đường huyết lúc đói và lặp lại ở 1 thời điểm đo khác thì bạn mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh.
Trước mắt, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên. Chúng tôi xin gửi tới bạn những thông tin hữu ích trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-uong-cho-nguoi-bi-tieu-duong.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là biến chứng, đặc biệt khi đường huyết tăng giảm thất thường sẽ càng gia tăng các gốc tự do trong cơ thế – yếu tố căn nguyên gây ra các biến chứng của bệnh như tê bì, châm chích da, đục thủy tinh thể, loét bàn chân, suy tim, suy thận… Vì thế, mục tiêu ưu tiên chính trong điều trị bệnh của bạn là ổn định đường huyết và tăng cường chất chống oxy hóa để phòng ngừa biến chứng. Bên cạnh các thuốc điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường, sản phẩm có chứa các thảo dược giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, cùng các chất chống oxy hóa mạnh giúp “dọn dẹp” các gốc tự do, phòng ngừa các biến chứng của bệnh trên tim, mắt, thận, thần kinh… Chúng tôi xin chia sẻ với bạn một trường hợp bị tiểu đường tuýp 2 lâu năm và bác đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình:
https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xin hỏi bác sĩ bố tôi có lượng đường huyết trong máu là 22,4mmol/l thì đang ở giai đoạn nào của bệnh tiểu đường
Với mức đường huyết 22,4mmol/l nếu bố bạn đo được sau khi nhịn đói qua đêm thì bố bạn đã mắc tiểu đường và rất dễ gặp phải biến chứng cấp tính như hôn mê. Nếu bố bạn đo lượng đường trên vào thời điểm bất kỳ trong ngày và chỉ số này cho thấy bố bạn đang ở gia đoạn tiền đái tháo đường hay rối loạn dung nạp glucose, sẽ chuyển thành tiểu đường type 2 nếu không có hướng điều trị phù hợp.
Không biết đi khám có mức đường huyết cao như vậy thì bố bạn có được chỉ định dùng thuốc tây không. Nếu không, hãy đưa bố đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết, nhằm chẩn đoán chính xác tiểu đường và được chỉ định thuốc kịp thời. Nếu có thuốc tây, bố bạn cũng nên sử dụng đầy đủ theo hướng dẫn.
Bố bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập để kiểm soát đường huyết hiệu quả, ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm 1 số thông tin hữu ích trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-nguoi-benh-tieu-duong.html
Bên cạnh thuốc điều trị, chế độ ăn uống, luyện tập, bố bạn có thể tham khảo sử dụng sớm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, sản phẩm còn có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh tiểu đường đã xuất hiện các biến chứng và bác đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình: https://www.youtube.com/watch?v=2ln2xw11URY
Chúc bố bạn luôn khỏe mạnh!
Bac si cho e hoi e di kham suc khoe luong duong la 9.2.nhung truoc khi di e da an com trua.v e co bi tieu duog k ạ!
Chỉ số đường huyết bạn đo sau khi ăn trưa nếu 9.2mmol/l là bình thường. Do lượng thức ăn vừa cung cấp vào cơ thể sau ăn, gây đường huyết tăng cao, sau một thời gian ngắn khi cơ thể tiêu hóa và hấp thụ hết lượng chất này, mức đường huyết sẽ trở về bình thường. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh tiểu đường, bạn nên đi khám và yêu cầu bác sỹ đo chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình 3 – 4 tháng) sẽ chính xác và có giá trị chẩn đoán hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Thân.
Em đi kham đinh ky bác si noi đuong hoi cao nhung em khong biet chi so la bao nhieu vi em chua nhan đuoc ket qua ,vay cho em hoi đường hoi cao co phai la bi tiểu đuong hay ko
Chào bạn,
Đường máu hơi cao có thể do rối loạn dung nạp glucose hay còn gọi là tiền đái tháo đường. Để xác định chính xác bạn có đang bị tiểu đường hay không cần biết chỉ số đường huyết của bạn khi đói nếu ≥ 7mmol/l và chỉ số HbA1c ≥ 6,5 thì kết luận bạn bị tiểu đường.
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường cũng như các giá trị giúp chẩn đoán bệnh:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tong-quan-ve-benh-tieu-duong.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chan-doan-benh-tieu-duong.html
Chúc bạn sức khỏe.
Thân!