Tiền tiểu đường (hay tiền đái tháo đường) là tiền thân của bệnh tiểu đường type 2, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khác với bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường có thể chữa được, nếu bạn có một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện thường xuyên.
Tiền tiểu đường được đánh dấu bởi lượng đường (glucose) trong máu cao bất thường do đề kháng insulin - tình trạng cơ thể không sử dụng insulin đúng cách. Theo Bệnh viện Mayo, Hoa Kỳ, những người bị tiền tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 10 năm.
Thực phẩm chứa carbohydrate (chất bột, đường) không gây tiền tiểu đường. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế, hoặc carbonhydrat dễ hấp thu có thể dẫn đến tăng đường huyết. Người bị tiền tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Vì vậy, người bệnh không nên để đường huyết tăng quá cao do thực phẩm.
Khi bạn sử dụng thực phẩm cung cấp năng lượng lớn hơn nhiều so với nhu cầu của cơ thể, chúng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Điều này gây tăng cân. Mỡ dư thừa, đặc biệt là mỡ quanh bụng, có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Đó là lý do tại sao đa số những người bị tiền tiểu đường đều thừa cân.
Ăn uống đúng cách sẽ giúp tiền tiểu đường không trở thành bệnh tiểu đường
Để được tư vấn về giải pháp ổn định đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường type 2, hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính)
Sau đây là những hướng dẫn vô cùng hữu ích mà bạn không nên bỏ qua:
Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là một công cụ để xác định mức độ ảnh hưởng của một loại thực phẩm cụ thể đến lượng đường trong máu. Các thực phẩm có GI cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn. Thực phẩm có GI thấp ít có khả năng gây tăng đường huyết đột biến.
Thực phẩm giàu chất xơ thường có GI thấp. Các thực phẩm chế biến sẵn, nấu chín, đóng hộp, carbohydrate tinh chế (trong bánh mì trắng, gạo, soda và nước trái cây) có GI cao. Một chế độ ăn đúng không phải chỉ chọn nhóm thực phẩm có GI thấp và trung bình, mà cần cân đối giữa các nhóm để không bị tăng đường huyết quá nhiều sau ăn.
Thực phẩm GI thấp bao gồm:
- Rau không có tinh bột, chẳng hạn như cà rốt và rau xanh
- Các loại đậu
- Khoai lang
- Ngô
- Mì ống (tốt nhất là mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt).
Ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm trong một bữa là cách tuyệt vời để giảm GI của thực phẩm. Ví dụ, bạn có thể ăn cơm với rau, thịt gà để làm chậm quá trình tiêu hóa gạo và phòng ngừa tăng đường huyết sau ăn.
Kiểm soát khẩu phần ăn, hay giới hạn lượng thực phẩm bạn ăn hàng ngày, là cách để duy trì một chế độ ăn có chỉ số GI thấp.
Nhãn thực phẩm giúp bạn xác định lượng calorie, chất béo, carbohydrate và các thông tin dinh dưỡng khác. Nhờ đó, bạn có thể định lượng được bữa ăn và giá trị dinh dưỡng của nó. Một trong những phương pháp tốt nhất để quản lý khẩu phần ăn là ăn khi đói, dừng khi no, ngồi ăn từ từ và tập trung vào hương vị của thực phẩm.
Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người tiền tiểu đường
Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ tiêu hóa. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn không bị ăn quá nhiều và tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
- Các loại đậu
- Củ, quả ăn được cả vỏ
- Bánh mì nguyên hạt
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt
Nước ép trái cây, sinh tố, nước ngọt đóng chai… là những thực phẩm có chứa nhiều đường dễ hấp thu, khiến đường huyết tăng cao. Do đó, khi bị tiền tiểu đường, bạn chỉ nên sử dụng nước khoáng hoặc nước của các loại thảo dược tốt cho sức khỏe như nhân trần, nước vối, chè xanh…
Người bị tiền tiểu đường cần hạn chế uống rượu bia
Đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đường huyết. Ví dụ, sử dụng rượu vang đỏ 1 ly mỗi ngày có thể phòng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng nhiều hơn sẽ gây bất lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, một người lớn khỏe mạnh không nên uống quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày.
Một đơn vị rượu được tính là:
- 1 chai bia (355ml)
- 1 ly rượu vang (148ml)
- 1 ly rượu chưng chất, chẳng hạn như gin, vodka hoặc whiskey (44ml)
Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại rượu được chưng cất từ gạo, sắn, ngô hoặc được ngâm cùng với các loại quả táo mèo, chuốt hột… có độ cồn khá cao. Những người bị tiền tiểu đường không nên sử dụng các thức uống này.
Thịt không chứa carbohydrate nhưng lại là một nguồn chất béo đáng kể trong chế độ ăn. Ăn nhiều thịt có thể khiến nồng độ cholesterol tăng cao. Nếu bạn bị tiền tiểu đường, một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Vì vậy, bạn nên loại bỏ phần da và mỡ trước khi ăn thịt hoặc chọn các nguồn protein thay thế như:
- Thịt gà bỏ da
- Lòng trắng trứng
- Đậu
- Các sản phẩm từ đậu nành
- Các loại cá như cá tuyết, cá bơn, cá hồi, cá ngừ…
- Thịt bò nạc
- Động vật có vỏ, chẳng hạn như cua, tôm hùm, tôm hay sò điệp
- Gà tây bỏ da
Tiều tiểu đường là giai đoạn “cửa ngõ” của bệnh tiểu đường, nhưng không phải là không có cách khắc phục. Bằng một chế độ ăn, tập luyện và giảm cân khoa học, bạn có đến 70% cơ hội không mắc bệnh tiểu đường type 2. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay từ bây giờ!
Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?
Tham khảo: http://www.healthline.com/health/diabetes/prediabetes-diet?s_con_rec=true&r=01#healthy-eating2