Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì để giảm đường huyết nhanh và hiệu quả?

Khi xem xét các loại thực phẩm bệnh tiểu đường không nên ăn, người bệnh thường nghĩ về thức ăn giàu chất bột đường như cơm, mì, phở hay bánh mì. Tuy nhiên, một số loại rau cũng có thể gây ra vấn đề về đường huyết và làm tăng cân. Vì vậy, tìm hiểu nên ăn gì để giảm đường huyết và không nên ăn gì giúp người bệnh yên tâm hơn trong việc xây dựng thực đơn lành mạnh mỗi ngày.

Ăn nhiều rau quả tươi giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ăn nhiều rau quả tươi giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Rau củ quả tươi rất tốt cho người tiểu đường. Chúng chứa lượng chất bột đường vừa phải, không quá nhiều calo, nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ. Chất xơ trong rau củ quả tươi có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột, nhờ đó người bệnh cảm thấy no lâu hơn, ít thèm ăn và hạn chế được tình trạng đường máu tăng cao.

Ngoài ra, chất xơ còn hỗ trợ người bệnh tiểu đường kiểm soát mỡ máu, huyết áp tốt hơn - hai chỉ số đặc biệt quan trọng trong phòng ngừa biến chứng tim mạch. Chính những lý do này, ăn rau được xem như một giải pháp điều trị tiểu đường lâu dài, kể cả với người tiểu đường type 1 hay type 2.

Mỗi loại rau củ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết với mức độ khác nhau. Người bệnh tiểu đường cần biết ăn gì để giảm đường huyết, ưu tiên các loại rau ít tinh bột để có hiệu quả kiểm soát đường huyết tối ưu nhất.

8 loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường

Dưới đây là 8 loại rau đã được chứng minh giúp hạ đường huyết tốt:

Mướp đắng

Một số người tiểu đường có thể e ngại khi sử dụng loại rau này bởi vị đắng của nó. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh mướp đắng có khả năng hỗ trợ giảm đường huyết và cholesterol máu tuyệt vời. Để giảm bớt vị đắng, bạn có thể xào mướp đắng với trứng gà hoặc nấu canh cùng thịt nạc.

Mướp đắng được chứng minh giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Mướp đắng được chứng minh giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Cách dùng khổ qua (mướp đắng) để điều trị bệnh tiểu đường

Cải chân vịt

Cải chân vịt hay cải bó xôi rất giàu folate, chất xơ, vitamin A, B, C, E và K - những vi chất tốt cho người tiểu đường. Ăn loại rau này thường xuyên giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột, nhờ đó ổn định lượng đường trong máu sau ăn.

Súp lơ

Nghiên cứu cho thấy súp lơ, đặc biệt là súp lơ xanh có thể chống lại tổn thương tế bào do tiểu đường, đồng thời hạn chế sản xuất đường glucose mới ở gan. Chỉ số GI - chỉ số đường huyết của thực phẩm - của súp lơ cũng cực kỳ lý tưởng, chỉ khoảng 5 - 15. Đây là lý do, các chuyên gia đinh dưỡng Đái tháo đường khuyên người bệnh nên ăn súp lơ tối thiểu 1 lần mỗi tuần.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên ăn gì để giảm đường máu tốt. Hãy gọi cho CHUYÊN GIA để được tư vấn MIỄN PHÍ.

hotline

Măng tây

Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người tiểu đường, vừa giúp tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, vừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Trong măng tây còn có hàm lượng glutathione cực kỳ lớn, giúp tăng cường sản xuất insulin.

Đậu bắp

Trị tiểu đường bằng đậu bắp cũng là phương pháp được dân gian áp dụng từ lâu. Đậu bắp có hàm lượng chất xơ hòa tan cao tốt cho người tiểu đường, đặc biệt người có kèm bệnh tim mạch nhờ khả năng giảm cholesterol máu.

Người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn rau đậu bắp hàng tuần.

Người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn rau đậu bắp hàng tuần.

Mồng tơi

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và “bắt giữ” cholesterol xấu trong thực phẩm. Loại rau này còn tốt cho tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng táo bón ở người tiểu đường.

Rau giàu nitrat

Nitrat tự nhiên trong rau giúp hạ mỡ máu và giảm huyết áp. Vì vậy, bổ sung rau có nitrat một cách không thường xuyên vẫn có lợi cho người bệnh tiểu đường, kể cả khi một số loại rau này có lượng bột đường cao. Rau giàu nitrat gồm củ cải đường, rau diếp, cần tây.

Giảm đường huyết nhẹ tênh mà chẳng cần kiêng

Rau củ nhiều protein

Các loại đậu, hạt bí ngô, rau dền giàu protein thực vật lành mạnh, vừa bổ sung dinh dưỡng cần thiết vừa tránh làm đường huyết tăng cao. Người ăn chay trường có thể thêm chúng vào chế độ ăn mỗi ngày.

Mặc dù không nằm trong các nhóm kể trên, nhưng những rau củ với chỉ số Gl thấp cũng có thể thêm vào thực đơn như actiso, cà chua, cà rốt, cà tím

Xem thêm: Loại rau nào tốt cho người bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường không nên ăn rau gì?

Nhìn chung tất cả các loại rau đều ít gây tăng đường huyết hơn so với các thực phẩm chứa tinh bột. Những loại rau người tiểu đường không nên ăn có thể kể đến như:

– Các loại khoai: Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, khoai mỡ... – Rau quả đông lạnh – Ngô (bắp) – Củ dền

Với những loại rau củ này, bạn nên ăn với một lượng nhỏ, không ăn quá nhiều cùng trong một bữa. Hoặc ăn ngay vào thời điểm bữa sáng, khi cơ thể cần nhiều tinh bột để tạo năng lượng nhất.

Người bệnh tiểu đường ăn được bắp nhưng nên hạn chế.

Người bệnh tiểu đường ăn được bắp nhưng nên hạn chế.

Mẹo ăn rau chuẩn nhất cho người đường máu cao

Việc lựa chọn các loại rau giúp hạ đường huyết tốt để ưu tiên cũng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn, người bệnh tiểu đường cần biết mẹo ăn rau đúng cách. Điều này vừa giúp ổn định đường huyết, vừa giúp bạn ăn đa dạng được nhiều loại rau mà không cần kiêng khem tuyệt đối.

Một số mẹo ăn rau bạn nên áp dụng là:

-  Ăn rau xanh vào đầu bữa, trước khi ăn thịt, cơm.

Nên ăn rau dạng luộc. Nếu nấu canh, nên hạn chế dùng dầu mỡ nhiều.

Lượng rau trong 1 bữa nên chiếm  50% lượng thức ăn của bữa đó

Nếu ăn các loại rau chứa nhiều tinh bột như khoai tây, ngô trong bữa trưa, bữa tối, nên giảm bớt lượng cơm trong bữa đó.

Ăn đa dạng các loại rau theo màu sắc, trong tuần nên ăn cả rau củ màu xanh, cam, đỏ, tím…

Không dùng nước ép rau thay thế hoàn toàn cho rau tươi. Vì khi ép, chất xơ trong rau bị mất đi.

Rau củ tốt cho chỉ số đường huyết nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm nhóm tinh bột, chất đạm hay chất béo khác. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh tiểu đường nên kết hợp rau xanh cùng nhiều thực phẩm tốt khác.

Gợi ý một số thức ăn khác giúp người tiểu đường hạ đường huyết

Ngoài rau xanh, một số gợi ý về thức ăn hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường dưới đây sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn cho thực đơn:

Trái cây tươi ít ngọt, gồm táo, lê, cam, quýt, bưởi… Chúng chứa hàm lượng đường nhất định nhưng đường này phải qua quá trình chuyển hóa phức tạp hơn mới có thể hấp thu vào máu. Vì vậy không làm tăng đường huyết đột ngột. Hơn nữa, lượng chất xơ cao và vitamin C dồi dào có lợi cho cơ thể người bệnh.

Nguồn đạm nạc: protein nạc từ sữa ít đường, sữa đậu nành, thịt ức gà, thịt heo, cá các loại cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không làm ảnh hưởng đến đường và mỡ máu.

Chất béo thực vật, có trong bơ, hạnh nhân, óc chó, dầu lạc, dầu oliu có khả năng giảm đáng kể mỡ máu; nên sử dụng thay cho nguồn mỡ động vật. Bạn cũng có thể dùng các loại hạt này làm món ăn vặt thay cho đồ ăn nhanh chế biến sẵn thông thường.

Ngũ cốc cho người tiểu đường nên chọn loại nguyên hạt, hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người bệnh no lâu, ổn định đường huyết sau ăn mà vẫn đảm bảo năng lượng cho cơ thể.

Ăn cá, nhất là cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ. Nguồn omega – 3 có lợi cho sức khỏe tim mạch, não bộ và giữ đường huyết trong ngưỡng an toàn.

Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch điều trị. Cùng với đó, bạn nên phối hợp cùng bác sĩ, tập luyện hàng ngày và kết hợp với những thảo dược là cách kiểm soát đường huyết và biến chứng hiệu quả nhất.

Kết hợp sản phẩm từ thảo dược giúp cho đường huyết ổn định dễ dàng, việc ăn uống của người tiểu đường cũng không cần quá khắt khe. Ngoài ra, nếu lựa chọn đúng sản phẩm, không chỉ đường huyết ổn định mà ngay cả biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh cũng được cải thiện, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, suy thận, nhồi máu cơ tim.

Dựa trên kinh nghiệm hơn 30 năm điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương chia sẻ về một sản phẩm thảo dược kiểm soát đường huyết & biến chứng tiểu đường hiệu quả:

Theo BS Huy Cường: “TPBVSK Hộ Tạng Đường có sự phối hợp của các dược liệu tự nhiên là Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn và hoạt chất Alpha lipoic acid. Điểm nổi bật của sản phẩm là không chỉ dừng lại ở ổn định đường huyết mà còn bảo vệ mạch máu, thần kinh để ngăn biến chứng.”

Tìm hiểu cụ thể về Hộ Tạng Đường tại bài viết: TPCN Hộ Tạng Đường - Ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường 

Hy vọng bài viết không chỉ cung cấp cho bạn thông tin về những loại rau người tiểu đường không nên ăn hoặc nên ăn mà còn mở ra những giải pháp hiệu quả hơn để điều trị tiểu đường. Mọi băn khoăn về bệnh tiểu đường hoặc về sản phẩm Hộ Tạng Đường, bạn hãy liên hệ với chuyên gia theo số: 0936 057 996.

Xem thêmKinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng