[Bất ngờ] 4 cách ổn định đường huyết đơn giản mà hiệu quả cao

Đối với người bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao đã nguy hiểm, đường huyết tăng giảm thất thường lại càng nguy hiểm hơn bởi có thể gây nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Vậy làm sao để ổn định đường huyết một cách đơn giản, hiệu quả nhất? Hãy cùng bienchungtieuduong.co tìm hiểu trong bài viết này.

Đường huyết ổn định là gì? Đường huyết bao nhiêu là ổn định?

Đường huyết ổn định là tình trạng lượng đường glucose trong máu luôn duy trì trong vùng an toàn, không bị tăng cao hoặc hạ thấp quá mức.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mức đường huyết ổn định an toàn cho phần lớn người tiểu đường là:

  • Đường huyết lúc đói: 4 - 7 mmol/L (tương đương 70 – 126 mg/dL).
  • Đường huyết sau ăn 2h: dưới 10 mmol/L (tương đương 180mg/dL).
  • Đường huyết trước khi đi ngủ: 6.0 – 8.3 mmol/L (tương đương 110 – 150 mg/dL).
  • HbA1C: dưới 7%.

Lượng đường trong máu sẽ được coi là nguy hiểm khi nồng độ glucose xuống dưới 4 mmol/l (70 mg/dl); tăng cao trên 13,9 mmol/l (250 mg/dl) hoặc HbA1C lớn hơn 10%. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện cảnh báo rất rõ ràng.

- Triệu chứng tăng đường huyết: khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều, đói lả, mắt mờ, buồn ngủ, buồn nôn, hơi thở có mùi trái cây lên men…

Dấu hiệu hạ đường huyết: hồi hộp, tim đập nhanh, đói cồn cào, vã mồ hôi lạnh, run rẩy, mệt mỏi.

Người tiểu đường cần ổn định đường huyết trong máu.

Người tiểu đường cần ổn định đường huyết trong máu.

Đối với người tiểu đường, việc giữ lượng đường trong máu ổn định có vai trò rất quan trọng. Bởi khi đường huyết không ổn định, bạn sẽ gặp nhiều biến chứng tiểu đường.

Khả năng ổn định đường huyết tốt hay không của mỗi người sẽ được thể hiện thông qua chỉ số HbA1c, là chỉ số đại diện cho nồng độ đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng. Các chuyên gia thống kê, mỗi 1% HbA1C giảm, bạn sẽ giảm được:

  • 21% nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ não...) hay tăng/hạ đường huyết cấp tính.
  • 37% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu (suy thận, mù mắt...).
  • 43% nguy cơ đoạn chi vì biến chứng loét bàn chân.

Để giữ cho đường huyết luôn ổn định, người bệnh tiểu đường type 1, type 2 cần hiểu rõ nguyên nhân khiến glucose máu tăng giảm thất thường và các cách ổn định đường huyết hiệu quả bền vững.

Lý do khiến đường huyết không ổn định ở người tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định, nhưng phổ biến nhất là tình trạng kháng insulin, hay sử dụng insulin kém hiệu quả. Điều này khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh để đường huyết luôn trong ngưỡng an toàn.

Ngoài ra, một số thay đổi trong quá trình điều trị cũng có thể khiến đường huyết của bạn tăng giảm thất thường. Điển hình như:

  • Sử dụng không đủ hoặc quá liều thuốc điều trị.
  • Chế độ ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt hoặc ăn kiêng quá đà.
  • Tập thể dục không thường xuyên hoặc gắng sức quá mức.
  • stress (căng thẳng)
  • Sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
  • Sốt, nhiễm trùng.

4 cách ổn định đường huyết bền vững, không lo tăng giảm thất thường

Chỉ số đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp quá mức có thể gây ra nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Vì vậy, để giảm rủi ro biến chứng, sống lâu, sống khỏe hơn, người tiểu đường nên sớm áp dụng các giải pháp ổn định chỉ số đường huyết dưới đây:

Dùng thực phẩm ổn định đường huyết

Kiểm soát chế độ ăn sẽ giúp đường huyết luôn ổn định trong vùng an toàn.

Kiểm soát chế độ ăn sẽ giúp đường huyết luôn ổn định trong vùng an toàn.

Thức ăn, thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ đường trong máu. Vì vậy, ăn gì để ổn định đường huyết cũng rất quan trọng. Để giữ chỉ số này trong ngưỡng an toàn, người bệnh nên lưu ý hơn trong việc xây dựng thực đơn. Cụ thể là:

  • Chọn rau xanh lá và trái cây ít ngọt, hạn chế khoai tây, củ cải đường, mít, sầu riêng, nhãn, vải, chà là, hoa quả đã sấy khô.
  • Thay thế tinh bột đã tinh chế trong cơm trắng, bún, phở, mì,… bằng các loại hạt nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, lúa mì đen,…
  • Ăn protein nạc từ cá, thịt gia cầm bỏ da; hạn chế thịt có màu đỏ và nội tạng động vật.
  • Tránh xa nguồn chất béo xấu từ mỡ, da động vật; thay vào đó là sử dụng chất béo tốt có trong dầu oliu, hướng dương, dầu vừng, lạc,…
  • Chọn sữa ít béo, ít đường
  • Hạn chế bia, rượu. Có thể uống trà xanh nhưng nên uống vừa phải.

Xem thêm: Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

Duy trì lối sống lành mạnh

Thói quen sống khoa học giúp làm chậm quá trình kháng insulin ở người tiểu đường. Vì vậy, hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập thể dục cho người tiểu đường; bỏ hút thuốc lá; duy trì tâm lý lạc quan; đi ngủ trước 23h, thức dậy khoảng 6h sáng và ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày.

Sử dụng thảo dược giúp ổn định đường huyết

Đã từ rất lâu đời, việc sử dụng các thảo dược, cây thuốc nam trị tiểu đường cũng  được xem là một cách ổn định đường huyết tự nhiên và ngăn chặn sự phát triển của biến chứng.

Sự cấu tạo kỳ diệu của tự nhiên đã giúp cho các thảo dược như Nhàu, Mạch môn, Hoài Sơn có thể tác động lên chu trình chuyển hóa đường trong cơ thể, từ đó giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định trong ngưỡng an toàn. Đặc biệt, khi kết hợp những thảo dược này cùng với hoạt chất Acid Alpha Lipoic có thể giúp việc ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên gan, thận, thần kinh, tim mạch, mắt đạt hiệu quả tối ưu hơn.

Là thành tựu kết hợp thành công các cây thuốc nam cùng Acid Alpha Lipoic, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường đã được kiểm chứng về khả năng giúp ổn định đường huyết, phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường.

Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân tại Trung tâm điều trị Oxy Cao áp TP. HCM, Cố Tiến sĩ, bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết:

“Khi kết hợp thành phẩm Hộ Tạng Đường, chỉ số đường huyết, HbA1C men gan, mỡ máu cải thiện rõ rệt. Các biến chứng ít xuất hiện. Đây là điều đáng mừng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc” Cùng lắng nghe chia sẻ của bác Phạm Văn Minh để hiểu thêm về sản phẩm này. Cách giúp đường huyết ổn định 5.4 mmol/l dù đã mắc tiểu đường 6 năm Để hiểu rõ hơn về cách ổn định đường huyết bằng sản phẩm thảo được Hộ Tạng Đường, bạn hãy gọi ngay đến chuyên gia tư vấn của chúng tôi theo số bên dưới:

Xem thêm: TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm chuyên biệt giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Điện thoại

Dùng thuốc điều trị đúng hướng dẫn

Cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, ngày càng nhiều nhóm thuốc điều trị tiểu đường  ra đời. Những nhóm thuốc ổn định đường huyết này tác động lên từng giai đoạn của quá trình chuyển hóa đường như: Giảm hấp thu glucose tại ruột non, kích thích tuyến tụy tăng tổng hợp insulin, tăng sử dụng glucose ở tế bào đích, tác động lên hoạt động của gan hoặc ngăn ngừa tái hấp thu đường tại thận,…

Khi được kê đơn thuốc, người bệnh nên dùng đúng theo hướng dẫn. Tuy nhiên cần lưu ý, thuốc chỉ có tác dụng với những bước chuyển hóa đường nhất định. Vì vậy, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện hay sử dụng thảo dược để có được hiệu quả ổn định đường huyết bền vững nhất.

Kiểm soát đường huyết là một hành trình lâu dài và đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì áp dụng các cách ổn định đường huyết kể trên, đường huyết của bạn sẽ sớm về ngưỡng an toàn.

Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Tài liệu tham khảo: DrAxe.com, Everydayhealth.com

(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Danh sách bình luận
  • võ Việt Hải
    võ Việt Hải
    19:02 18/09/2022
    Mình kiểm tra lúc sáng sớm chưa ăn. Chỉ số là 147 ( 7.2). Vậy đường huyết này là tn ạ? Đã phải đieuf trị chưa ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:12 19/09/2022
      Chào bạn,
      Trường hợp của bạn chưa đủ tiêu chuẩn để kết luận bị bệnh tiểu đường. Để chẩn đoán chính xác, cùng với chỉ số đường huyết lúc đói trên bạn có xuất hiện đủ triệu chứng tăng đường huyết kinh điển (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân) hoặc bạn cần đi thăm khám lại ở bệnh viện và thực hiện xét nghiệm đường huyết 2 lần để chẩn đoán chính xác hơn.
      Bạn tham khảo chỉ số cụ thể tại bài viết sau: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chan-doan-benh-tieu-duong.html
      Lúc này bạn cần tuân thủ 1 vài lời khuyên sau để giảm đường huyết tốt nhất:
      - Ăn giảm tinh bột, nhiều chất xơ từ rau củ quả trái cây.
      - Ăn đúng giờ, không nhịn ăn.
      - Ăn rau xanh trước khi ăn cơm.
      Đồng thời bạn uống sớm sản phẩm Hộ Tạng Đường để hỗ trợ giảm đường huyết, ổn định đường huyết hơn bạn nhé.
      Bạn tìm hiểu thêm sản phẩm tại: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/ho-tang-duong/ho-tang-duong-vua-on-dinh-duong-huyet-vua-lam-sach-mach-mau.html
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Bình Tokyo
    Bình Tokyo
    22:40 11/10/2021
    Mình đi xét nghiệm kết quả đường huyết lúc đói 13.3 đường huyết sau 2 giờ 17.7. Xin hỏi vậy mình có cần uống thuốc không, nếu dùng hộ tạng đường sau bao lâu thì giảm được đường xuống
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      08:17 14/10/2021
      Chào bạn,
      Qua chia sẻ đường huyết của bạn đang cao, nếu hiện tại bạn có các triệu chứng điển hình như: Khát nước nhiều, tiểu nhiều, đói nhiều, sụt cân nhiều, người mệt mỏi... bác sĩ sẽ kê thuốc tây điều trị đặc hiệu giảm đường huyết cho bạn.
      Đồng thời bạn tham khảo và uống kết hợp TPCN Hộ Tạng Đường để hỗ trợ giảm, ổn định đường huyết đồng thời phòng ngừa các biến chứng trên mạch máu, thần kinh. Liệu trình được khuyên dùng là ngày uống 4-6 viên, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách các thuốc tây điều trị 1-2 giờ để đảm bảo độ hấp thu và kiên trì 3-6 tháng nhằm tăng hiệu quả điều trị.
      Cùng với đó, cần tuân thủ thực hiện 1 chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường
      Bạn tham khảo thêm:
      Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường
      Nếu cần hỗ trợ bạn liên hệ chúng tôi qua số 0936.057.996-0962.326.300
      Thân mến!
  • nguyen anh
    nguyen anh
    09:23 25/11/2020
    tôi đo đường huyết có lúc tận 10 phẩy nhưng có lúc lại 4 phẩy. tôi nghe người ta uống lá dứa ổn định đường huyết nhưng mãi không đỡ, gần đây tôi còn thấy tay hơi bị tê tê vậy tôi uống cái hộ tạng đường này đc không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      12:09 25/11/2020
      Chào bạn,
      Ngay từ thời điểm này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Hộ Tạng Đường. Bởi lẽ tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu cảnh báo của biến chứng thần kinh tiểu đường. Sử dụng Hộ Tạng Đường sẽ giúp phục hồi các tổn thương thần kinh ở chân, tay, từ đó cải thiện dần triệu chứng tê bì, châm chích chân tay. Sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất nếu được kết hợp với thuốc tây, chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
      Hiện chúng tôi đang thấy đường huyết của bạn không ổn định, sự tăng giảm đường huyết thất thường sẽ gây nhiều tổn hại hơn cho sức khỏe. Bởi vây, tốt nhất bạn nên nhanh chóng quay lại bệnh viện để các bác sỹ thăm khám và điều chỉnh lại liều thuốc tối ưu nhất với tình trạng của bạn.
      Về chế độ ăn bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột; hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ trong rau xanh, hoa quả ít đường như ổi, bưởi, cam, thanh long và tuyệt đối không uống các loại nước ngọt đóng chai … thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết, giảm tình trạng đề kháng in.sulin, duy trì thể trạng khỏe mạnh.
      Nếu bạn chưa rõ nên ăn gì và kiêng gì khi mắc tiểu đường, hãy xem bài viết này: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
      Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm cải thiện tê bì chân tay của người tiểu đường trong video sau đây: https://www.youtube.com/watch?v=oB6JlYrBeCM
      Chúc bạn sức khỏe!