Tổng hợp các biến chứng tiểu đường và cách phòng ngừa

Sự nguy hiểm của tiểu đường (đái tháo đường) không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng tiểu đường. Cho dù đó là bệnh tiểu đường type 1 hay type 2, các biến chứng đều gây ra tác hại khó lường trên tim, mắt, thận, bàn chân và hệ thần kinh. Bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ, bạn có thể sống khỏe mạnh mà không lo biến chứng tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường là hậu quả của tình trạng tăng glucose máu

Biến chứng tiểu đường là hậu quả của tình trạng tăng glucose máu

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau trên toàn bộ cơ thể. Biến chứng tiểu đường cũng là nguyên nhân chính gây tử vong, tàn phế hoặc làm suy giảm trầm trọng chất lượng sống của người bệnh.

Dưới đây là những biến chứng tiểu đường thường gặp nhất và dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm.

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường - nguy cơ mù lòa

Phần lớn bệnh nhân bị tiểu đường trên 10 năm có tổn thương ở mắt, bao gồm tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc tiểu đường. Đây là hậu quả của các tổn thương ở mạch máu nhỏ tại mắt khiến võng mạc dễ bị xuất huyết và hình thành sẹo. 

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường thường biểu hiện sớm thông qua các dấu hiệu mờ mắt, đau nhức trong hốc mắt, ruồi bay trước mắt… Nếu không được phòng ngừa sớm hoặc điều trị bằng thuốc, tia laser để làm lành các tổn thương trên võng mạc, người bệnh có thể bị mù lòa vĩnh viễn.

Nhiều người tiểu đường bị nhầm lẫn biến chứng mắt với bệnh tuổi già, dùng đủ loại thuốc bổ mắt mà không đỡ. Cuối cùng, nhờ áp dụng đúng cách cải thiện biến chứng mắt tiểu đường từ thảo dược, họ đã lấy lại đôi mắt sáng khỏe, không còn lo mù lòa.

Biến chứng thần kinh tiểu đường - bắt đầu từ tê bì chân tay

Tê bì chân tay là biểu hiện sớm của biến chứng thần kinh tiểu đường

Tê bì chân tay là biểu hiện sớm của biến chứng thần kinh tiểu đường

Cũng như các cơ quan khác, hệ thần kinh cần được “nuôi sống” bằng các mạch máu nhỏ. Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường bắt nguồn từ sự tổn thương của các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng chúng. Khi các dây thần kinh không được cấp đủ máu, chúng sẽ bị tổn thương và rối loạn chức năng dẫn truyền. Hậu quả cuối cùng là làm biến chứng thần kinh của tiểu đường xuất hiện.

Tùy vào vị trí hệ thần kinh bị tổn thương, biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường có thể chia thành 2 loại: biến chứng thần kinh ngoại vi và biến chứng thần kinh tự chủ

Biến chứng thần kinh ngoại vi

Biểu hiện đầu tiên của biến chứng này thường là tình trạng tê bì, cảm giác châm chích, bỏng rát. Ban đầu, chúng thường xuất hiện ở chi dưới và bàn chân, sau đó là chi trên và bàn tay. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các tình trạng như: Đau buốt (đau khi di chuyển, cảm giác đau tăng dần về đêm), tăng nhận cảm (dù chạm nhẹ cũng đau tăng lên rất nhiều), yếu cơ, chuột rút, đau ở xương khớp và đi lại khó khăn. 

Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng thần kinh ngoại vi sẽ khiến người bệnh mất khả năng cảm nhận đau, nóng, lạnh. Hậu quả là không phát hiện sớm vết thương và hình thành vết loét bàn chân, hoại tử, thậm chí đoạn chi.

Bác Đỗ Thị Hợp (Hải Phòng) đã từng rất khổ sở vì biến chứng tiểu đường tê bì chân tay. Tuy nhiên nhờ tìm đúng giải pháp hỗ trợ, bác đã đẩy lui được biến chứng và lấy lại sức khỏe bình thường cho mình:

 

Giải pháp đẩy lui tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường

Nếu bạn đang khó chịu vì tay chân tê bì, nóng rát hoặc các vấn đề tiểu đường khác (tiểu nhiều, mờ mắt, khô ngứa da..) hãy gọi cho chúng tôi theo số bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Hotline-HTĐ.gif

Biến chứng thần kinh tự động

Thần kinh tự động là hệ thống thần kinh nằm ngoài sự điều khiển của ý thức con người, có chức năng điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, sinh dục. Khi bị biến chứng ở hệ thần kinh này, người bệnh có thể gặp các vấn đề như:

- Tim đập nhanh, nhồi máu cơ tim không triệu chứng, hạ huyết áp tư thế đứng. 

- Đầy bụng, nuốt nghẹn, ợ chua, nóng bỏng, đau thượng vị, nôn và buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. 

- Tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. 

- Suy giảm chức năng sinh lý, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, rối loạn cương dương. 

- Giảm tiết mồ hôi ở các chi, khô ngứa da, rạn nứt, chai sạn chân, dày móng.

Hậu quả là chất lượng cuộc sống bị giảm thiểu. Nhiều người từng chia sẻ: biến chứng thần kinh tiểu đường dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của họ nhưng lại làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh như thế:

Ông Nhan Thiên Trang chia sẻ về tác hại của biến chứng thần kinh tiểu đường

Bệnh thận tiểu đường - biến chứng nguy hiểm không ngờ

Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận là một trong những hậu quả xấu nhất mà người tiểu đường có thể gặp phải, gây ảnh hưởng nặng nề cả về sức khỏe, tâm lý và tiền bạc.

Đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương hệ lọc cầu thận. Ban đầu, tổn thương này sẽ dẫn đến sự rò rỉ của protein (chủ yếu là albumin) vào nước tiểu. Sau đó, thận mất dần khả năng để làm sạch và lọc máu, cuối cùng dẫn đến suy thận.

Biến chứng thận do tiểu đường thường ít có dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn đầu. Khi bạn có những biểu hiện như tiểu đêm > 3 lần, nước tiểu đục, sủi bọt, có mùi hôi… thì lúc này, có thể thận đã bị tổn thương nặng. Chính vì vậy, theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, người tiểu đường cần xét nghiệm máu và nước tiểu ít nhất mỗi năm 1 lần để được kiểm tra albumin niệu và mức lọc cầu thận.

Sử dụng thảo dược chuyên biệt là giải pháp giúp người bệnh suy thận độ 1, 2 do tiểu đường đưa sức khỏe về bình thường, người suy thận từ độ 3 trở lên có thể ngăn cản tiến triển của bệnh, giảm mệt mỏi, xanh xao, tiểu đêm, tiểu bọt… Để được tư vấn chi tiết sản phẩm thảo dược chuyên biệt giúp khắc phục biến chứng tiểu đường, bạn hãy liên hệ ngay chuyên gia theo số:

Hotline-HTĐ.gif

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường rất phổ biến, không chỉ gây xơ vữa mạch mà còn có thể gây suy tim, nhồi máu cơ tim và tử vong. Theo thống kê, 70% người tiểu đường tử vong là do các vấn đề tim mạch. 

Nguyên nhân gây ra biến chứng tim mạch là do lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp các động mạch lớn. Điều này sẽ đẩy người bệnh vào nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa tính mạng.

Biến chứng tim ở người tiểu đường rất nguy hiểm. Thế nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng bởi rất nhiều trường hợp bị biến chứng tim mạch tìm đúng phương pháp đã lấy lại được sức khỏe. Điển hình như trường hợp của bác Luyên (Hải Phòng) trong video dưới đây. Bác đã vượt qua nhiều biến chứng tiểu đường phối hợp, đặc biệt là biến chứng tim mạch gây nhồi máu cơ tim và phải đặt stent.

Hành trình cải thiện sức khỏe sau biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Biến chứng nhiễm trùng - dai dẳng, khó điều trị

So với người bình thường, bệnh nhân tiểu đường dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng như: sâu răng, viêm lợi, tụt răng, viêm đường hô hấp, viêm phổi, cúm, nhiễm trùng đường tiểu, nấm da...

Điều này bắt nguồn từ việc đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Tình trạng viêm nhiễm ở người tiểu đường thường kéo dài, dai dẳng và cần được điều trị kết hợp theo dõi tại bệnh viện.

Biến chứng tiểu đường ở chân - nguy cơ cụt chi, tàn phế

Biến chứng bàn chân là hậu quả của tổn thương thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng… Ở người tiểu đường, hệ thống thần kinh bàn chân bị tổn thương khiến bàn chân bị mất giác, không thể nhận biết các thương tổn có thể mắc phải. Khi các vết thương hở hình thành, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Cộng thêm với việc các chất dinh dưỡng đến chân kém do mạch máu bị tổn thương càng khiến tình trạng viêm nhiễm, loét và hoại tử dễ xảy ra. 

Người bệnh tiểu đường khi bị tổn thương loét bàn chân có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 10-15 lần so với người bình thường. Đôi khi chỉ cần một vết xước nhỏ không được kịp thời phát hiện và xử lý cũng dễ dàng phát triển thành một ổ nhiễm khuẩn ăn sâu và lan rộng,buộc phải đoạn chi để bảo vệ mạng sống.

 

Biến chứng bàn chân tiểu đường có tỉ lệ cắt chân, tài phế cao

Biến chứng bàn chân tiểu đường có tỉ lệ cắt chân, tài phế cao

Hạ đường huyết

Nếu như tăng đường huyết là một quá trình diễn ra từ từ thì hạ đường huyết lại xảy đến đột ngột không hề báo trước. Chính vì vậy, hạ đường huyết nguy hiểm hơn rất nhiều. Có 2 trường hợp hạ đường huyết thường gặp ở người tiểu đường:

- Trường hợp thứ 1: Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3.9 mmol/l (70 mg/dl) do dùng quá liều thuốc hạ đường huyết; ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu… 

- Trường hợp thứ 2: Người bệnh tiểu đường lâu năm, luôn có mức đường huyết cao, khi hạ xuống gần sát với mức bình thường cũng có thể gặp phải triệu chứng của hạ đường huyết.

Hậu quả nguy hiểm nhất của hạ đường huyết là gây chết não. Đặc biệt nếu tình trạng này xảy ra ban đêm, ở người già, nếu không phát hiện được để xử trí ngay thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Cách xử trí: Khi có dấu hiệu hạ đường huyết (đói cồn cào, mệt mỏi, run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi, choáng váng, tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh, da tái nhợt) người bệnh phải nhanh chóng ăn nhẹ như uống một cốc nước đường, hay ăn 1 chiếc kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi tỉnh táo trở lại, nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Nhiễm toan ceton

Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, thường gặp ở người bệnh tiểu đường type 1 khi đường huyết tăng trên 14 mmol/l. Đôi khi, nhiễm toan ceton cũng xuất hiện khi người tiểu đường bị nhiễm trùng, căng thẳng hoặc chấn thương. 

Các triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi chua. Khi đó phải ngay lập tức cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Tăng áp lực thẩm thấu máu 

Khi đường huyết tăng cao quá mức (> 33.3 mmol/l), áp lực trong lòng mạch máu tăng lên, đồng thời xảy ra hiện tượng rút nước từ trong tế bào vào máu để pha loãng lượng đường trong máu. Dần dần, cơ thể bị mất nước và dẫn đến hôn mê.

Dấu hiệu nhận biết tăng áp lực thẩm thấu máu là: khát nước, khô miệng, đi tiểu nhiều, sốt, buồn ngủ, lẫn lộn, ảo giác, mất tầm nhìn, yếu 1 bên cơ thể, co giật, mê man

Tăng áp lực thẩm thấu máu là một biến chứng nguy hiểm, thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để hạn chế nguy cơ hôn mê, tử vong.

Các biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Để ngăn ngừa sự xuất hiện của biến chứng tiểu đường, bạn cần kiểm soát đa yếu tố chứ không chỉ riêng đường huyết. Dưới đây là những cách phòng biến chứng tiểu đường hiệu quả được đúc rút từ các chuyên gia đầu ngành.

Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mỡ máu

3 chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu tăng cao là điều kiện thuận lợi để biến chứng tiểu đường đến sớm. Chính vì vậy, hãy kiểm soát các chỉ số này trong giới hạn cho phép:

- Đường máu lúc đói < 7 mmol/l, sau ăn < 10 mmol/l - HbA1c < 7% - Huyết áp < 140/90 mmHg, hoặc có thể thấp hơn tùy trường hợp - LDL-cholesterol < 100 mg/dL

Và để làm được điều này, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định, tập thể dục đều đặn, ăn uống giảm chất bột đường, giảm mỡ động vật và giảm muối. Những mẹo như ăn rau trước khi ăn cơm, ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn ưu tiên món luộc hấp, chấm nhẹ tay khi dùng nước chấm… cũng giúp bạn kiểm soát tốt 3 chỉ số này.

Tái khám định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường

Mỗi tháng một lần, bạn nên đi khám lại để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám nếu có các dấu hiệu bất thường như:

- Thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt, ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức... 

- Có vết thương, vết loét, chai chân 

- Nước tiểu bất thường, có bọt, màu sắc thay đổi 

- Da khô ngứa, tay chân tê bì châm chích như kiến bò, kim châm

- Thường xuyên bị hạ đường huyết 

- Tim đập nhanh, đau tức ngực...

Ngoài ra, khi mắc tiểu đường trên 5 năm thì ít nhất mỗi năm 1 lần, bạn nên làm xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu để phát hiện sớm các tổn thương ở thận.

Dùng Hộ Tạng Đường phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường

Nếu như các sản phẩm khác chỉ tập trung hạ đường huyết, TPBVSK Hộ Tạng Đường lại hướng tới cơ chế tác động toàn diện hơn. Không chỉ giảm đường huyết, các thành phần thảo dược trong sản phẩm còn giúp “bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu, thần kinh” - căn nguyên của mọi biến chứng tiểu đường

Cơ chế tác động kép chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường của Hộ Tạng Đường

Cơ chế tác động kép chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường của Hộ Tạng Đường

- Câu kỷ tử: bảo vệ mạch máu tại mắt, giảm tổn thương võng mạc do tiểu đường, ngăn cản quá trình chuyển glucose thành sorbitol - tác nhân gây đục thủy tinh thể. - Mạch môn: kháng viêm, chống xơ thận do bệnh tiểu đường, giúp tăng cường chức năng tụy tạng. - Hoài sơn: tăng yếu tố tăng trưởng thần kinh, từ đó ngăn ngừa biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. - Nhàu: tăng cường miễn dịch, giúp vết thương nhanh lành. 

Chính nhờ sự kết hợp của 4 thảo dược này, ngay từ những tuần đầu tiên sử dụng, người bệnh sẽ thấy được các dấu hiệu biến chứng thuyên giảm rõ rệt, đường huyết, HbA1c, cholesterol máu cũng dần về mức an toàn.

Hiệu quả của Hộ Tạng Đường với các biến chứng của bệnh tiểu đường

Hiệu quả của Hộ Tạng Đường với các biến chứng của bệnh tiểu đường

Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm và được hướng dẫn cách sử dụng Hộ Tạng Đường để kiểm soát biến chứng hiệu quả nhất, bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại tư vấn bên dưới.

Hotline-HTĐ.gif

Xem thêm:

Hộ Tạng Đường có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh

Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?

Hàng năm, biến chứng tiểu đường vẫn là một trong ba nguyên nhân khiến nhiều người tử vong nhất, chỉ đứng sau tim mạch và ung thư. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là bệnh mạn tính không có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu áp dụng tốt những hướng dẫn trong bài viết, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với tiểu đường 20 năm, thậm chí là 30 năm hay nhiều hơn, mà không cần phải lo lắng biến chứng đoạt mạng.

 

Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, diabetes.org.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Danh sách bình luận
  • Nguyễn Diệu Thúy
    Nguyễn Diệu Thúy
    04:23 25/08/2021
    hộ tạng đường này giảm tác hại của bệnh tiểu đường tốt không
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:07 06/09/2021
      Chào bạn,
      Hộ Tạng Đường là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tác động toàn diện lên cơ chế gây biến chứng tiểu đường (Vừa ổn định đường huyết, vừa chống stress oxy hóa, bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và thần kinh). Đồng thời Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín với hơn 13 năm có mặt trên thị trường, đã được kiểm chứng lâm sàng tại trung tâm Oxy cao áp ở TP Hồ Chí Minh. Đã có nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm, đạt hiệu quả giảm biến chứng rõ rệt sau thời gian điều trị đúng liệu trình 3-6 tháng, bạn có thể đọc qua bài viết chia sẻ:
      Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường
      Nếu cần hỗ trợ bạn liên hệ chúng tôi qua số 0936.057.996-0962.326.300
      Thân mến!
  • Độ PM
    Độ PM
    06:44 24/08/2021
    bao nhiêu tiền 1 liệu trình zay. Tiểu đường 3 năm muốn dùng để phòng tác hại bệnh tiểu đường
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      14:54 26/08/2021
      Chào bạn,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng sản phẩm, liệu trình sử dụng Hộ Tạng Đường 3 tháng là 12 hộp, giá thành 1.920.000 trong đó 160.000 1 hộp, và khi sử dụng bạn uống 4 viên mỗi ngày. Không rõ hiện tại chỉ số đường huyết của bạn là bao nhiêu, bạn có gặp bất cứ biểu hiện nào dưới đây như tê bì, nóng rát gan bàn chân, châm chích như kiến bò hay da khô, ngứa ngáy không? Hoặc để thuận tiện giải đáp mọi băn khoăn bạn đang gặp, bạn có thể chia sẻ số điện thoại tại đây hoặc liên hệ chúng tôi theo số 0936.057.996 để các dược sĩ tư vấn cụ thể cho bạn nhé.
      Thân mến!
  • Mien
    Mien
    10:16 14/07/2021
    0854730777
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      06:16 16/07/2021
      Chào bạn,
      Chúng tôi đã nhận được số điện thoại bạn chia sẻ, các dược sĩ sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để tư vấn cho bạn.
      Thân mến!
  • Huỳnh thị Thúy Kiều
    Huỳnh thị Thúy Kiều
    11:02 24/06/2021
    Ba m bị tiểu đường giờ biến chứng xuống bàn chân liệu có nguy hiểm gì không
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      01:23 26/06/2021
      Chào bạn,
      Biến chứng tại bàn chân là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. Trường hợp không điều trị kịp thời bàn chân sẽ mất cảm giác, dễ bị nhiễm trùng và các vết thương không mau lành hoặc nặng hơn là bàn chân, ngón chân có thể bị hoại tử, buộc phải can thiệp bằng tháo khớp hay cắt cụt chi.
      Vì vậy hiện tại cùng với thuốc điều trị bác sĩ chỉ định, bạn cân nhắc uống kết hợp cùng TPCN Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết, giảm biến chứng bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác xảy ra ( như nhồi máu cơ tim, mù mắt... ) Vì sản phẩm tạo nên một hệ thống chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp thấm sâu vào các mô tại mạch máu và thần kinh để phục hồi tổn thương. Khi uống Hộ Tạng Đường đúng liệu trình, ba bạn sẽ thấy các vết thương nhanh lành, ngăn chặn nguy cơ phải cắt cụt chi và phòng ngừa các biến chứng khác như tê bì, nóng rát, châm chích, thị lực giảm...
      Đồng thời tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, giảm lượng tinh bột, giảm mỡ, tăng rau xanh, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
      Tại đây chúng tôi gửi bạn bài viết chia sẻ về các cách chăm sóc bàn chân của người bệnh tiểu đường khi gặp biến chứng, bạn đọc và thực hiện nhé.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • dung nguyễn
    dung nguyễn
    06:28 25/03/2021
    đường huyết cao 10 chấm có ảnh hưởng gì? mẹ mình 61 tuổi, tiểu đường gần 2 năm hiện giờ mờ mắt và tiểu nhiều
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:15 25/03/2021
      Chào bạn.
      Khi đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương các mạch máu và thần kinh, từ đó gây nên các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường như: biến chứng mạch máu nhỏ có thể gây mờ mắt, suy thận. Biến chứng mạch máu lớn có thể gây tai biến, nhồi máu cơ tim... Và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tiểu đường chính là do các biến chứng tiểu đường gây ra mà hiện tại bác đang có dấu hiệu mờ mắt, tiểu nhiều cũng là các dấu hiệu điển hình của biến chứng mạch máu nhỏ, do đó bạn cần khuyên bác sớm điều trị để tránh nguy cơ biến chứng tiến triển.
      Việc điều trị trước mắt là bác nên sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên áp dụng thêm chế độ ăn uống khoa học và tập luyện cũng góp phần giúp đường huyết ổn định hơn như:
      - Giảm bớt lượng tinh bột (cơm, bún, miến phở...) và đồ ngọt trong bữa ăn.
      - Tăng lượng rau xanh lên chiếm khoảng 50% lượng thức ăn trong mỗi bữa. Bác nên ăn rau vào đầu bữa cơm sau đó đến thức ăn, cơm thì đường huyết sau ăn sẽ không bị tăng quá cao.
      - Hạn chế đồ dầu mỡ, tránh ăn đồ chế biến sẵn.
      - Duy trì 30 phút tập thể dục mỗi ngày. không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.
      - Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng stress.
      - Kết hợp uống tpbvsk Hộ Tạng Đường. Hộ Tạng Đường có công dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa và cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả. Cụ thể với biến chứng về mắt, ngoài việc ổn định đường huyết để giúp mắt không bị tổn thương nặng thêm, Hộ Tạng Đường còn giúp bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và thần kinh, tăng cường lưu thông máu đến các mạch máu nhỏ của mắt. Mắt được nuôi dưỡng tốt hơn, người bệnh có thể dần dần lấy lại thị lực.
      Rất nhiều bệnh nhân sử dụng Hộ Tạng Đường đã nhận thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt, bạn tham khảo tại bài viết:
      https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tieu-duong-bi-mo-mat-co-hoi-tim-thay-anh-sang-tu-thao-duoc-quy.html
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Duy thi Ngoan
    Duy thi Ngoan
    14:11 29/07/2020
    Bs cho e hỏi bố e bị bệnh tiểu đường 2 chân phù lên , mà bố e vẫn uống thuốc tiêm đều , bs cho e biết chế độ ăn và cách điều trị với ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:57 29/07/2020
      Chào bạn
      Hiện tượng phù chân mà bác đang gặp phải có thể do 3 nguyên nhân chính: biến chứng xơ gan, biến chứng tim mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu tới các chi do xơ vữa. Mỗi nguyên nhân sẽ cần kết hợp các biện pháp điều trị khác nhau, vì vậy bạn nên xếp 1 buổi cho bác đi khám. Khi xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bác thêm 1 số loại thuốc khác bên cạnh thuốc hạ đường huyết để giúp bác giảm phù.
      Ở người tiểu đường, biến chứng có thể xảy ra ngay cả khi đường huyết ổn định. Bởi về bản chất, việc kiểm soát đường huyết chỉ ngăn chặn 1 phần nguyên nhân sinh biến chứng. Ngoài kiểm soát đường huyết, người bệnh còn cần kiểm soát huyết áp, mỡ máu, bảo vệ mạch máu, thần kinh mới ngăn được biến chứng hiệu quả nhất.
      Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ, bạn nên sớm cho bác sử dụng kết hợp sản phẩm Hộ Tạng Đường sẽ giúp bác bảo vệ được các mạch máu, ngăn ngừa quá trình xơ vữa mạch, phòng ngừa các nguy cơ biến chứng lên tim, gan, thận.. cho bác.
      Ngoài những lưu ý này, bạn nên chú ý cho bác trong chế độ ăn, ăn giảm muối, giảm mỡ. Những thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, dưa muối, đồ chiên rán hay mỡ/ phủ tạng động vật, bạn nên cho bác ăn giảm bớt.
      Chúng tôi gửi bạn thêm bài viết về chế độ ăn để bạn tham khảo thêm và áp dụng cho bác:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
      Chúc bạn và bác sức khỏe!
      Thân mến!
  • Nha quyên
    Nha quyên
    16:10 17/04/2020
    Chào bs ,cho e hỏi mẹ e nai 55 tuổi bi tiểu đường 8 năm rồi ,hàng ngày vẫn uống thuốc hạ đường huyết bình thường .
    Mà sau nữa tháng nai cơ thể mệt mõi ăn ít ,vẫn uống thuốc bình thường ,sáng dạy ói ,ăn j vô cũng ói lúc nào cũng ko được khỏe mà vẫn lao động vậy có sao ko bs ,mẹ e hay chống mặt ,đau nhức xương khớp ,bs cho e lời khuyên ạ cảm ơn bs
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:57 17/04/2020
      Chào bạn,
      Hiện tượng nôn ói vào buổi sáng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh dạ dày, ruột, mất nước, ngộ độc thực phẩm... nhưng thường không liên quan đến bệnh tiểu đường. Mẹ bạn bị nôn và ăn uống khôn ngon miệng đã nửa tháng nay mà vẫn lao động bình thường thì có khả năng cơ thể bị thiếu chất, thiếu năng lượng và dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt. Bạn nên đưa mẹ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

      Hiện tượng đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường trên xương khớp. Bạn tham khảo cho mẹ sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường để hỗ trợ giảm co cứng, đau nhức xương khớp và ổn định đường huyết nhé.

      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Phan Văn Yên
    Phan Văn Yên
    02:44 19/12/2018
    Tôi bị tiểu đường typ 2 từ 2005. Uống thuốc tây hàng ngày. Chỉ số đường huyết khoảng từ 7-9. Gần đây hay bị ngứa toàn thân. Xin hỏi có phải do biến chứng của tiểu đường k? Cách phòng trị. Cảm ơn.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      05:31 19/12/2018
      Chào bạn
      Ngứa da ở người tiểu đường phần đa là hậu quả của biến chứng. Nguyên nhân do da ít được nuôi dưỡng và quá trình tiết mồ hôi bị rối loạn. Tuy nhiên không loại trừ nguyên nhân do bệnh gan thận gây ra, vì người tiểu đường cũng có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn bình thường.
      Vì vậy, trước mắt, bạn thử đi kiểm tra chức năng gan, thận, xem da có bị nhiễm nấm hay không. Nếu không thì khả năng cao là do biến chứng trên da của bệnh tiểu đường.
      Để khắc phục ngứa da do biến chứng tiểu đường, bạn tham khảo các cách trong bài viết sau nhé: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/de-khong-con-ngua-ngay-do-benh-tieu-duong.html
      Chúc bạn sức khỏe!
  • phạm đình tùng
    phạm đình tùng
    07:52 08/12/2018
    bố em có đi khám và chỉ số glucose là 10,4mmol/l vậy là bị tiểu đường loại nào ạ , và hướng điều trị như thế nào ạ . em xin cảm ơn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:39 08/12/2018
      Chào bạn
      Chỉ số glucose trong máu chưa đủ để cho biết chính xác bác bị tiểu đường loại nào. Nhưng nếu bác trai đã trên 40 tuổi thì khả năng rất cao là bác bị tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc lnsulin.
      Với loại tiểu đường này, bác trai chưa cần phải tiêm thuốc. Tuy nhiên bác vẫn cần dùng thuốc đường uống và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện. Dùng loại thuốc nào, liều ra sao trong đơn bác sĩ sẽ kê cho bác trai. Bạn chỉ cần lưu ý là mua đúng loại bác sĩ kê, uống hàng ngày. Và bạn nhắc bác trai ít nhất là 3 tháng phải đi kiểm tra lại để bác sĩ xem đáp ứng với thuốc như thế nào.
      Về ăn uống, bạn tuyệt đối nhắc bác không được nhịn ăn. Mặc dù chỉ số của bác cao nhưng chỉ cần ăn giảm đường bột và nhiều rau là được. Nhịn ăn sẽ khiến bác bị mệt và sức khỏe suy giảm trầm trọng hơn.
      Gửi bạn chế độ ăn chuẩn để tham khảo:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
      Chúc bạn và bác sức khỏe!
  • Lê Quang Huy
    Lê Quang Huy
    03:44 14/09/2018
    Em 27 tuổi người gầy, ăn no nhưng nhanh đói,rất cồn cào đặc biệt vào buổi sáng, khi đói thì chân tay run, mệt mỏi, gần đây có cảm giác hơi mờ mắt, cho em hỏi nhưng thế có phải là bệnh tiểu đường không ạ?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      06:30 14/09/2018
      Chào bạn
      Các triệu chứng ăn nhiều nhưng nhanh đói, mờ mắt là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiểu đường. Tuy nhiên, chúng chưa đủ để kết luận bạn có mắc bệnh hay không. Để loại trừ hoàn toàn nguy cơ tiểu đường, bạn có thể đi xét nghiệm đường huyết. Gửi bạn bảng giới hạn đường huyết để tham khảo:
      - Đường huyết khi đói (sau nhịn ăn 8h): bình thường là 4 - 5.5 mmol/l, tiền tiểu đường là 5.6 - 6.9, tiểu đường là từ 7
      - Đường huyết sau ăn 2 h: bình thường dưới 7.8 mmol/l, tiền tiểu đường là 7.8 - 11, tiểu đường là từ 11.1 mmol/l
      - HbA1c: bình thường dưới 5.6 %, tiền tiểu đường là 5.7 - 6.4, tiểu đường là từ 6.5%.
      Thân mến!
  • Đoàn Ngọc Dương
    Đoàn Ngọc Dương
    06:54 17/05/2018
    Mẹ tôi bị xước móng do tiểu đường phải cắt 2 ngón chân, giờ vết loét càng ăn sâu hơn, xin hỏi nên điều trị thế nào?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:41 17/05/2018
      Chào bạn
      Trường hợp của bác gái, trước mắt bạn nên sớm đưa bác tới bệnh viện để thăm khám và điều trị. Tùy mức độ tổn thương, nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ có giải pháp can thiệp khác nhau.
      Bên cạnh đó, để vết thương nhanh lành và không lan rộng, bác cần ổn định đường huyết trong giới hạn cho phép. Nếu thuốc hạ đường huyết không còn hiệu quả cao, rất có thể bác gái sẽ phải tiêm thuốc.
      Trường hợp vết loét của bác không quá nặng, bác sĩ chỉ định có thể điều trị tại nhà, bạn có thể tham khảo các lưu ý chăm sóc trong bài viết dưới đây. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường để ổn định đường huyết tốt hơn, tăng lưu thông máu tới vết thương và phòng ngừa các biến chứng mới.
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/loet-ban-chan-do-dai-thao-duong-ac-mong-doan-chi.html
      Chúc bạn và bác sớm khỏe!
  • Nguyễn Văn Cường
    Nguyễn Văn Cường
    01:13 16/05/2018
    Tôi bị tiểu đường 3 năm rồi, đường huyết 300 mmg/dl có biểu hiện tê bì các đầu ngón tay, da mẩn ngứa. Hiện đang tiêm insulin thì dùng sản phẩm thế nào?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      03:59 16/05/2018
      Chào bạn
      Đường huyết của bạn đang ở mức rất cao mặc dù đã tiêm lnsulin. Trước mắt, bạn cần tái khám để bác sĩ xem xét thay đổi phác đồ điều trị nhằm sớm đưa đường huyết về giới hạn cho phép. Bạn lưu ý, khi tiêm lnsulin, bạn cần tiêm đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều và thay đổi vị trí tiêm liên tục.
      Về biểu hiện tê bì, mẩn ngứa, khả năng cao là do biến chứng tiểu đường gây ra và việc bạn sử dụng thêm Tpbvsk Hộ Tạng Đường là rất phù hợp. Bởi lẽ, Hộ Tạng Đường sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh và mạch máu toàn cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện dần tê bì, mẩn ngứa và phòng ngừa biến chứng mới. Ngoài ra khi kết hợp Hộ Tạng Đường với lnsulin, sản phẩm sẽ giúp cơ thể đáp ứng với thuốc tốt hơn, do đó nâng cao hiệu quả giảm và ổn định đường huyết.
      Khi sử dụng Hộ Tạng Đường, bạn nên dùng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách thời điểm tiêm lnsulin khoảng 1 tiếng. Để có hiệu quả cao nhất, bạn nên duy trì dùng đủ lộ trình từ 3 - 6 tháng. Nhiều người bệnh đã sử dụng Hộ Tạng Đường và thấy cảm giác tê bì, mẩn ngứa cải thiện rõ rệt. Bạn có thể xem chia sẻ của họ tại đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Trần đình sang
    Trần đình sang
    13:13 13/05/2018
    Mẹ tôi bị tiểu đường, đường huyết 400mmg/dl hiệnđang nằm viện, đã có biến chứng ở tim và xương khớp thì điều trị như thế nào?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:00 13/05/2018
      Chào bạn
      Hiện tại, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bởi đường huyết của bác gái đang ở mức rất cao. Sau khi tình trạng sức khỏe của bác đã ổ định, khi chăm sóc tại nhà để ngăn biến chứng tiến triển nặng, bạn cần lưu ý các điểm sau:
      - Chế độ ăn: ngoài giảm thiểu các thực phẩm nhiều chất bột như cơm, bún, miến, phở, ăn tăng rau xanh, bạn cần chú ý cho bác ăn giảm dầu mỡ, hạn chế đồ chiên rán, các thức ăn nhiều cholesterol (phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng...), ăn giảm muối...
      - Tập luyện: nên tập với cường độ vừa phải, tránh các bài tập gây nhiều áp lực lên xương khớp.
      - Dùng thuốc đường huyết, mỡ máu, huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ.
      Bên cạnh đó, bạn có thể cho bác dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Nhờ tác động toàn diện vừa ổn định đường huyết vừa bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh, Hộ Tạng Đường sẽ giúp bác gái tăng hiệu quả ngăn ngừa biến chứng tiến triển và sự xuất hiện của biến chứng mới. Bạn có thể tham khảo chia sẻ của người bệnh đã dùng Hộ Tạng Đường trong bài viết sau:
      https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8
      Về bài tập chi tiết cho người bệnh đã có biến chứng xương khớp, bạn xem thêm trong bài viết sau: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/5-bai-tap-the-duc-cho-nguoi-tieu-duong-bi-dau-khop.html
      Chúc bác sớm khỏe!
  • Anh
    Anh
    15:53 11/05/2018
    Bố tôi 69 tuổi đường huyết lúc nào cũng trên 14 mmol/l có sưng 2 mọng mắt. Xin hỏi đó có phải là biến chứng tiểu đường không? Điều trị thế nào?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:40 11/05/2018
      Chào bạn
      Sưng mọng mắt không phải là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên hiện tại đường huyết của bác đang ở mức rất cao. Bạn nên đưa bác tái khám để bác sĩ điều chỉnh thuốc điều trị, rất có thể bác sẽ phải tiêm thuốc.
      Ngoài giải pháp điều trị bằng thuốc, bạn nên lưu ý các điểm sau:
      - Ăn uống lành mạnh (tăng cường rau xanh, trái cây ít đường, giảm dầu mỡ, ăn ít cơm, bún, miến, đồ ngọt...)
      - Đi bộ, đạp xe… khoảng 30 phút hàng ngày.
      - Kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
      Với độ tuổi của bác và mức đường huyết cao như vậy, khả năng bác gặp biến chứng sẽ cao hơn. Do đó, bạn có thể cân nhắc cho bác dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm thảo dược an toàn chuyên biệt cho biến chứng được nhiều người bệnh và chuyên gia tin dùng.

      Thân mến!
  • Lê Thị Lành
    Lê Thị Lành
    15:30 11/05/2018
    Tôi xin hỏi bị tiểu đường, đường huyết bao nhiêu thì chuyển sang tiêm insulin, tôi đã có biến chứng thận thì điều trị thế nào?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:17 11/05/2018
      Chào bạn
      Việc tiêm lnsulin sẽ được áp dụng khi phác đồ điều trị 3 thuốc không đủ để kiểm soát đường huyết hoặc trong một số trường hợp như: chỉ số đường huyết quá cao (HbA1c ≥ 10%, đường huyết lúc đói ≥ 300 mg/dl, nhiễm toan ceton, thai kỳ, suy gan, suy thận nặng…
      Trường hợp bạn đã có biến chứng thận, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ. Căn cứ vào chức năng thận và các chỉ số đường huyết của bạn, bác sĩ sẽ cân nhắc chọn các thuốc ít ảnh hưởng đến thận hoặc tiêm lnsulin.
      Về chế độ ăn, bạn cần ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm muối, hạn chế thức ăn chứa nhiều kali…, tập thể dục ở mức độ vừa phải, không gắng sức.
      Bạn có thể cân nhắc dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Không chỉ có tác dụng bảo vệ hệ thống mao mạch thận, Hộ Tạng Đường còn chứa mạch môn được chứng minh có thể ngăn ngừa quá trình xơ hóa thận.
      Chúng tôi gửi thêm bài viết chi tiết về các lưu ý ăn uống ở người bệnh suy thận để bạn tham khảo: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-bi-suy-than-do-tieu-duong-nen-va-khong-nen-an-gi.html
      Thân mến!
  • lê anh tú
    lê anh tú
    17:45 04/03/2017
    bố e tiểu ra kiến bu là nặng lắm phải k hả bác sĩ.dạo gần đây bố e k nhìn rõ và mờ trông thấy.bình thường k phải đeo kính mà giờ đeo kính cong nhìn k rõ.muốn khắc phục phải làm sao ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      20:31 04/03/2017
      Chào bạn,

      1. Nếu bố bạn chưa đi khám, với những triệu chứng này bạn nên sớm đưa bố đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe toàn diện.

      - Dấu hiệu tiểu có kiến bu cho thấy hàm lượng đường trong nước tiểu cao. Tuy nhiên, ngoài đường, nước tiểu còn chứa nhiều thành phần khác như protein, vitamin và khoáng chất… phụ thuộc vào đồ ăn, thức uống mà bạn đã ăn trước đó. Và tất cả các thành phần này đều có thể thu hút kiến mà không nhất thiết phải là đường.

      - Ở độ tuổi của bố bạn, mắt mờ có thể do một số bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tật viễn thị... Khi đi khám Nhãn khoa bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng bệnh, từ đó các phương pháp điều trị hiệu quả.

      2. Nếu bố bạn đang bị bệnh tiểu đường, để đánh giá kết quả điều trị, bố bạn cần kiểm tra đường huyết. Ở người bệnh tiểu đường, mức đường huyết khi đói tốt nhất nên dao động từ 4.4 - 6.7mmol/l (80-120mg/dL), HbA1c dưới 7%.

      Khi bị bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc (màng mỏng nằm ở đáy mắt giúp chuyển hình ảnh thành tín hiệu thần kinh lên não bộ phân tích), dẫn tới bệnh võng mạc do tiểu đường. Từ đó làm xuất hiện các triệu chứng mắt mờ, đau nhức mắt, chảy nước mắt… Về lâu dài, biến chứng võng mạc do tiểu đường nếu không được điều trị có thể dẫn tới nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

      Để cải thiện biến chứng võng mạc do tiểu đường, ngoài mục tiêu ổn định đường huyết thông qua việc sử dụng thuốc, chế độ ăn, luyện tập, bạn có thể cho bố sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Chúng tôi đã ghi nhận được nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường sử dụng sản phẩm cho hiệu quả tốt, không những cải thiện biến chứng cũ, ngăn ngừa biến chứng mới mà còn giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Sau đây là chia sẻ của một trong số nhiều người bệnh khi sử dụng sản phẩm:
      https://www.youtube.com/watch?v=3kqDD4kGh4g&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=13

      Chúc bố bạn sức khỏe!
  • Minh triet
    Minh triet
    13:18 11/02/2017
    Bắt đầu uống bao lâu thì thấy tác dụng giảm biến chứng. Giá vậy có giảm không vì quá cao cho bệnh nhân ngheo
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:05 11/02/2017
      Chào bạn,
      Không rõ bạn đang gặp phải biểu hiện, biến chứng gì của bệnh tiểu đường? Thời gian đáp ứng và cải thiện biến chứng của bạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khả năng kiểm soát đường huyết, bệnh lý mắc kèm, loại biến chứng, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, thời gian xuất hiện biến chứng, mức độ tuân thủ điều trị, có chế độ ăn uống phù hợp và khoa học của bạn… Thông thường, với biến chứng thần kinh, bao gồm biểu hiện tê bì, châm chích, chân tay, ngứa da thì sẽ được cải thiện sau khi sử dụng sản phẩm sau khoảng 1-2 tháng; còn với các biến chứng khác, sẽ được cải thiện sau khoảng 2-3 tháng dùng sản phẩm. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên duy trì sử dụng sản phẩm liên tục từ 3-6 tháng với liều ngày 4 viên chia 2 lần, cách thuốc khác từ 1-2 tiếng. Giá 1 hộp sản phẩm là 175.000đ, tuy nhiên nhà thuốc có thể bán giá thấp hơn 5.000-10.000 tùy theo chính sách mỗi nhà thuốc. Bạn có thể để lại địa chỉ của mình để chúng tôi cung cấp nhà thuốc bán giá ưu đãi nhất cho khách hàng.
      Thân mến.
  • Minh triết
    Minh triết
    13:16 11/02/2017
    Cho tôi hỏi biến cguwngs thần kinh có làm viêm các sụn cơ trên lưng và bả vai và đau cánh tay bàn tay không? Hiện tải phần sụn trên lưng trên cứ đâu nhứt k ngủ được
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:02 11/02/2017
      Chào bạn, Các biểu hiện mà bạn đang gặp phải có thể là dấu hiệu của biến chứng cơ – xương – khớp ở người bệnh tiểu đường, kết hợp biến chứng thần kinh. Chính vì vậy, bạn cần sớm đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp từ bác sỹ, đồng thời bạn cũng nên tuân thủ chỉ định của bác sỹ, kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát tốt đường huyết: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột; tăng cường rau xanh, chất xơ, nhưng không nên ăn quá nhiều hoa quả có chỉ số đường huyết cao như xoài chính, nhãn, vải, chuối chín, dưa hấu…và nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe toàn trạng. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm các chất chống oxy hóa từ thiên nhiên có trong tpcn Hộ Tạng Đường để giúp bảo vệ các tế bào mạch máu, nội mạc, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Bạn có thể xem chia sẻ của người bệnh tiểu đường nhiều năm, gặp phải biến chứng phối hợp, trong đó có biến chứng xương khớp tương tự bạn đã sử dụng sản phẩm tpcn Hộ Tạng Đường trong thời gian dài và hiện nay sức khỏe rất tốt: https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&index=2&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
      Chúc bạn nhiều sức khỏe. Thân mến.
  • Nguyen thanh nha
    Nguyen thanh nha
    23:43 11/12/2016
    Tôi bị bệnh tiểu đg, gần đây cứ bi bốc hỏa vào sáng sớm đây có phải cũng là biến chứng của td xin bác sỹ tư vấn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      02:30 12/12/2016
      Chào bạn,
      Không biết hiện tại bạn bao nhiêu tuổi? Nhưng hiện tượng bốc hỏa có rất nhiều nguyên nhân gây nên, ví dụ phụ nữ thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, tổn thương thần kinh cảm giác, rối loạn thần kinh thực vật… và đặc biệt là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.
      Chính vì vậy, trước mắt bạn cần kiểm soát đường huyết thật tốt bằng việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, có chế độ ăn kiêng hợp lý (giảm chất đường bột, giảm mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây), vận động cơ thể thường xuyên, và có thể kết hợp dùng thêm tpcn Hộ Tạng Đường – sản phẩm chuyên biệt giúp ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng thần kinh mà bạn đang gặp phải và phòng tránh biến chứng khác của bệnh tiểu đường.
      Thân mến.
  • van truong
    van truong
    01:05 07/12/2016
    Xin Bs cho tôi hỏi, cách đây 6 tháng tôi có biểu hiện, khát nhiều và sụt cân, người mệt mỏi, tôi có đến phòng khám địa phương kiểm tra sức khỏe kết quả kiểm tra đường huyết lúc đó là 22.3mmol/dL (sau ăn) Bs sĩ bảo bị tiểu đường tuyp 2 và cho thuốc uống Gliclazide mỗi sáng uống 2 viên trong 1 tuần, sau 1 tuần tôi đến kiểm tra lại thì đường huyết còn 6.8mmol/dL (khi đói) Bs không cho dùng thuốc nữa bảo chỉ ăn kiêng và sau tuần tiếp theo kiểm tra khi đói là 5.4mmol/dL và từ đó đến nay ngày nào cũng kiểm tra ĐH trước và sau ăn luồn dao động trong khoảng 4.9 đến 5.7mmol/dL (khi đói) và 7.2 đến 9.6mmol/dL (sau 2h ăn) sau 3h ăn ĐH trở về gần mức bình thường 5.4 đến 6.5mmol/dL tôi ăn chế độ ăn bình thường nhưng giảm cơm. Vậy cho tôi hỏi chỉ số đường huyết hiện tại của tôi có ổn không? Tôi có nên sử dụng thuốc hạ đường huyết không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      03:52 07/12/2016
      Chào bạn,
      Với kết quả đường huyết như hiện nay, chúng tôi thấy bạn đã đáp ứng tương đối tốt với quá trình điều trị bằng thuốc, kết hợp thay đổi lối sống. Chính vì vậy, hiện nay bạn chưa cần sử dụng thuốc điều trị, chỉ cần ăn giảm cơm, không ăn đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, tăng cường rau xanh, trái cây tươi và chất xơ hòa tan có trong các loại hạt như đậu, yến mạch… và tăng cường tập luyện thể dục thể thao bằng cách đi bộ, bơi, đạp xe. Bạn có thể đọc thêm nội dung trong đường link sau để biết thêm thông tin:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tien-tieu-duong---yeu-to-nguy-co-co-the-thay-doi-duoc.html
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/dinh-duong-cho-nguoi-tieu-duong.html
      Bên cạnh các biện pháp thay đổi lối sống, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường mỗi ngày 4 viên, để góp phần cải thiện chức năng tuyến tụy, làm giảm đề kháng lnsulin, từ đó ổn định đường huyết bền vững, ngăn ngừa tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2.
      Chúng tôi hy vọng những nội dung này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • nguyen thi loan
    nguyen thi loan
    09:00 29/11/2016
    xin chao duoc sy tư vấn, chồng tôi đang dung hộ tạng đường nhung đương huyets vãn ở múc 8,6 và hay bi cảm giác như có kiens bo ở các đầu ngon tay như vậy là sao?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:46 29/11/2016
      Chào bạn,
      Không biết chồng bạn sử dụng sản phẩm được bao lâu rồi, và với liều dùng như thế nào? Hiện chồng bạn có đang dùng thuốc tây hay không?
      Biển hiện kiến bò ở đầu ngón tay mà chồng bạn đang gặp phải là do biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Đồng thời, hiện nay đường huyết của chồng bạn chưa được kiểm soát tốt, vì vậy chồng bạn nên tiếp tục duy trì sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường với liều ngày 6 viên, chia 2 lần, kết hợp cùng thuốc tây; và dùng liên tục từ 3 đến 6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
      Bên cạnh thuốc hay sản phẩm hỗ trợ, chồng bạn cũng cần có chế độ ăn khoa học, tăng cường tập luyện thể dục thể thao bằng cách đi bộ, bơi, đạp xe, đánh cầu lông... Chi tiết bạn có tiết xem thêm ở các bài viết sau:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-uong-cho-nguoi-bi-tieu-duong.html
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
      Chúc chồng bạn sớm cải thiện sức khỏe.
      Thân mến.
  • Nguyễn Thị Chinh
    Nguyễn Thị Chinh
    11:53 15/11/2016
    Mẹ tôi bị 10 năm bây giờ rất ngứa mặc dù chúng tôi chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, nhìn mẹ bị ngứa thương lắm.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      14:40 15/11/2016
      Chào bạn,
      Ngứa da là một biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường, bạn có thể hạn chế ngứa cho mẹ bằng cách hạn chế thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là khi độ ẩm cao. Sử dụng xà phòng thường không mùi với kem dưỡng ẩm và dưỡng da sau khi tắm tốt hơn cho bệnh nhân đái tháo đường. Bạn có thể đọc thêm tại bài viết sau đây để hiểu thêm về biến chứng này: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/benh-ve-da-do-dai-thao-duong.html
      Nếu không điều trị kịp thời, mẹ bạn còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác như đục thủy tinh thể, suy tim, suy thận... Việc ổn định đường huyết là quan trọng tuy nhiên chưa đủ để khắc phục các biến chứng này. Chính vì vậy, bên cạnh các thuốc điều trị, mẹ bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường là TPCN Hộ Tạng Đường với liều ngày 4-6 viên chia 2 lần và cách thuốc khác 1-2h. Sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa ưu việt Alpha lipoic acid kết hợp với các thảo dược Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành bộ 3 chống oxy rộng khắp giúp bảo vệ mạch máu và tế bào, nhằm ngăn chặn biến chứng trên hệ thần kinh và phòng ngừa các biến chứng khác như suy tim, suy thận… Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp ổn định đường huyết hiệu quả nhờ làm tăng khả năng đáp ứng của với tế bào.
      Chúng tôi xin chia sẻ một trường hợp bị biến chứng thần kinh do tiểu đường gây khô da, dày móng, chân tay tê bì và bác đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình:
      https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
      Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • nguyen thi loan
    nguyen thi loan
    01:21 02/11/2016
    chào đức sỹ tư vấn chồng tôi mắc bệnh đái tháo đường hiện nay đường huyết đã xuống còn 7,7 nhưng vẫn bị tăng huyết áp vô căn tu phật, dối loạn chức năng gan, dối loạn cương dương và mấy ngày nay chồng tôi lại đau răng lợi và sung niệu rằng xin dược sỹ tư vấn giúp
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:07 02/11/2016
      Chào bạn,
      Hiện nay mặc dù đường huyết của chồng bạn ở mức không quá cao nhưng đang gặp phải biến chứng phối hợp của bệnh tiểu đường là rối loạn cương dương, nhiễm trùng răng miệng và rối loạn chức năng gan,... và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng khác của bệnh như bệnh võng mạc, giảm thị lực, suy thận, tê bì châm chích, ngứa da, bỏng rát... Chính vì vậy, chồng bạn vẫn phải dùng đầy đủ thuốc điều trị theo đơn của bác sỹ, có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện đều đặn theo hướng dẫn trong bài viết sau đây:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-uong-cho-nguoi-bi-tieu-duong.html
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
      Đồng thời, chồng bạn nên sớm bổ sung các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên để giúp bảo vệ tế bào và mạch máu khỏi sự phá hủy khi rối loạn chuyển hóa xảy ra, điển hình như tpcn Hộ Tạng Đường. Đây là một giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích cho người bệnh sử dụng. Trong sản phẩm có chứa acid alpha lipoic (ALA) là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thấm tốt vào các mô, giúp tăng độ nhạy cảm của lnsulin khi sử dụng phối hợp, khi kết hợp với Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành mạng lưới chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu. Nhờ vậy, sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh và nhiễm trùng răng miệng chồng bạn đang gặp phải và phòng ngừa biến chứng khác.
      Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh bị biến chứng phối hợp, trong đó có rối loạn cương, nay đã sử dụng sản phẩm có hiệu quả tốt:
      https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
      Chúc chồng bạn chóng hồi phục sức khỏe!
  • nguyen thi loan
    nguyen thi loan
    01:55 24/10/2016
    chồng em mắc bệnh đái tháo đường 11,8g hiện nay bị cao huyết áp và rối loạn chức năng gan và còn bị liệt dương cho em hỏi điều chi đái tháo đường có hồi phục được không
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:42 24/10/2016
      Chào bạn,
      Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là sự diễn tiến âm thầm, gây tổn thương ở mạch máu và các tế bào thần kinh, kết quả là người bệnh có thể gặp phải rất nhiều biến chứng tiểu đường trên toàn bộ các cơ quan của cơ thể. Ở nam giới biến chứng đáng lo ngại chính là rối loạn cương dương, là tình trạng mà trên bảo dưới không nghe. Có đến 50 - 70% nam giới được chẩn đoán gặp phải biến chứng này sau 3 - 5 năm. Vì thế cho nên mục tiêu ưu tiên chính là đường huyết phải được ổn định để phòng ngừa biến chứng. Để làm được điều này, chồng bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm cả thuốc trị tiểu đường và thuốc huyết áp, ăn uống theo chế độ ăn khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên. Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường cũng là một giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích cho người bệnh sử dụng. Trong thành phần sản phẩm có chứa Hoài sơn, Mạch môn giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Đồng thời ALA chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thấm cực tốt vào mô thần kinh, giúp tăng nhập glucose tế bào kết hợp thêm Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành mạng lưới bảo vệ mạch máu, bảo vệ tế bào thần kinh do đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ biến chứng tiểu đường hiệu quả, đặc biệt là biến chứng rối loạn cương ở nam giới. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một bệnh nhân dưới đây sử dụng sản phẩm có hiệu quả tốt:
      https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
      Chúng tôi xin gửi bạn một số bài viết, bạn nên đọc để biết cách điều trị bệnh tiểu đường sao cho có hiệu quả:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/7-nguyen-tac-song-khoe-voi-benh-tieu-duong.html
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/9-meo-quan-ly-tieu-duong-type-2.html
      Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!
  • nguyễn tiến
    nguyễn tiến
    06:59 16/10/2016
    cho em hỏi,bà nội e bị tiểu đường gần đây có hiện tượng chóng mặt,say xẩm mặt mày ,có khi ngồi mà khó đứng dậy,đó có phải là biến chứng của việc hạ đường huyết ko ạ.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:46 16/10/2016
      Chào bạn,
      Các biểu hiện mà bà bạn đang gặp phải là dấu hiệu của tình trạng tụt đường huyết. Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc điều trị tiểu đường hoặc do bà bạn kiêng khem quá mức trong chế độ ăn uống. Vì vậy, bà bạn nên đi khám lại tại để bác sỹ điều chỉnh thuốc phù hợp. Trước mắt, mỗi khi thấy có hiện tượng chóng mặt, bà bạn nên nằm xuống, tránh đi lại để bị té ngã, đồng thời ăn 1 chiếc kẹo ngọt hoặc 1 chút trà gừng pha đường. Bạn có thể đọc thêm về tình trạng này trong bài viết sau đây: http://bienchungtieuduong.co/chia-se/ha-duong-huyet-o-nguoi-tieu-duong.html
      Thân mến.
  • Trần Trọng Khang
    Trần Trọng Khang
    01:08 08/10/2016
    Thưa Bs. Em năm nay 28 tuổi, đi khám tổng quát thì kêt quả xét nghiệm đường huyết lúc đói là 6.95 mml/L. Axit uric là 7.93. Bs nói bị tăng đường huyết. Bs bảo về hạn chế ngọt tinh bột lòng đỏ trứng, nội tạng động vật...tháng sau xét nghiệm lại. Do nhà xa Sài Gòn nên em có vào bệnh viện tỉnh làm xét nghiệm Hba1c là 4.7%.tuần sau e vào phòng xét nghiệm tư thì đường huyết là 5.0 tuần kế tiếp e vào phòng xét nghiêm khác là 5.9 tuần kế e vào phòng khác là 5.1 và lần kế là 5.5 kèm theo axit uric là 5.7 , lần gần đây nhất cũng cách 1 tuần đường huyết là 4.8 , axit uric là 5.2. Mỗi lần kiểm tra ở 1 nơi khác nhau. Vậy xin hỏi BS e có nguy cơ bị tiểu đường và gút hay không. Và tại sao lần đầu đi xét nghiệm thì đường và axit uric lại cao như vậy. Và hiện tại e có ăn uống như người bình thường và không cần kiêng cử nữa không.Rất mong hồi âm của BS
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      03:55 08/10/2016
      Chào bạn,
      Nếu dựa vào các chỉ sô xét nghiệm lần gần nhất thì bạn chưa bị tiểu đường và gút. Tuy nhiên bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường. Bạn có thể xem thêm qua bài viết sau: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/de-khang-insulin--tien-than-cua-tieu-duong-type-2.html
      Thông thường những trường hợp rối loạn dung nạp glucse thì Bác sỹ thường khuyrn thay đổi chế độ ăn, lôi sống thay vì dùng thuốc. Bạn đã ăn uống kiêm khem và có được mức đường huyết bình thường như vậy rối thì bạn nên duy trì chế độ ăn kiêng của mình.
      Bên cạnh chế độ ăn, bác cungc có thể sử dụng thêm tpcb Hộ Tạng Đường để giúp ổn định đường huyết và ngăn tiến triển thành đái tháo đường type 2.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe.
  • Nguyễn Quang Thăng
    Nguyễn Quang Thăng
    07:23 25/09/2016
    Mẹ tôi 74 tuổi, bị tiểu đường 10 năm. Thời gian này bà bị nói ngọng, đi k vững, tiểu k tự chủ, trí nhớ kém. Đây có phải biến chứng của bệnh k? Đã điều trị nhưng k có tiến triển. Xin tư vấn giúp. Cảm ơn!
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:10 25/09/2016
      Chào bạn,
      Những triệu chứng mà mẹ bạn đang gặp phải rất có thể là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân sâu xa của các biến chứng này chính là sự tổn thương mạch máu và tế bào khi đường huyết tăng cao kéo dài, chính vì vậy việc điều trị không chỉ tác động làm giảm các triệu chứng bên ngoài mà cần có các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu, khôi phục lại chức năng của tế bào đã bị tổn thương.
      Hiện tại, bên cạnh các thuốc điều trị tây y, chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên, bạn có thể tham khảo cho mẹ sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, điển hình như tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có chứa bộ 3 chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid – Nhàu – Câu kỷ tử giúp dọn dẹp các “rác thải” sinh ra trong quá trình chuyển hóa – là yếu tố căn nguyên gây nên biến chứng của bệnh như khô da, dày sừng, tê bì, châm chích, đục thủy tinh thể… Không chỉ vậy, các thảo dược Mạch môn, Hoài sơn trong sản phẩm Hộ Tạng Đường còn giúp làm tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm tính đề kháng insulin (hormon quan trọng tham gia vận chuyển đường vào tế bào, làm giảm đường máu), từ đó sẽ giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Dưới đây là chia sẻ của một số người bệnh tiểu đường tuýp 2 đã kiểm soát đường huyết hiệu quả với Tpcn Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo thêm: https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=1
      Thân mến.
  • Trần dung
    Trần dung
    03:02 14/07/2016

    Chồng e bị tiểu đường 17,00 giờ bị mờ mắt ah.cho e hỏi đường huyết ổn định thì có trở lại bt k ah hay bị như vậy mãi. Có pp điều trị tốt k chỉ giúp e cám ơn.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      05:48 14/07/2016
      Chào bạn,
      Biểu hiện mờ mắt mà chồng bạn đang gặp phải có thể là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường trên võng mạc. Khi đường huyết tăng cao kéo dài sẽ gây tổn hại mạch máu và tế bào ở hầu hết các cơ quan trên cơ thể, dẫn tới biến chứng tiểu đường với biểu hiện như mờ mắt, đục thủy tinh thể, rối loạn cương, suy tim, suy thận… Việc ổn định đường huyết là quan trọng tuy nhiên chưa đủ để khắc phục các biến chứng này. Hiện tại, chồng bạn nên sớm kiểm tra lại thị lực và xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng mờ mắt này để có hướng xử trí thích hợp.
      Trước mắt, chồng bạn có thể sử dụng các sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa ưu việt Alpha lipoic acid kết hợp với các thảo dược Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành bộ 3 chống oxy rộng khắp giúp bảo vệ mạch máu và tế bào, nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh trên võng mạc và phòng ngừa các biến chứng khác như rối loạn cương, suy tim, suy thận… Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp ổn định đường huyết hiệu quả nhờ làm tăng khả năng đáp ứng của insu lin với tế bào. Chúng tôi xin chia sẻ một trường hợp bị biến chứng tiểu đường gây mờ mắt, chân tay tê bì, rối loạn cương và bác đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình:
      https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
      Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!