7 nguyên tắc sống khỏe với bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường mặc dù không thể chữa khỏi nhưng nếu áp dụng đúng 7 nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn chung sống khỏe mạnh với bệnh, kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.

Điều khó khăn nhất khi mới mắc tiểu đường chính là phải học cách làm thế nào để sống chung với bệnh. Vài tuần hoặc vài tháng đầu tiên, cảm xúc của bạn có thể thay đổi liên tục từ buồn, sợ hãi, sốc, lo lắng... Thậm chí bạn phải che dấu cảm xúc của mình để không làm ảnh hưởng tới tâm trạng của người thân, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang thấy dễ dàng. Thấu hiểu cảm xúc của bạn, mong muốn giúp bạn sẽ có một cuộc sống không quá bị “xáo trộn” khi mắc bệnh tiểu đường mà vẫn sống khỏe mạnh, vui vẻ, bài viết sau đây sẽ đưa ra 7 nguyên tắc giúp kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Trong đó có thể có những nguyên tắc bạn đã biết, nhưng đây sẽ là cái nhìn tổng quan giúp “cuộc chiến” chống lại bệnh tiểu đường bớt khó khăn hơn.

Nguyên tắc 1: Càng hiểu nhiều thông tin về bệnh tiểu đường càng tốt

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, bạn nên chủ động tìm hiểu càng nhiều thông tin về bệnh càng tốt. Bởi việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn biết kiểm soát nó tốt hơn và tránh được những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình điều trị. Những kiến thức cơ bản bạn cần nắm được là giới hạn đường huyết an toàn, cách theo dõi kiểm tra đường huyết, chế độ ăn uống luyện tập khoa học, những dấu hiệu nhận biết biến chứng của tiểu đường cũng như cách phòng tránh và xử trí khi chúng xuất hiện.

Nguyên tắc 2: Thăm khám thường xuyên

Để đảm bảo quá trình điều trị luôn đạt được hiệu quả tốt, ngoài việc chủ động chăm sóc bản thân, bạn cần thiết phải có sự quan tâm chăm sóc của cả các bác sĩ, người thân trong gia đình và đồng nghiệp: - Bạn nên thường xuyên trao đổi với bác sỹ của bạn, vì đây là người sẽ theo sát bạn trong cả quá trình điều trị. - Nếu bạn nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu nào khác thường, hãy báo ngay với bác sỹ. - Hãy chia sẻ về bệnh tật và tiếp nhận sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè tại môi trường sống hay nơi làm việc.

Người bệnh tiểu đường nên trao đổi thông tin thường xuyên với bác sỹ

Người bệnh tiểu đường nên trao đổi thông tin thường xuyên với bác sỹ

Nguyên tắc 3: Xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị

Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bạn cần tuân thủ các yếu tố sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ
  • Hoạt động thể chất thường xuyên
  • Xây dựng một chế độ ăn khoa học
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế căng thẳng
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên, xét nghiệm chỉ số HbA1c 3 tháng/ lần.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của biến chứng:

+ Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày và khám bàn chân ít nhất 2 lần mỗi năm với bác sĩ chuyên khoa. + Khám mắt mỗi năm 1 lần. + Khám răng miệng 2 lần/ năm.

TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936.057.996 - 0962.326.300 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Nguyên tắc 4: Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, cholesterol máu

Không chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh tiểu đường còn phải đặc biệt kiểm soát tốt hai chỉ số là huyết áp và cholesterol máu. Sự biến động của bất kỳ chỉ số nào cũng có thể khiến mạch máu của bạn bị tổn thương nhiều hơn và thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển của các biến chứng tiểu đường. Để kiểm soát tốt cả 3 chỉ số này bạn cần thực hiện đúng chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên tắc 5: Biết được các chỉ số mục tiêu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh

Giới hạn mục tiêu nên đạt được cho các chỉ số trong bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Chỉ số HbA1C (đánh giá sự ổn định của đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng)  nên nhỏ hơn 7%.
  • Glucose máu nên trong khoảng 90 – 130mg/dL (tương ứng 5 – 7mmol/l) trước bữa ăn, dưới 180mg/dL (~ 10mmol/L) sau ăn 2h và 110 – 150 mg/dL (tương ứng 6 – 8 mmol/l) trước khi đi ngủ.
  • Huyết áp nên dưới 130/80 mmHg.
  • Cholesterol – LDL (thành phần cholesterol xấu) dưới 100 mg/dL.

Các chỉ số mục tiêu có thể khác nhau ở từng đối tượng cụ thể: người mới mắc bệnh, người bị bệnh lâu năm hoặc có mắc kèm các bệnh cơ hội như mỡ máu, huyết áp cao. Vì vậy tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để nắm được chỉ số mục tiêu của mình.

Nguyên tắc 6: Kiểm soát biến chứng của tiểu đường

Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến nhiều biến chứng như bệnh tim mạch, võng mạc mắt, biến chứng thận, biến chứng thần kinh, rối loạn cương, cắt cụt chi, bệnh răng lợi… Đây chính là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống, dẫn tới tàn phế hoặc tử vong cho người bệnh. Để kiểm soát tốt biến chứng tiểu đường trước hết bạn cần kiểm soát tốt đường huyết, duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị kể trên.

Một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên cũng đóng vai trò tích cực trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Mạch môn là những thảo dược có khả năng phục hồi chức năng tuyến tụy (tuyến tiết insulin để kiểm soát đường máu), cải thiện độ nhạy cảm của insulin với tế bào, làm giảm stress oxy hóa và chống viêm. Nhờ những ưu thế đó sẽ tạo thành hàng rào vững chắc bảo vệ mạch máu, bảo vệ các cơ quan quan trọng khỏi sự tổn thương do đường huyết tăng cao kéo dài.

Chia sẻ cách ổn định đường huyết, dứt biến chứng tiểu đường nhờ giải pháp từ Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn

Nguyên tắc 7: Nhận biết được các dấu hiệu bất thường và biết cách xử trí

Nhận biết sớm được các dấu hiệu bất thường và biết cách xử trí chúng là điều rất cần thiết, để giúp bạn kịp thời ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm do biến chứng tiểu đường gây ra. Một số dấu hiệu sau đây có thể báo hiệu bạn đã mắc biến chứng của tiểu đường:

  • Tê bì, châm chích ở tay chân
  • Da khô
  • Mờ mắt
  • Rối loạn nhịp tim
  • Chảy máu răng lợi
  • Rối loạn cương, khô âm đạo
  • Nhiễm nấm sinh dục...

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị bệnh.

Ngoài các biến chứng mãn tính, bạn còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng cấp tính của tiểu đường, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí và cấp cứu kịp thời. Bạn có thể nắm được cách nhận biết và xử trí chúng trong bài viết:  Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Hy vọng 7 nguyên tắc sống khỏe với bệnh tiểu đường ở trên sẽ giúp bạn có được mục tiêu rõ ràng và thiết lập được kế hoạch để giúp việc điều trị bệnh trở nên hiệu quả.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Theo nguồn: http://www.medicinenet.com/

Để nhận được thông tin chi tiết hơn về bệnh tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu trong các bài viết:

Điện thoại