Dinh dưỡng cho người tiểu đường

Yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc nhiều vào thuốc, mà chính là chế độ ăn (dinh dưỡng) có kiểm soát. Do đó việc ăn gì, kiêng ăn gì, ăn bao nhiêu là hợp lý đều phải được thống nhất trên một quy chuẩn khoa học nhằm kiểm soát tốt đường huyết, từ đó phòng ngừa được biến chứng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đối với người bệnh tiểu đường, ăn uống quá kiêng khem cũng không phải là tốt, vì nó có thể khiến họ bị suy dinh dưỡng. Người bệnh cần ăn theo nhu cầu và cân đối giữa các chất đường, chất béo, chất đạm, chất xơ. Tổng lượng calo trong ngày có thể dao động từ 1.400 calo - 2.400 calo ở người có tuổi, 1.500 calo - 2.500 calo ở người trẻ, tùy thuộc vào tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, lối sống, sức khỏe.

Sau đây là những thông tin dinh dưỡng về các thành phần chất đường, đạm, chất béo mà người bệnh tiểu đường cần lưu ý:

Lượng carbohydrate trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Carbohydrate (chất bột, đường) có ảnh hưởng lớn nhất tới lượng đường (glucose) trong máu, ngoại trừ carbohydrate là chất xơ khó tiêu hóa, chẳng hạn như vỏ ngoài của gạo lứt thì sẽ không làm tăng đường huyết ngay sau bữa ăn. Mức tiêu thụ tối thiểu được khuyến cáo của người bệnh là 130g carbohydrate tương ứng với 45 - 65% năng lượng hằng ngày. Carbohydrate được chia thành 2 loại:

  • Carbohydrate phức tạp:  có Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hoặc trung bình, bao gồm: các loại rau, trái cây, ngũ cốc và đậu. Trong đó ngũ cốc nguyên hạt tốt hơn so với mì ống, bánh mì trắng, khoai tây hay gạo trắng; gạo lứt tốt hơn so với gạo trắng. Người bệnh nên sử dụng tối thiểu là 20 - 38 gam chất xơ mỗi ngày (có thể lên đến 50 gram/ngày) từ các loại thực phẩm này.

Gạo lứt tốt cho người tiểu đường hơn so với gạo trắng

Gạo lứt tốt cho người tiểu đường hơn so với gạo trắng

Sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường sẽ giúp hỗ trợ điều trị làm ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 - 0964 781 912 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

  • Carbohydrate đơn giản: có trong đường mía (sucrose), đường trái cây (fructose), sữa và pho mát (đường lactose) làm tăng nồng độ glucose máu một cách nhanh chóng. Thực phẩm nhóm này thường có GI cao trên 70.

Người bệnh nên hạn chế thực phẩm có chỉ số GI cao, và ăn nhiều hơn thực phẩm có GI thấp. Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn hàng ngày vẫn nên có sự tính toán hợp lý để cân bằng các thành phần dinh dưỡng.

Thực phẩm GI Thực phẩm GI
Lúa mạch đen 64 Dâu 32
Bột mì 72 Táo 36
Lúa mạch 22 Quả cam 45
Ngô ngọt 58 Nước cam 50
Gạo lứt 50 Chuối 48
Gạo trắng 72 Khoai tây cắt miếng 50
Đậu nành 15 Khoai tây nghiền 72
Đậu gà 36 Khoai lang 58
Sữa 31 Khoai mỡ 54
Kem 60 Soup khoai tây 86
Bột yến mạch 55 Tinh bột khoai tây 86
Bột ngũ cốc 80 Khoai tây chiên 56
Bỏng gạo 90 Bỏng ngô 72
Bột bắp 83 Đường tinh luyện 64
Spaghetti 46 Mật ong 91

Chất đạm (Protein) cho người bệnh tiểu đường

Nhìn chung, người bệnh nên cung cấp 12 - 20% từ protein trên tổng số calo hàng ngày, người mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2 cần tăng tỷ lệ protein lên 20 - 30%. Ngược lại, đối với người có biến chứng thận nên tiêu thụ protein ít hơn (khoảng 10%).

Nguồn protein từ cá, hạt đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…), sữa ít béo và thịt gia cầm bỏ da sẽ tốt hơn so với protein từ thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn).

Người bệnh tiểu đường nên cung cấp protein từ cá và các loại đậu

Người bệnh tiểu đường nên cung cấp protein từ cá và các loại đậu

Ngược lại, bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thận nên giảm lượng tiêu thụ protein để giảm gánh nặng cho thận. Cá, các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…), sữa ít béo và thịt gia cầm bỏ da là những nguồn protein tốt cho người bệnh tiểu đường hơn so với protein từ thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn).

Chất béo (lipid) cho người bệnh tiểu đường

Chất béo có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào cấu trúc hóa học và nguồn gốc của chúng. Theo đó các axit béo chưa bão hòa rất tốt cho bệnh tim mạch, còn chất béo bão hòa và chất béo trans lại có tác dụng ngược lại. Sau đây là một số hướng dẫn về thành phần chất béo trong chế độ ăn cho bệnh tiểu đường và tim mạch:

  • Tổng số chất béo từ tất cả các nguồn chất béo nên là 25 - 35% tổng số calo hàng ngày. Mỗi gram chất béo cho dù là dầu hay mỡ đều chứa 9 calo, mỗi muỗng cà phê bơ, dầu chứa 5 gram chất béo.
  • Nên ưu tiên lựa chọn chất béo gồm: Axit béo không bão hòa đơn (trong dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt và bơ) và axit béo không bão hòa đa omega-3 (trong cá, sò ốc, hạt lanh, quả óc chó).
  • Axit béo không bão hòa đa Omega-6 (trong ngô, hạt hướng dương, dầu đậu nành và các loại hạt) là sự lựa chọn thứ hai cho chất béo, chiếm 5 - 10% tổng số calo.
  • Hạn chế chất béo bão hòa (trong các sản phẩm động vật, bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, dầu dừa, dầu cọ) đến dưới 7% tổng số calo hàng ngày.
  • Hạn chế chất béo trans (bơ thực vật, đồ nướng, đồ ăn vặt và đồ chiên) đến dưới 1% tổng số calo.

Cần hạn chế cholesterol và muối ăn ở người tiểu đường

- Choleterol: Người bình thường không nên tiêu thụ nhiều hơn 300 mg cholesterol mỗi ngày, còn những người có cholesterol máu cao hoặc mắc bệnh tim mạch thì không quá 200 mg. Một số ví dụ về lượng cholesterol có trong thực phẩm: 1 lòng đỏ trứng = 210mg; 1 lạng tôm = 195; 1 lạng gan có chứa khoảng 564 mg cholesterol.

Người bệnh tiểu đường có biến chứng thận nên giảm lượng natri (muối) ít hơn 1.500 mg/ngày. Do đó, họ nên tránh tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ muối như dưa, cà và giảm bớt muối sử dụng cho mỗi món ăn.

Người bệnh tiểu đường có nên bổ sung vitamin?

Hiệp hội tiểu đường Mỹ đã khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng thường xuyên các chất bổ sung vitamin, ngoại trừ những người có biểu hiện thiếu hụt vitamin. Chẳng hạn như người đang điều trị bằng một số thuốc hạ đường huyết có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 do các hoạt chất này có thể cản trở hấp thu vitamin B12.

Nên bổ sung vitamin B12 cho người bệnh tiểu đường dùng mettformin

Nên bổ sung vitamin B12 cho người bệnh tiểu đường dùng mettformin

Những chất cần cho người bệnh tiểu đường

  • Canxi: có thể giúp làm giảm nguy cơ loãng xương ở người bệnh tiểu đường lớn tuổi, đặc biệt là những người ít sử dụng các sản phẩm từ sữa. Kali và phốt pho: người bệnh nên bổ sung đủ 3.500 mg kali từ chế độ ăn uống mỗi ngày (trừ những người bị bệnh thận hoặc sử dụng thuốc làm tăng kali máu) có trong chuối, cam, lê, mận, dưa đỏ, cà chua, đậu, các loại hạt, khoai tây, và bơ.

Người bị biến chứng thận cần hạn chế kali và phốt pho, bởi nó có thể đẩy nhanh quá trình suy thận. Các thực phẩm giàu phốt pho bao gồm thịt, sản phẩm từ sữa, các loại đậu, và hạt.

  • Magiê: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu magiê có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nguồn bổ sung magie bao gồm bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, một số loại trái cây và rau như rau cải bó xôi, bơ, đậu...
  • Alpha lipoic acid (ALA): là chất chống oxy hóa nội sinh trong cơ thể, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. ALA được tìm thấy trong các loại rau có cải bó xôi, gan, tim, khoai tây, nấm…

Tại châu Âu, ALA được xem là một loại thuốc giúp làm giảm đau, tê bì, châm chích do biến chứng thần kinh tiểu đường rất hiệu quả. Tại Việt Nam, ALA được kết hợp với nhiều thảo dược quý giúp như Nhàu, Câu Kỷ tử, Mạch môn để tạo nên sản phẩm hỗ trợ giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Trái cây cho người bệnh tiểu đường

Trái cây cung cấp dồi dào và phong phú nguồn vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ăn lượng bao nhiêu, nên ăn loại trái cây nào để đảm bảo không tăng đường huyết thì người bệnh tiểu đường cần lưu ý. Sau đây là một số lời khuyên cho người bệnh tiểu đường cần nắm được khi sử dụng trái cây:

  • Độ ngọt của trái cây không quyết định đến việc làm tăng đường huyết mà phải dựa vào chỉ số đường huyết thực phẩm GI. Những trái cây có giá trị GI thấp như:  táo, lê, mơ, dâu tây, bưởi, thanh long, lựu, bơ, xoài... người bệnh tiểu đường có thể sử dụng 1 đến 2 khẩu phần ăn hàng ngày (mỗi khẩu phẩn ăn có thể nắm trọn trong lòng bàn tay). Ví dụ: Người bệnh tiểu đường có thể ăn được 1 má xoài, 2 - 3 tép bưởi. Riêng bưởi cần ăn cách xa thời gian dùng thuốc tây, vì một số loại thuốc có thể bị giảm hấp thu khi dùng cùng bưởi.
  • Nên sử dụng trái cây cách xa bữa ăn chính. Thời gian tối thiểu ở mỗi lần ăn ít nhất 6h.
  • Không sử dụng trái cây dưới dạng xay ép, vì đã làm mất đi hàm lượng chất xơ, khiến đường được hấp thu nhanh hơn.

Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường nên được điều chỉnh và thay đổi theo độ tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao và tình trạng bệnh, biến chứng mắc phải. Trước hết, bạn cần ghi nhớ các nguồn thực phẩm lành mạnh và tỉ lệ các chất đường, đạm, mỡ và khoáng chất cần thiết, từ đó xây dựng thực đơn theo ngày và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng.

Xem thêm: 

8 loại trái cây tốt nhất cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất cho người tiểu đường 

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Trích nguồn: http://umm.edu/health/medical/reports/articles/diabetes-diet

"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."