Cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên đối với người mắc tiểu đường, cơm trắng vô tình trở thành “chất gây hại’ cho sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách. Vậy người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm để có thể cải thiện chỉ số đường huyết? Đừng bỏ lỡ câu trả lời trong bài viết dưới đây. Thay thế cơm trắng bằng những loại thực phẩm này, bạn vẫn no lâu, ngon miệng mà chẳng lo đường huyết sau ăn tăng cao.
Khi mắc tiểu đường đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu của bạn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Cơm trắng là một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và dễ làm đường huyết tăng cao (chỉ số đường huyết GI = 83). Nếu người tiểu đường vẫn giữ chế độ ăn đầy đủ cơm trắng thì chỉ số đường huyết sẽ dễ bị tăng lên đột ngột sau mỗi bữa ăn. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như góp phần khiến biến chứng tiểu đường nghiêm trọng về sức khỏe xuất hiện.
Vì thế người bị tiểu đường nên hạn chế ăn cơm trắng, thay vào đó là những thực phẩm khác có hàm lượng đường thấp hơn nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Người tiểu đường có thể thay thế cơm trắng bằng nhiều thực phẩm khác
Người tiểu đường ăn gì thay cơm? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bị tiểu đường muốn cải thiện bệnh lý thông qua chế độ ăn hằng ngày. Theo các chuyên gia, bạn có thể dùng gạo lứt, bún, miến, bánh mỳ, bánh bao, khoai, sắn, ngô... thay thế cho cơm trắng trong thực đơn cho người tiểu đường.
Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm hàng đầu có thể thay thế cơm trắng cho người mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh mãn tính khác. Điểm tạo nên sự khác biệt của gạo lứt so với gạo trắng đó là gạo lứt vẫn còn một lớp màng cám bao bọc bên ngoài. Giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe đều nằm ở lớp màng cám đó.
Vitamin nhóm B, protein, crom, chất chống oxy hóa có trong gạo lứt thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Hàm lượng chất xơ dồi dào cũng giúp ổn định đường huyết, giảm tỷ lệ đường trong máu. Đồng thời, loại gạo này còn chứa magie - một khoáng chất cần thiết có thể kích thích sản sinh insulin - từ đó tăng quá trình chuyển hóa đường trong máu.
Không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết, gạo lứt còn có công dụng tuyệt vời trong việc giảm cân, kiểm soát cân nặng. Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt sẽ giúp người tiểu đường có cảm giác no, hạn chế sự thèm ăn của cơ thể.
Một số món ăn chế biến từ gạo lứt cho người tiểu đường có thể tham khảo là:
- Nấu cơm gạo lứt thay cơm trắng: Hãy ngâm gạo khoảng 8 tiếng để gạo mau chín. Sau đó, bạn tiến hành vo gạo, tránh vò quá kỹ sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng. Cuối cùng, bạn thêm nước vào với tỷ lệ 1 gạo: 1,5 nước rồi nấu như cơm trắng bình thường. - Nấu nước gạo lứt rang: Bạn cần chuẩn bị 200g gạo lứt, 2 lít nước lọc để thực hiện món ăn này. Sau đó bạn mang gạo lứt đi rang cho thơm rồi ngâm với nước sạch trong khoảng 8 tiếng để gạo được mềm. Tiếp đến, hãy vớt gạo ráo nước ra cho vào nồi đun với 2 lít nước lọc đã chuẩn bị, đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa tới khi nước rút xuống còn khoảng hơn 1 lít thì tắt bếp.
Gạo lứt cứng và nhiều chất xơ nên khi ăn người bệnh cần ăn chậm và nhai thật kỹ để dễ tiêu hóa. Bên cạnh sử dụng gạo lứt, chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường vẫn cần bổ sung rau xanh, trái cây ít đường, thịt trắng, cá, trứng sữa để cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời đừng quên kết hợp với chế độ luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý và kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình ăn gạo lứt để có những điều chỉnh kịp thời.
Người tiểu đường nên ăn gì thay cơm? Câu trả lời là gạo lứt
Các loại hạt chứa rất nhiều dầu, hạt lanh chứa 32% tới 45% khối lượng là dầu, trong đó 51%-55% là axit linoleic, có tác dụng giảm lipid máu và giảm đường huyết. Ngoài ra trong hạt lanh, hạt chia có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ hòa tan, sắt, photpho, omega – 3… giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết. Đồng thời, nó còn hạn chế được những biến chứng của bệnh tiểu đường như cao huyết áp, tim mạch, xương khớp…
Bạn hãy dùng một thìa bột hạt lanh pha một cốc nước ấm mỗi sáng uống khi đói. Tuy nhiên, không nên dùng quá 2 thìa bột hạt lanh mỗi ngày vì nó có thể gây bất lợi cho sức khỏe của bạn.
TPCN Hộ Tạng Đường là giải pháp chuyên biệt giúp phòng ngừa, cải thiện biến chứng tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, tránh phải ăn quá kiêng khem. Nhiều người đã trở lại cuộc sống bình thường khi sử dụng Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm thì yến mạch cũng là một trong những thực phẩm được khuyên dùng. Tương tự như gạo lứt, yến mạch nguyên chất cũng có lớp màng nguyên chất, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên, yến mạch có ưu điểm hơn gạo lứt là dễ tan trong nước. Người tiểu đường có thể nấu cháo yến mạch hay ăn với hoa quả hoặc sữa chua… để thay đổi chế độ ăn hằng ngày.
Yến mạch có nhiều lợi ích là thế tuy nhiên người bệnh vẫn nên lưu ý ăn một lượng yến mạch vừa phải mỗi ngày, tránh lạm dụng. Bởi việc dùng quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến lượng glucose trong máu và khiến bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn.
Một số lưu ý khác người tiểu đường type 1, type 2 cần tuân thủ khi sử dụng yến mạch là:
- Không chọn những sản phẩm yến mạch ăn liền đã chế biến thêm gia vị sẵn vì những gia vị này có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong cơ thể. - Tránh dùng chung với những thực phẩm ngọt khác bao gồm nho khô, mật ong, siro, chocolate…
Yến mạch cũng có thể thay thế cơm trong thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường
Khoai lang cũng là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nhưng khác với cơm trắng đây là tinh bột kháng đường, ăn vào sẽ khiến đường huyết không bị tăng cao. Ngoài ra trong khoai lang còn có chất làm tăng khả năng sản sinh insulin để tăng chuyển hóa đường. Loại củ này còn giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
Vậy chế biến khoai lang thế nào để lượng đường huyết dung nạp vào cơ thể phù hợp nhất? Câu trả lời là bạn nên chọn khoai lang luộc sẽ có chỉ số đường huyết (GI) thấp từ 44 đến 46, không nên chiên rán khoai lang chỉ số GI cao từ 75-82, không tốt cho cơ thể.
Đậu đỗ tốt cho người tiểu đường khi còn cả vỏ. Đối với các thực phẩm có chứa tinh bột thì lớp màng này chính là thứ “vũ khí” tuyệt vời giúp chống lại bệnh mãn tính trong đó có bệnh tiểu đường type 2. Các dưỡng chất trong lớp màng này làm tăng quá trình chuyển hóa đường trong máu, từ đó góp phần ổn định đường huyết.
Các món ăn từ đậu đỗ như nước đậu đỗ đen, cơm đậu đỗ, đậu đỗ rang… không chỉ tốt cho đường huyết mà nó còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất. Vì thế, bạn đừng quên bổ sung các món ăn này vào thực đơn ăn uống hàng ngày nhé.
Rất nhiều người tiểu đường không dám ăn cơm vì cho rằng ăn cơm sẽ làm tăng đường huyết. Do đó, họ cắt bỏ hoàn toàn cơm và các thức ăn chứa tinh bột khác. Điều này hoàn toàn sai lầm. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm hàng ngày với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể.
Nếu biết cách, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng
Có một số lưu ý để ăn cơm trắng đúng cách, không làm tăng đường huyết là
- Bổ sung cơm trắng theo nhu cầu cơ thể - Ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn - Nên chia nhỏ bữa ăn. - Ăn chậm nhai kỹ - Nên ăn đúng giờ, bữa tối cần ăn trước 20h và tối đa 2 giờ trước khi đi ngủ. - Không nên ăn bữa phụ đêm sau 23h, đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái khác. - Chủ động tự đo đường huyết sau mỗi bữa ăn để biết được chính xác loại thức ăn đó ảnh hưởng đến đường huyết của mình như thế nào: Nếu đường huyết sau ăn 2h cao hơn 10 mmol/l, hãy tiếp tục cắt giảm lượng các thực phẩm chứa tinh bột trong bữa ăn xuống. Ngược lại nếu chỉ số này dưới 10 mmol/l, bạn có thể tiếp tục duy trì chế độ ăn này.
Ngoài việc tìm hiểu người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm, bạn cũng nên tìm hiểu các sản phẩm từ thảo dược để giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng.
Nghiên cứu cho thấy sự kết hợp 4 thảo dược Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu trong Hộ Tạng Đường sẽ giúp cân bằng rối loạn chuyển hóa, bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu thần kinh. Nhờ đó, bổ sung các sản phẩm này sẽ giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ cải thiện biến chứng (tê bì chân tay, mờ mắt, ngứa da), chống suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ tốt hơn.
Thực tế đã có rất nhiều người bệnh tiểu đường đã trở về cuộc sống bình thường, ăn uống không quá kiêng khem và thoát khỏi nỗi lo biến chứng sau khi bổ sung thêm Hộ Tạng Đường. Dưới đây là chia sẻ của một trong rất nhiều người bệnh như thế
Nhờ Hộ Tạng Đường, tôi đã không còn bỏng rát da lại giảm được liều thuốc tây
Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược để ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng tiểu đường
Nếu bạn còn băn khoăn khác về bệnh tiểu đường ngoài câu hỏi “tiểu đường ăn gì thay cơm” hãy kết nối với chúng tôi để được giải đáp nhé.