Cách ăn uống khoa học giúp vết loét bàn chân tiểu đường mau lành

Ăn uống đúng cách có thể làm tăng tốc độ chữa lành vết thương. Vì vậy, nếu bạn đang bị loét bàn chân do biến chứng tiểu đường, hãy bổ sung 5 lưu ý ăn uống sau đây vào kế hoạch chăm sóc của mình.

Tiểu đường bị vết thương hở nên ăn gì, không nên ăn gì?

Tiểu đường bị vết thương hở nên ăn gì, không nên ăn gì?

Những vết xước hay trầy da nhỏ… không phải vấn đề quá lớn ở người khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường, tốc độ phục hồi sau chấn thương sẽ lâu hơn. Một vết loét nhỏ cũng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để lành lại. Và để hồi phục, bạn phải có kế hoạch chăm sóc cẩn thận cả trong việc làm sạch hàng ngày cũng như chế độ ăn uống.

Vết thương khiến nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi. Bạn có thể cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phục vụ quá trình sửa chữa và chống lại sự tấn công từ vi khuẩn bên ngoài. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn đáp ứng được nhu cầu đó.

Hạn chế loét bàn chân lan rộng với rau quả chứa vitamin C

Bổ sung vitamin C từ chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể của bạn tái tạo các tế bào sau khi bị thương, loét, nhiễm trùng. Thêm vào đó, vitamin C có khả năng chống oxy hóa và chống viêm tốt, nhờ đó gián tiếp giúp vết loét bàn chân tiểu đường phục hồi nhanh hơn.

Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này trong nhiều loại rau củ quả như: trái cây họ cam quýt, ớt chuông, rau lá xanh, kiwi, cà chua, đu đủ.

Giảm viêm bằng thực phẩm giàu omega 3, kẽm

Sau khi bị thương, phản ứng đầu tiên của cơ thể là viêm. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra quá lâu, vết loét bàn chân sẽ khó lành. Đặc biệt ở người bệnh tiểu đường, khi mà bản thân hệ miễn dịch và lưu thông máu đến vết thương cũng rất kém, viêm càng lâu, loét càng có nguy cơ lan rộng. Do đó, chống viêm là 1 tiêu chí quan trọng trong điều trị loét bàn chân tiểu đường, giúp tăng tốc độ lành vết thương.

Danh sách các thực phẩm giàu chất chống viêm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn:

- Dầu oliu, dầu đậu nành.

- Quả hạch, hạt chia, hạt lanh.

- Cá, hải sản.

Quả óc chó rất tốt cho người tiểu đường bị vết loét bàn chân.

Quả óc chó rất tốt cho người tiểu đường bị vết loét bàn chân.

Chống nhiễm trùng vết thương qua bổ sung protein

Protein có vai trò cấu tạo nên các mô, tế bào trong cơ thể. Một chế độ ăn giàu protein cũng giúp hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh hơn, giảm viêm và hạn chế nhiễm trùng lan rộng ra các vùng xung quanh vết loét.

Các loại protein tốt bao gồm: đậu và các thực phẩm chế biến từ đậu, sữa ít béo, cá, trứng, thịt gia cầm bỏ da… Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn cũng giàu protein nhưng những thực phẩm này sẽ thúc đẩy quá trình viêm nhiễm làm vết loét bàn chân lâu lành hơn.

Bạn nên chia lượng protein trong ngày ra 4 - 5 bữa nhỏ: 20 - 30 gam protein (~ 100g thịt ức gà, cá, các loại hạt...) cho bữa chính và 10 - 15g cho các bữa phụ (~ 1,5 quả trứng luộc, 1 cốc sữa chua, 200 - 300ml sữa tươi…).

Lành nhanh loét chân tiểu đường nhờ thực phẩm hỗ trợ

Biến chứng loét bàn chân tiểu đường là hệ lụy của quá trình stress oxy hóa gây tổn thương thành mạch làm hạn chế máu nuôi dưỡng đến các chi. Do vậy, bên cạnh việc giảm viêm, bạn cần tăng cường tuần hoàn máu qua vết loét và bổ sung các chất chống oxy hóa để phục hồi nhanh hơn.

Trong số các thực phẩm hỗ trợ cho tiểu đường, Tpbvsk Hộ Tạng Đường là sản phẩm duy nhất ứng dụng thành công các thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, nhờ đó giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả. Rất nhiều người đã sử dụng Hộ Tạng Đường kết hợp cùng thuốc điều trị và cải thiện được biến chứng do tiểu đường gây ra. Ví dụ như trường hợp của anh Ngô Điều (TP Vinh) sau đây:

“Tại thời điểm phát hiện bị biến chứng, mặt dưới lòng bàn chân của tôi đã có những mảng thâm đen. May mắn thay, sau khi tuân thủ hướng dẫn của các chuyên gia y tế và dùng thêm Tpbvsk Hộ Tạng Đường, chân tôi hồng hào trở lại, vùng thâm đen tưởng hoại tử phục hồi dần.”

Chia sẻ kinh nghiệm ngăn chặn biến chứng tiểu đường ở chân | A. Ngô Điều - TP Vinh

Ngăn hoại tử bằng với chất béo lành mạnh

Các chất béo xấu trong thức ăn chiên rán, mỡ/ nội tạng động vật, đồ ăn nhanh… có thể khiến vết loét bàn chân dễ nhiễm trùng và tăng nguy cơ bị hoại tử. Ngược lại, những chất béo tốt như dầu oliu, dầu đậu nành, chất béo từ cá… lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo lại các mô bị tổn thương và hỗ trợ chống viêm. Vì vậy, nếu bàn chân đang có vết loét, bạn nên lựa chọn các thực phẩm có chất béo lành mạnh thay vì nhóm chất béo có hại.

Ngoài ra, bạn cũng cần khống chế lượng chất béo hàng ngày, khoảng 1 - 2 thìa cà phê dầu để chế biến món ăn là đủ.

Lưu ý khác trong chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Chế độ ăn đóng góp một phần vào hiệu quả điều trị loét bàn chân do biến chứng tiểu đường. Phần còn lại phụ thuộc vào cách chăm sóc vết thương hàng ngày của bạn. Để tăng tốc độ hồi phục, bạn cần lưu ý thêm một số điểm sau:

  • Cần vệ sinh vết thương hàng ngày.
  • Tới bệnh viện tái khám ngay khi vết loét có mủ, hoại tử hay ngày càng lan rộng
  • Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định.
  • Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp.

Loét bàn chân tiểu đường ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị sớm, ăn uống khoa học và phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia y tế chính là chìa khóa để bạn thoát khỏi tình trạng này.

Xem thêm: 

Tham khảo

https://www.precisionnutrition.com/nutrition-for-injury-recovery-infographic

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11111-nutrition-guidelines-to-improve-wound-healing

https://www.healthline.com/nutrition/foods-supplements-for-sports-injury#section5

https://www.eatright.org/health/wellness/preventing-illness/nutrition-tips-to-promote-wound-healing

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của thực phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc cơ địa mỗi người.