Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt nếu người bệnh có mắc kèm tăng huyết áp. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm đường huyết và huyết áp tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Vậy bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì? Dưới đây là 6 mẹo ăn uống mà các chuyên gia khuyến cáo cho bạn.
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp kiểm soát cả đường huyết và huyết áp.
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu ăn trung bình khoảng 11.5 g chất xơ mỗi ngày sẽ giúp giảm 1,2 - 1,3 mmHg huyết áp. Mặt khác, chất xơ cũng giúp giảm đường huyết, kiểm soát mỡ máu và giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch.
Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn từ 20 - 35g chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, các loại hạt hay ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, gạo lật. Riêng với trái cây, bạn chỉ nên ăn dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tránh làm mất chất xơ.
Trung bình 1 người Việt Nam ăn khoảng 9 - 10 g muối natri mỗi ngày. Trong khi nếu bạn bị huyết áp cao, bạn sẽ không được ăn quá 5 g muối. Vì vậy, thay vì nêm nếm thức ăn với muối, hãy thử dùng vỏ quýt, tỏi, gừng, ớt, thì là để tạo vị cho món ăn.
Ngoài muối, mì chính cũng là gia vị bạn cần hạn chế. Mặc dù chúng không hề có vị mặn, nhưng công thức của mì chính là glutamat - natri. Nếu ăn nhiều cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến huyết áp.
Ngoài ra, thức ăn đóng hộp, dưa muối cũng nên được loại bỏ khỏi danh sách thực phẩm cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Bởi hầu hết các món ăn này đều chứa khá nhiều muối. Nếu dùng, bạn nên rửa hoặc tráng qua với nước sạch trước khi ăn để giảm bớt lượng muối trong đó.
Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên tránh xa thức ăn đóng hộp trong siêu thị.
Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn các loại chất béo từ thực vật. Ví dụ như dầu ô liu, bơ, các loại hạt và hạt lanh.
Những chất béo bão hòa trong mỡ, nội tạng động vật, da gà, bơ, phô mai, bạn vẫn có thể ăn nhưng chỉ ăn với số lượng ít. Bởi nếu ăn nhiều, bạn sẽ dễ bị thừa cân. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường và cao huyết áp.
Có một loại chất béo mà bạn cần kiêng khi bị tăng huyết áp và tiểu đường là chất béo chuyển hóa. Tức là các loại dầu đã được hydro hóa có trong thực phẩm chiên rán và đồ nướng. Loại chất béo này đã được chứng minh làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu cơ tim ở người tiểu đường.
Caffeine trong cà phê có thể làm tăng lượng đường trong máu và huyết áp. Nếu bạn bị tiểu đường và cao huyết áp, đừng uống quá 200 mg caffeine, tương đương 2 tách cà phê mỗi ngày. Thay vào đó, nên chuyển sang những thức uống lành mạnh hơn như nước lọc hay trà thảo mộc.
Chuối là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
Trong chuối có chứa rất nhiều kali, trung bình 1 trái chuối sẽ chứa 420 gam kali. Chất này có thể làm giảm tác dụng của natri, từ đó giúp bạn giảm huyết áp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu có vấn đề về thận, bạn không nên ăn quá 2 trái mỗi ngày. Bởi ăn quá nhiều kali có thể làm biến chứng thận tiểu đường tiến triển nặng hơn.
Khi bạn tụ tập gia đình hoặc bạn bè, bia rượu là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng uống nhiều bia rượu sẽ khiến bạn khó kiểm soát huyết áp và đường huyết hơn. Rượu cũng kích thích sự thèm ăn và có thể khiến bạn ăn quá nhiều.
Tốt nhất, nếu là nam giới, bạn không nên uống quá 2 ly rượu một ngày. Số lượng này ở phụ nữ là không quá 1 ly. Ngoài ra, bạn nên chọn rượu có nồng độ cồn thấp, rượu vang và ăn trước khi uống rượu.
Bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp sẽ khiến bạn phải cẩn trọng hơn trong chế độ ăn. Thế nhưng với 6 mẹo trong bài viết, bạn sẽ sớm kiểm soát được đường huyết và huyết áp của mình.
Ngoài ra, để phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ tốt hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Hiện nay, TPBVSK Hộ Tạng Đường là sản phẩm tiên phong trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho biến chứng. Không chỉ giúp phòng ngừa, Hộ Tạng Đường còn giúp cải thiện những biến chứng phổ biến như tê bì, châm chích nóng rát chân tay, khô da, ngứa ngáy, mờ mắt…
ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương cho biết:
Trong Hộ Tạng Đường có sự kết hợp của các dược liệu tự nhiên như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn và hoạt chất chống oxy hóa mạnh là Alpha Lipoic Acid. Điểm nổi bật của sản phẩm là hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng tim mạch và thần kinh.
Rất nhiều người bệnh đã khỏe mạnh trở lại sau khi kết hợp Hộ Tạng Đường cùng chế độ ăn và thuốc điều trị. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua video dưới đây:
Chia sẻ kinh nghiệm sống khỏe với tiểu đường.
Nếu có băn khoăn khác ngoài vấn đề bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0936 057 996. Đừng để biến chứng tiểu đường trở thành gánh nặng của bạn!
Tham khảo: webmd.com, everydayhealth.com