Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường: Cách nhận biết và điều trị

Biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường gây một loạt các tổn thương về thị lực, bao gồm: Bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường.

Biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường có thể diễn ra ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường, khi mức đường huyết chưa cao đến ngưỡng chẩn đoán tiểu đường. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những bất thường về mắt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn chặn nguy cơ mù lòa.

Biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường cần phát hiện sớm để giảm nguy cơ mù lòa

Biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường cần phát hiện sớm để giảm nguy cơ mù lòa

Vì sao bệnh tiểu đường gây biến chứng trên mắt?

Biến chứng mắt là một trong những biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường. Đây là hậu quả của những tổn thương do đường huyết tăng cao kéo dài.

Khi đường huyết tăng cao, các mạch máu nhỏ tại mắt dễ bị tắc nghẽn hoặc vỡ trong lòng mắt, kết hợp với sự thay đổi về lượng thủy dịch hình thành nên các vấn đề về mắt của bệnh tiểu đường.

 Biến chứng bệnh tiểu đường về mắt không gây ra mù lòa ngay mà sẽ làm suy giảm thị lực một cách từ từ. Biến chứng này thường bị nhầm lẫn với tình trạng mờ mắt do tuổi tác, đặc biệt là ở những người tiểu đường cao tuổi.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường

Các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường khá đa dạng với những dấu hiệu nhận biết khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là bệnh võng mạc tiểu đường. Ước tính có tới 30 - 40% người bệnh tiểu đường gặp vấn đề về võng mạc. Mặt khác tiểu đường cũng có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm.

Bệnh  võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường hay bệnh võng mạc tiểu đường là tình trạng bệnh lý với các tổn thương xảy ra ở võng mạc do tiểu đường gây nên. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa và tỷ lệ bị bệnh tăng nhanh trong những năm gần đây tại nước ta.

Ở giai đoạn sớm, hệ thống vi mạch bị tổn thương có thể phình to hoặc rò rỉ máu vào võng mạc. Giai đoạn này được gọi là bệnh lý võng mạc không tăng sinh.

Khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn, vi mạch bị tổn thương chết dần. Các vi mạch thay thế buộc phải sinh ra trên bề mặt võng mạc. Các vi mạch bất thường mới sinh này thường dễ tổn thương, xuất hiện sai vị trí nên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn.

Dấu hiệu nhận biết: Những triệu chứng ban đầu của bệnh võng mạc tiểu đường thường không quá rõ ràng. Người bệnh có thể bị nhìn mờ, tầm nhìn xuất hiện nhiều chấm đen di động, trôi nổi như ruồi muỗi bay. Một số người thì có các dấu hiệu không điển hình như chảy nước mắt, nhức mỏi mắt...

Hình ảnh người bệnh võng mạc đái tháo đường nhìn thấy

Hình ảnh người bệnh võng mạc đái tháo đường nhìn thấy

TPBVSK Hộ Tạng Đường giúp giảm mờ mắt, nhức mắt, bảo vệ các mạch máu tại mắt khỏi tổn thương do đường huyết tăng cao, ngăn chặn nguy cơ mù lòa. Gọi theo số 0936.057.996 để tìm hiểu thêm về công dụng của sản phẩm.

hotline

Phù hoàng điểm do tiểu đường

Phù hoàng điểm là một trường hợp đặc biệt của bệnh võng mạc đái tháo đường. Nguyên nhân là do các mạch máu tại võng mạc ở người tiểu đường bị tổn thương làm rò rỉ dịch ra ngoài, từ đó gây nên phù hoàng điểm. Đây là bệnh lý thường gặp làm suy giảm thị lực trung tâm của người tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết: Người bệnh có thể gặp tình trạng tầm nhìn trung tâm bị mờ như gợn sóng, không nhìn thấy màu sắc hoặc màu sắc của vật thể bị thay đổi. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, không phải người bệnh nào bị phù hoàng điểm cũng xuất hiện các triệu chứng này.

Tăng nhãn áp ở người tiểu đường

Người tiểu đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao gấp đôi người bình thường. Nguyên nhân là do đường huyết cao gây áp lực lớn cho dây thần kinh thị giác.

Dấu hiệu nhận biết: tầm nhìn bị hạn chế, xuất hiện các khoảng tối, nhìn mờ như có một màng che phủ trước mắt. Người bệnh có thể thấy buồn nôn và nôn.

Hình ảnh người tiểu đường bị tăng nhãn áp nhìn thấy

Hình ảnh người tiểu đường bị tăng nhãn áp nhìn thấy

Đục thủy tinh thể

Thể thủy tinh trong mắt là bộ phận giúp nhìn rõ mọi vật. Thủy tinh thể có xu hướng mờ đục dần khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường, ngay cả còn trẻ, thể thủy tinh cũng có thể mờ đục. Hiện tượng này gọi là bệnh lý đục thủy tinh thể tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu cho rằng: Nồng độ đường cao trong máu sẽ làm thể thủy tinh lắng cặn, đây chính là nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết: Mắt nhìn mờ hơn, nhìn đôi, nhìn ba. Hay mỏi mắt khi tập chung nhìn vào một vật nào đó. Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm.

Hình ảnh người bị đục thủy tinh thể tiểu đường nhìn thấy

Hình ảnh người bị đục thủy tinh thể tiểu đường nhìn thấy

Để phát hiện sớm các biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường, Bộ Y Tế khuyến cáo người tiểu đường nên đi khám mắt ít nhất mỗi năm 01 lần, kể cả khi không có các triệu chứng trên. Còn khi thấy xuất hiện những bất thường ở mắt, bạn nên đi khám ngay lập tức và tái khám mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Cách điều trị biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Điều trị biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường cần phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, dùng thuốc và điều trị chuyên sâu.

Kiểm soát chỉ số đường huyết

Ổn định đường huyết trong giới hạn an toàn là điều đầu tiên cần thực hiện trong điều trị các bệnh về mắt cho người tiểu đường. Việc này sẽ giúp ngăn chặn mạch máu tiếp tục bị tổn thương và làm nặng thêm biến chứng mờ mắt của bệnh tiểu đường.

Để đường huyết ổn định, người bệnh cần đảm bảo thực hiện tốt ba điều cơ bản, bao gồm chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày và dùng thuốc tiểu đường đúng chỉ định.

Dùng thuốc điều trị

Biến chứng mắt tiểu đường có thể được điều trị bằng thuốc chống VEGF (thuốc chống tăng sinh mạch máu). Loại thuốc này có tác dụng ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF, từ đó làm giảm sự phát triển quá mức các mạch máu mới, giảm rò rỉ chất dịch tại mắt người tiểu đường.

Một số thuốc chống VEGF thường gặp là PEGAPTANlD (MACCUGEN), BEVAClZUMAB (AVASTlN), RANIBlZUMAB (LUCENTlS), AFLlBERCEPT (Eyle). Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp thuốc chống VEGF vào dịch kính của mắt.

Thuốc chống VEGF dùng theo đường tiêm để điều trị biến chứng mắt tiểu đường

Thuốc chống VEGF dùng theo đường tiêm để điều trị biến chứng mắt tiểu đường

Xem thêm: Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường bằng thuốc tiêm.

Các phương pháp điều trị chuyên sâu

Với những trường hợp bị biến chứng mắt do tiểu đường nặng, người bệnh sẽ cần phải can thiệp sâu hơn bằng laser hoặc thay dịch kính, thủy tinh thể.

Điều trị bằng laser

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng phương pháp laser. Phương pháp này sẽ xử lý các vi mạch tổn thương bị rò rỉ máu. Kết quả là có thể giảm tác động tiêu cực của tiểu đường lên mắt, lấy lại thị lực đã giảm sút và ngăn ngừa nguy cơ mù lòa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tác dụng của laser không cao bằng phương pháp sử dụng thuốc chống VEGF.

Phương pháp điều trị laser có 2 loại chính:

- Phương pháp laser tập trung (Focal laser): giúp làm chậm, ngăn cản sự rò rỉ máu và các chất trong máu từ vi mạch tổn thương ra võng mạc bằng cách đốt các mạch máu với laser tập trung. Phương pháp này chỉ cần thực hiện 1 lần.

- Phương pháp laser tán xạ (Scatter laser): Giúp co các mạch máu tăng sinh bất thường bằng các vết “bỏng laser” trên diện rộng. Sau khi thực hiện phương pháp này người bệnh có thể nhìn mờ trong vài tuần nhưng sau đó thị lực sẽ được cải thiện.

Xem thêm: Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường bằng liệu pháp laser.

Lấy bỏ dịch thủy kính

Lấy bỏ dịch thủy kính là phương pháp loại bỏ toàn bộ máu, dịch thừa, và các mô sẹo tích tụ tại võng mạc. Võng mạc được bảo vệ an toàn giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ mù lòa.

Trong suốt quá trình phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy kính; thuốc tê và nước muối sinh lý được bơm nhẹ nhàng vào mắt người bệnh để duy trì áp lực ở mắt khi máu, dịch thừa và mô sẹo đã đưa ra ngoài.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể

Đây là phẫu thuật trong đó bác sĩ sẽ tháo thể thủy tinh mờ đục do tiểu đường và thay thế nó bằng một thể thủy tinh nhân tạo mới. Người bệnh tiểu đường sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể thị lực sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, mức độ cải thiện có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào việc người đó có mắc các biến chứng mắt tiểu đường khác hay không.

Phương pháp phòng và cải thiện biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa và cải thiện biến chứng mắt của tiểu đường, ngăn chặn nguy cơ mù lòa vĩnh viễn, người bệnh cần đến những giải pháp giúp tác động sâu vào mạch máu nhỏ bị tổn thương tại mắt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp các thảo dược tự nhiên như Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, Nhàu sẽ giúp dọn dẹp sạch yếu tố gây hại do đường huyết cao gây ra trên mạch máu, giúp tăng cường lưu thông máu đến các mạch nhỏ tại mắt, ngăn chặn suy giảm thị lực ở người tiểu đường.

Ứng dụng lợi ích trên của bốn loại thảo dược, Công ty SX & TM Hồng Bàng ( Lô A2CN1, cụm công nghiệp Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã nghiên cứu và cho ra đời TPBVSK Hộ Tạng Đường, giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng mắt của bệnh tiểu đường.

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường sau khi dùng Hộ Tạng Đường đã cải thiện hẳn các tình trạng mờ mắt, đau nhức hốc mắt, đốm đen trước mắt… Câu chuyện của bác Lê Thị Nhuận (Thanh Nhàn, Hà Nội) dưới đây chính là một ví dụ cụ thể:

“Tôi cứ tưởng chỉ thời gian nữa thôi mắt tôi sẽ chẳng nhìn thấy gì nữa, cũng may có Hộ Tạng Đường giúp tôi lấy lại ánh sáng”

hotline

Biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường thật sự sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn thụ động trong việc phòng ngừa. Chính vì vậy thay đổi nhận thức ngay tại thời điểm này sẽ giúp bạn duy trì được thị lực. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ trong chế độ ăn uống, luyện tập hàng ngày và sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa biến chứng về mắt do tiểu đường.

Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Tài liệu tham khảo: niddk.nih.gov.

(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.