Biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường: Đây là cách trị tốt nhất

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 70% người bệnh tiểu đường sẽ bị biến chứng thần kinh với các triệu chứng tê bì chân tay, khô ngứa da.... Điều nguy hiểm, có tới 50% người bệnh đã bị biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường ngay tại thời điểm chẩn đoán. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, biến chứng này để lại hậu quả nghiêm trọng như đoạn chi, tàn phế.

Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh do mức đường huyết tăng cao và kéo dài. Ở người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa đường thường kèm theo rối loạn chuyển hóa chất béo, làm tăng lipid, cholesterol máu và hình thành mảng xơ vữa.

Khi mảng xơ vữa này xuất hiện trên các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chúng sẽ làm giảm lượng máu, giảm nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi dây thần kinh. Từ đó, các dây thần kinh bị tổn thương, tốc độ dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng và gây ra hàng loạt các triệu chứng của bệnh lý thần kinh tiểu đường: đau và tê bì chân tay, rối loạn trên hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, mạch máu và tim.

Cơ chế biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Cơ chế biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng thần kinh là tiền đề gây ra tình trạng hoại tử, đoạn chi ở người tiểu đường. Những người bệnh tiểu đường biến chứng thần kinh thường không phát hiện sớm được các vết thương hở trên da. Những vết thương này lâu ngày không được chăm sóc kết hợp với tình trạng đường máu cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.

Việc điều trị nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường rất khó khăn và phức tạp. Rất nhiều người bệnh bị nhiễm trùng đã phải cắt bỏ một phần bàn chân để tránh nhiễm trùng lan rộng. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu về sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

4 biến chứng thần kinh thường gặp ở người tiểu đường và cách nhận biết

Tùy vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương, biến chứng thần kinh tiểu đường bao gồm 4 loại sau: biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng thần kinh tự chủ, bệnh thần kinh gần và bệnh thần kinh khu trú.

Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu của tổn thương thần kinh ngoại biên do tiểu đường thường xuất hiện ở chân và bàn chân trước, sau đó mới đến cánh tay hoặc bàn tay. Ban đầu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sau:

- Tê bì chân tay, cảm giác như kiến bò hoặc kim châm.  - Ngón chân, lòng bàn chân, bàn tay nóng rát, cảm giác đau tăng dần về đêm. - Đau cách hồi (đau khi vận động, khi nghỉ ngơi bớt đau), đau âm ỉ hoặc kịch phát ở các chi.

Tê bì chân tay là biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường

Tê bì chân tay là biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường

Sau đó, tình trạng tổn thương thần kinh ngoại biên nặng hơn, người bệnh sẽ dần mất cảm giác, đặc biệt là khả năng cảm nhận đau, cảm nhận nóng lạnh. Đôi khi, bạn bị có thể có những vết xước, vết thương trên da mà không hề hay biết, hoặc là tắm nước quá nóng, ngâm chân quá nóng mà không cảm nhận được, gây bỏng. Đây đều là những dấu hiệu của biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường cần lưu ý.

TPBVSK Hộ Tạng Đường với sự kết hợp của 4 thảo dược quý, giúp cải thiện tổn thương trên biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường, giảm tê bì tay chân, bỏng rát, khô ngứa da… Liên hệ 0936.057.996  để được tư vấn thêm về sản phẩm.

 

Biến chứng thần kinh tự chủ do tiểu đường

Hệ thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) chi phối hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, mạch máu, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, tuyến mồ hôi, và mắt... Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của biến chứng thần kinh tự chủ do tiểu đường:

Trên tim mạch: Nhịp tim nhanh khi nghỉ > 100 lần/phút, nhồi máu cơ tim không triệu chứng, hạ huyết áp tư thế đứng (choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột), rối loạn thân nhiệt

Trên tiêu hóa: Nuốt nghẹn, đầy bụng, ợ chua, nóng rát hoặc đau thượng vị, buồn nôn và nôn. Táo bón hoặc tiêu chảy.

Trên hệ sinh dục: Rối loạn cương, liệt dương ở nam giới. Khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, giảm ham muốn ở nữ giới.

Trên thần kinh vận mạch: Biến chứng thần kinh tự chủ ảnh hưởng đến việc điều tiết mồ hôi theo cả hai chiều hướng. Người tiểu đường thường tăng tiết mồ hôi ở vùng mặt và thân, thường xảy ra lúc bắt đầu các bữa ăn, lúc tập thể dục hoặc vào bạn đêm. Giảm tiết mồ hôi ở phần xa gốc chi, đặc biệt là trên chân, gây các biểu hiện: khô ngứa da, rụng lông, bong vảy, dạn nứt, tăng chai sạn chân, dày móng. Nặng hơn, người bệnh có thể tăng nguy cơ loét bàn chân tiểu đường.

Đường tiết niệu: Khó đi tiểu hoặc muốn đi tiểu liên tục, tiểu không tự chủ.

Dấu hiệu hạ đường huyết bị che lấp: Bệnh thần kinh tự chủ có thể làm bạn mất khả năng nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) như: Run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt.

Nói về biến chứng thần kinh ngoại biên và thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường, GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã có buổi tư vấn cụ thể trong video dưới đây:

GS Quang chỉ rõ các triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường

Bệnh thần kinh gần

Loại bệnh lý thần kinh này còn được gọi là bệnh tiểu đường amyotrophy - thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở đùi, hông, mông hoặc chân. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng và ngực. Các triệu chứng thường ở một bên của cơ thể, nhưng có thể lan sang bên kia. Bạn có thể có:

- Đau dữ dội ở hông và đùi hoặc mông, cuối cùng cơ đùi yếu và co rút - Khó đứng dậy từ tư thế ngồi - Đau bụng dữ dội

Bệnh thần kinh khu trú

Bệnh thần kinh khu trú xảy ra khi có tổn thương ở một hoặc một nhóm dây thần kinh cụ thể, gây ra đau đột ngột và nặng ở vùng bị ảnh hưởng. Vùng tổn thương thường gặp nhất là ở cổ tay, sau đó đến vùng đầu (mắt, cơ mặt, tai), thân trên (lưng, ngực), dạ dày, xương chậu, đùi, chân hoặc bàn chân.

Các triệu chứng của bệnh thần kinh khu trú do tiểu đường có thể kể đến như:

- Mất khả năng tập trung - Nhìn đôi, đau phía sau mắt, liệt mặt  - Đau ở ống chân, bàn chân, bàn tay hoặc cổ tay (tương tự hội chứng ống cổ tay) - Đau ở vùng mặt trước của đùi, đau lưng, đau vùng xương chậu, ngực, bụng

Cơn đau do bệnh thần kinh khu trú thường xuất hiện và biến mất đột ngột. Tuy nhiên, rất khó để điều trị dứt điểm các cơn đau này.

Giải pháp điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường

Để điều trị hiệu quả biến chứng thần kinh tiểu đường, người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để làm chậm biến chứng, giảm đau, phục hồi chức năng, ổn định đường huyết và phòng ngừa các biến chứng mới.

Ổn định đường huyết để làm chậm tiến triển của biến chứng

Ổn định đường huyết giúp giảm những tổn thương mà đường huyết cao gây ra trên dây thần kinh của người bệnh tiểu đường, từ đó không làm cho biến chứng tiến triển nặng hơn. Mỗi người sẽ có mức độ đường huyết an toàn khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian bị bệnh tiểu đường, có mắc kèm nhiều bệnh khác như tim mạch, huyết áp hay không… Tuy nhiên, đa số người tiểu đường được khuyên nên duy trì đường huyết ở ngưỡng 7 mmol/l. Một số lưu ý giúp người bệnh dễ dàng thực hiện các mục tiêu đó là:

Ăn uống lành mạnh: Ngoài việc tuân thủ theo chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh tiểu đường, khi có biến chứng thần kinh, bạn chú ý nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin B12 - một chất bổ đối với các tế bào thần kinh.  Những thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: cá (cá hồi, cá ngừ, cá mòi), trứng, sữa, sữa chua, ngũ cốc, đậu nành, rau xanh, súp lơ xanh, đu đủ xanh…

Bạn đọc chi tiết về chế độ ăn chung trong bài viết: “chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Ăn uống lành mạnh giúp làm chậm tiến triển của biến chứng tiểu đường

Ăn uống lành mạnh giúp làm chậm tiến triển của biến chứng tiểu đường

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục là giải pháp hữu hiệu để tiêu hao lượng đường dư thừa trong máu, giúp đường huyết duy trì ở mức an toàn. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có hiệu quả khi người bệnh áp dụng hàng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, người tiểu đường nên tập thể dục bằng các vận động nhẹ nhàng (đi bộ, chơi thể thao, đạp xe…) tối thiểu 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần và không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.

Riêng đối với người tiểu đường biến chứng thần kinh, các cơn đau có thể khiến việc tập luyện gặp khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể duy trì tốt thói quen này khi làm theo hướng dẫn trong bài viết: Tập luyện cho người bị biến chứng thần kinh do tiểu đường.

Từ bỏ các thói quen xấu: Hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên, căng thẳng, lo lắng nhiều, ngủ thiếu giấc… đều là những thói quen ảnh hưởng xấu đến đường huyết. Hãy bắt đầu một lối sống lành mạnh bằng cách giảm từ từ các thói quen này để kiểm soát đường huyết, hạn chế biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường nặng dần lên.

Sử dụng thuốc giảm đường huyết: Ví dụ như thuốc điều trị tiểu đường Met-for-min, Gli-cla-zide… Để giảm đường huyết hiệu quả, người bệnh cần sử dụng thuốc đều đặn, không được tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giảm đau do biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Đau, tê bì tay chân là những biểu hiện gây khó chịu nhất cho người tiểu đường có biến chứng thần kinh. Để giảm đau, giảm tê bì cho người bệnh, ngoài việc ổn định đường huyết, bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau khác, phổ biến nhất là:

- Thuốc chống động kinh làm giảm các cơn đau nhẹ: Gaba-pentin, Pre-gabalin, Carba-mazepine

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình:  Ami-triptylin, Desi-pramine, Nor-triptyline, Imi-pramine

- Thuốc giảm đau thuộc nhóm hướng thần - gây nghiện rất ít khi được chỉ định, chỉ trong các trường hợp đau nặng mà thuốc các thuốc giảm đau trên không có tác dụng: Tra-madol, Oxy-codone

Ưu điểm của các thuốc giảm đau này là giải quyết được nhanh cơn đau nhưng nó có thể gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn chẳng hạn như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, ảo giác, lệ thuộc… đồng thời hiệu quả tác dụng không kéo dài. Các hình thức giảm đau khác như dùng kem xoa bóp (Cap-saicin), châm cứu thường được phối hợp để bổ sung cùng với thuốc.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường

Dựa trên nền tảng y học cổ truyền và kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra một số thảo dược tiêu biểu như: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn và Mạch môn. Sự kết hợp của bốn loại thảo dược này được đánh giá cao trong việc giảm biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường theo nhiều cơ chế:

- Giảm cholesterol, giảm hình thành các mảng xơ vữa, làm sạch mạch máu, tăng cường lưu thông máu và các chất dinh dưỡng đến nuôi các dây thần kinh - Tạo nên mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn cản chất độc hại do đường huyết cao gây ra làm tổn thương dây thần kinh, đồng thời thấm sau vào dây thần kinh để phục hồi tổn thương - Ổn định đường huyết, giúp cho dây thần kinh không bị tổn thương nặng hơn

Ứng dụng những lợi ích to lớn đó, Viện Thực Phẩm Chức Năng đã nghiên cứu và đưa ra thị trường Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Với lợi thế là sản phẩm đầu tiên chuyên biệt trong phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, TPBVSK Hộ Tạng Đường đã gây chú ý lớn đối với các chuyên gia trong ngành và nhận được nhiều đánh giá tích cực. Dưới đây là quan điểm của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương về công dụng của sản phẩm:

BS Cường nhận xét tác dụng giảm biến chứng thần kinh tiểu đường của Hộ Tạng Đường

Suốt từ 2008 cho đến nay, Hộ Tạng Đường đã giúp nhiều người cải thiện biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường, đặc biệt là giúp giảm các triệu chứng tê bì chân tay, khô ngứa da, nóng rát da, dày móng, đau cứng khớp, cải thiện sinh lý nam giới:

Hàng ngàn bệnh nhân cải thiện biến chứng thần kinh tiểu đường nhờ Hộ Tạng Đường

Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về Hộ Tạng Đường

Tuân thủ lối sống khoa học để ổn định đường huyết, kết hợp với sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược là “chìa khóa” giúp bạn đẩy lui biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Gọi theo số 0936.057.996 khi bạn có băn khoăn về các vấn đề nêu ra trong bài viết.

Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh