Tập luyện cho người bị biến chứng thần kinh do tiểu đường

Tổn thương hệ thần kinh là biến chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất ở người bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa chúng tiến triển nặng hơn, bên cạnh việc sử dụng thuốc, chế độ ăn, người bệnh cũng cần duy trì thói quen luyện tập thường xuyên

Vì sao tập luyện tốt cho người bệnh tiểu đường?

Mọi hoạt động trong cơ thể đều được chi phối bởi hệ thống thần kinh chạy xuyên suốt từ não, tủy sống, đến các cơ quan. Khi đường huyết tăng cao kéo dài, sẽ thúc đẩy quá trình stress oxy hóa tế bào, sinh ra nhiều “rác thải” gây viêm mạn tính mạch máu, làm tổn thương tế bào thần kinh và gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu. Người bệnh tiểu đường thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh tự chủ.

Ở người tiểu đường bị thừa cân, tập luyện là cách giảm cân hiệu quả, an toàn, do đó làm giảm được tình trạng đề kháng insulin (cơ chế sinh tiểu đường type 2). Với người không thừa cân, năng lượng được đốt cháy khi vận cơ bắp sẽ được sử dụng bằng cách huy động đường máu, do đó có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tập luyện cho người bị biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Tê bì, châm chích, bỏng rát như kim châm là những dấu hiện ban đầu khi gặp biến chứng thần kinh ngoại biên. Khi tổn thương nặng hơn có thể làm giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân hoặc bàn tay. Đặc biệt trong quá trình tập luyện, người bệnh có thể bị mất các cảm giác thông thường như đau, khó chịu do bị tác động, ma sát và áp lực khi mang giày dép, khiến nơi tổn thương dễ bị bỏng rộp hoặc đau, nhưng không được phát hiện sớm.

Trong một số trường hợp, chỗ bỏng rộp nhỏ có thể tiến triển thành áp-xe cục bộ hoặc vết loét, nếu không được chăm sóc đúng cách dẫn đến nguy cơ phải đoạn chi.

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, khi bị biến chứng thần kinh ngoại biên, người bệnh nên chuyển sang các hoạt động dưới nước (bơi lội), các bài tập sử dụng phần trên của cơ thể (chèo thuyền), đi xe đạp, yoga, thiền… để giúp giảm thiểu các chấn thương khi hoạt động. Và ngược lại, nên hạn chế các hình thức đi bộ, chạy bộ và các hoạt động đòi hỏi phải đặt trọng lượng cơ thể lên đôi chân, vì có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh.

Người bị biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường nên đi xe đạp

Người bị biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường nên đi xe đạp

Tuy nhiên, biến chứng thần kinh ngoại biên có thể khiến người bệnh gặp một số khó khăn và hạn chế khi hoạt động thể chất như tê bì, châm chích, đau nhói ở tứ chi sau khi đi bộ hoặc tham gia vào các hoạt động chịu trọng lượng khác. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này khi tập luyện, người bệnh nên giảm hoạt động hoặc chuyển sang hình thức khác nhẹ nhàng hơn.

Để ngăn ngừa tối đa những tổn thương do biến chứng thần kinh gây ra, đồng thời vẫn có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bạn có thể dùng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Hãy gọi theo số 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Tập luyện cho người bị biến chứng thần kinh tự chủ do tiểu đường

Biến chứng thần kinh tự chủ có thể làm tổn thương hầu hết các cơ quan trong cơ thể mà nó chi phối, bao gồm: tim, phổi, mắt, ruột, bàng quang, cơ quan sinh dục, bài tiết…

Trong trường hợp bị tổn thương hệ thần kinh tự chủ, người bệnh có nhiều khả năng bị thiếu máu cơ tim cục bộ, dẫn đến cơ đau tim nhưng không có biểu hiện, do đó, nguy cơ nhồi máu cơ tim khi tập luyện rất lớn. Ở một số người có thể bị nhịp tim nhanh khi nghỉ (>100 nhịp/phút thay vì 60 - 80 nhịp/phút), và tăng nhanh hơn nữa khi bắt đầu tập thể dục.

Nếu nặng, biến chứng này cũng có thể khiến người bệnh bị hạ huyết áp tư thế, gây choáng váng hoặc ngất xỉu, kèm theo cảm giác quá nóng và bị mất nước do mồ hôi bị tăng tiết quá mức. Mặt khác, nếu tổn thương hệ thần kinh liên quan đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, có thể gây hạ đường huyết quá mức trong khi tập.

Người bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước khi tập thể dục

Người bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước khi tập thể dục

Do vậy, một khi đã được chẩn đoán bị tổn thương thần kinh tự chủ, tuy tập luyện là rất quan trọng, nhưng người bệnh nên lưu ý một số lời khuyên sau đây:

  • Tránh thực hiện những động tác thay đổi nhanh vì có thể gây ngất xỉu và mất một thời gian dài hơn (10 phút hoặc hơn) để có thể làm ấm và hạ nhiệt xuống, đặc biệt là khi bạn đang làm việc quá sức.
  • Uống nhiều nước khi tập thể dục, tránh hoạt động liên tục trong thời gian dài với điều kiện thời tiết nóng.
  • Tránh ăn no trước khi tập thể dục vì nó có thể gây khó tiêu, thay vào đó, chỉ nên ăn từng phần nhỏ.
  • Giám sát việc tập thể dục bằng một số phương tiện khác thay vì chỉ đo nhịp tim để đánh giá được hiệu quả trong luyện tập.

Mặc dù, tập thể dục không thể làm biến mất hoàn toàn các triệu chứng do biến chứng thần kinh tiểu đường gây ra, nhưng nó có thể làm chậm tiến triển của bệnh do đường huyết được kiểm soát tốt hơn và cải thiện lưu thông máu hiệu quả.

xem bệnh nhân sử dụng tốt Nguồn: http://www.diabetesincontrol.com


Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng thần kinh

Tpcn Hộ Tạng Đường - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường