Tổng quan về bệnh tiểu đường

Việt Nam hiện nằm trong số quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) cao nhất thế giới, với tổng số người mắc là khoảng 5 triệu người, trong đó 60% đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Sau khi ăn thực phẩm có chứa tinh bột, nồng độ đường (glucose) trong máu sẽ tăng lên, khi đó tuyến tụy được kích thích tiết insulin để vận chuyển đường vào trong tế bào, nhằm chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

- Tiểu đường type 1: Chiếm khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh ĐTĐ, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào sản xuất insulin, gây thiếu hụt insulin tuyệt đối. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ dưới 40 tuổi, liên quan đến yếu tố gen, môi trường và miễn dịch.

- Tiểu đường type 2: Chủ yếu là do tình trạng đề kháng insulin. Tức là tuyến tụy vẫn tiết insulin, nhưng các tế bào của cơ thể lại không chấp nhận nó. Loại này chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh ĐTĐ, liên quan chủ yếu đến dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh, thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi và béo phì, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa.

Tiểu đường type 2 thường gặp ở người thừa cân, béo phì

Tiểu đường type 2 thường gặp ở người thừa cân, béo phì

- Tiểu đường thai kỳ: Xuất hiện ở tuần 24 - 28 của thai kỳ, với tỷ lệ từ 2 đến 5%, do chế độ ăn uống quá thừa dưỡng chất và những thay đổi về nội tiết tố trong quá trình mang thai làm tăng đề kháng insulin. Tiểu đường thai kỳ thường tự hết sau khi sinh, nhưng người mẹ sẽ có nguy cơ cao phát triển tiểu đường typ2.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nếu nằm trong những nhóm đối tượng sau:

- Trên 45 tuổi

- Thừa cân, béo phì, có chỉ số khối cơ thể BMI > 23, vòng eo > 90 cm ở nam hoặc> 80 cm ở nữ

- Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường

- Ít vận động, ngồi nhiều

- Mắc bệnh tăng huyết áp vô căn, huyết áp ≥ 140/90 mmHg

- Có rối loạn mỡ máu

- Phụ nữ có tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con to ≥ 4kg

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Triệu chứng của bệnh ĐTĐ thường khác nhau ở mỗi người. Trong bệnh tiểu đường typ1, các biểu hiện bệnh thường có xu hướng xuất hiện đột ngột và trầm trọng hơn so với tiểu đường typ2.

Ngoài 4 triệu chứng được xem là điển hình bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều, thì ĐTĐ còn làm xuất hiện các dấu hiệu khác như nhìn mờ, da khô, tê bì hoặc ngứa ran ở tay chân, nhiễm trùng thường xuyên hoặc các vết thương khó lành…

Để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 - 0936.057.996 Trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ như sau:

- HbA1c ≥ 6,5%

- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)

- Đường huyết tại thời điểm bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L)

- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)

Trong trường hợp đường huyết của bạn cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt đến ngưỡng chẩn đoán ĐTĐ (đường huyết khi đói trong khoảng 5,6 - 6,9 mmol/l) được gọi là tiền đái tháo đường.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ làm sản sinh ra nhiều chất độc hại gây tổn thương  tới các mạch máu và dây thần kinh ở trong cơ thể, dẫn đến rối loạn hay suy giảm chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, mắt, thận, thần kinh…

Biến chứng tiểu đường có thể làm tổn thương mọi cơ quan trong cơ thể

Biến chứng tiểu đường có thể làm tổn thương mọi cơ quan trong cơ thể

- Bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch…

- Bệnh thận: Đường máu tăng cao có thể làm tổn hại đến các mạch máu nhỏ ở cầu thận, làm thận mất dần chức năng lọc và làm sạch máu, cuối cùng dẫn đến suy thận.

- Tổn thương mắt: Các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, gây ra bệnh võng mạc mắt do tiểu đường, khiến thị lực bị suy giảm và có thể dẫn đến mù lòa.

- Biến chứng thần kinh: Là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở bệnh ĐTĐ, bao gồm tổn thương thần kinh tự chủtổn thương thần kinh ngoại vi.

- Nhiễm trùng: Chúng thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị. Thậm chí một vết thương nhỏ ở chân người bệnh tiểu đường có thể khiến họ đối mặt với nguy cơ phải cắt cụt chi do vết loét bàn chân lan rộng và khó lành.

Bệnh tiểu đường còn có thể gây ra rất nhiều tổn thương khác trên cơ thể như bệnh cơ xương khớp, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da…

Biến chứng là quy luật tất yếu mà người bệnh tiểu đường sẽ gặp phải, thậm chí có thể xuất hiện trước hoặc nhiều năm sau khi được chẩn đoán bệnh. Song song với các giải pháp điều trị để đưa đường huyết về giá trị mục tiêu, người bệnh có thể tìm kiếm các giải pháp bổ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp cải thiện và phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về một giải pháp có nguồn gốc từ thảo dược được nhiều người bệnh tiểu đường chia sẻ có hiệu quả tốt dưới đây:

Kinh nghiệm trị tê bì, châm chích, bỏng rát da do biến chứng tiểu đường của ông Minh (Phú Yên)

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh mãn tính và hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Mục tiêu trong điều trị là kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

+ Thuốc uống hạ đường huyết: Được sử dụng cho người bệnh ĐTĐ typ2, giúp làm giảm lượng đường trong máu nhờ kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin; giảm sản xuất glucose tại gan hay giảm hấp thu glucose từ đường tiêu hóa…

+ Insulin: được chỉ định điều trị bắt buộc đối với người bệnh ĐTĐ typ1, với người bệnh typ2, nếu không đáp ứng tốt với các thuốc hạ đường huyết hoặc tiểu đường thai kỳ cũng được chỉ định dùng insulin để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

+ Các sản phẩm hỗ trợ: Bên cạnh với thuốc điều trị chính, người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm chuyên biệt về biến chứng tiểu đường, chứa các hoạt chất chống stress oxy hóa, dọn dẹp các gốc tự do (như alpha lipoic acid - ALA), đang được các chuyên gia Nội tiết khuyên dùng.

Kiểm soát đường huyết không dùng thuốc

+ Ăn uống lành mạnh: bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và cắt giảm bớt các sản phẩm từ động vật, hạn chế những thực phẩm dễ gây tăng đường huyết như bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có ga… Tuy nhiên vẫn phải cân đối các thành phần dinh dưỡng.

+ Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, để tránh làm đường huyết sau ăn tăng quá cao.

+ Luyện tập thể dục: giúp giảm đề kháng insulin và cải thiện lượng đường trong máu, duy trì được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn các hình thức vận động vừa sức như đi bộ, bơi lội, chạy bộ, đạp xe… khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.

Một phác đồ điều trị tốt kết hợp với lối sống lành mạnh hoàn toàn có thể giúp bạn chung sống khỏe mạnh với căn bệnh tiểu đường.

"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Nguồn tham khảo:

http://www.medicalnewstoday.com/

https://thuochanoi.com/

http://www.mayoclinic.org/

xem bệnh nhân sử dụng tốt