Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường gây tê bì, châm chích tay chân, mất cảm giác trên da, loét bàn chân, có thể là cắt cụt chi…
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng thần kinh ngoại biên thường gặp nhất. Trong cơ thể, hệ thần kinh ngoại biên là hệ thống các dây thần kinh tủy sống và ngoài não để liên kết hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan. Biến chứng thần kinh ngoại biên làm tổn thương các dây thần kinh này và dẫn đến rối loạn các chức năng vận động và cảm giác, điều này có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Biến chứng thần kinh ngoại biên gây tổn thương bàn chân do đái tháo đường
Đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm thất thường trong bệnh tiểu đường là yếu tố chính thúc đẩy quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ và sinh ra các gốc tự do. Những gốc tự do này giống như chất thải hủy hoại mạch máu và làm tổn thương các dây thần kinh. Điều này dẫn đến hậu quả là sự thoái hóa của các dây thần kinh làm chậm lại hoặc mất đi các dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Đặc biệt là hất hết những thoái hóa này là vĩnh viễn và không có khả năng hồi phục khi số lượng sợi trục tổn thương là trên 50%. Với bệnh nhân tiểu đường typ 1 sau 5 năm hoặc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dù mới chỉ ngay tại thời điểm chẩn đoán đều có khả năng gặp phải biến chứng này.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến biến chứng thần kinh ngoại biên:
Do biến chứng TKNB ảnh hưởng nhiều đến các dây thần kinh ở chân nên các biểu hiện chính như sau:
Xem thêm: Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường
Những tổn thương thần kinh do biến chứng thần kinh ngoại biên làm mất cảm giác để nhận biết những tổn thương ở chân. Dù ban đầu chỉ là vết xước hoặc vết thương nhỏ nhưng do không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến bị nhiễm trùng, hoại tử và có thể phải cắt cụt chi.
Cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng bàn chân là phát hiện sớm và điều trị tốt, điều này giúp phòng ngừa tới 85% các trường hợp đoạn chi. Ngay khi phát hiện bất cứ tổn thương hoặc bất thường ở chân, người bệnh tiểu đường cần thông báo với bác sĩ để được điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Xem thêm: Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường