Bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 (còn gọi là tiểu đường vị thành niên) là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormon lnsuIin có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao. Bệnh thường diễn tiến với các triệu chứng trầm trọng, đột ngột, về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Bệnh tiểu đường type 1 là gì?

Bệnh tiểu đường type 1 xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tấn công nhầm tế bào beta của đảo tụy - nơi sản xuất lnsulin có nhiệm vụ điều hòa đường huyết.

Những thực phẩm có chứa chất bột đường sau khi ăn, qua hệ tiêu hóa đều được chuyển hóa thành glucose - một loại đường được cơ thể hấp thu nhanh chóng vào máu và làm cho đường huyết tăng cao. Để điều tiết đường máu luôn ở mức hằng định, lnsulin sẽ vận chuyển đường vào trong tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, một phần được chuyển về dự trữ trong gan để sử dụng khi chúng ta ngủ vào ban đêm hoặc giữa các bữa ăn trong ngày.

Tế bào beta của tiểu đảo tụy bị phá hủy dẫn tới bệnh tiểu đường type 1

Tế bào beta của tiểu đảo tụy bị phá hủy dẫn tới bệnh tiểu đường type 1

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1

Triệu chứng tiểu đường type 1 thường khởi phát đột ngột và rầm rộ gồm:

  • Rất khát nước
  • Tiểu nhiều
  • Cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ
  • Luôn luôn cảm thấy đói
  • Vết thương, vết loét chậm lành
  • Khô, ngứa trên da
  • Mắt mờ
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Nhức đầu
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Chân bị chuột rút

Ngoài ra, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn... Mất nước lâu ngày cũng gây ra suy nhược cơ thể, làm bạn mệt mỏi thường xuyên, tính khí thay đổi thất thường. Những dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện khi bạn gặp biến chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường type 1.

Sử dụng thêm thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường cũng là một trong những giải pháp giúp hỗ trợ điều t.rị, phòng biến chứng do bệnh tiểu đường type 1 gây ra. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0962 326 300 - 0936.057.996 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Biến chứng của tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, sự tác động này sẽ được hạn chế nếu đường huyết của bạn được kiểm soát tốt.

Biến chứng mạn tính

  • Tổn thương mắt (võng mạc): các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc mắt bị tổn thương do đường máu tăng cao kéo dài gây biến chứng võng mạc mắt, có thể dẫn đến mù lòa.
  • Tổn thương thần kinh (neuropathy): bệnh có thể gây tổn thương thần kinh theo nhiều cách khác nhau, bao gồm trực tiếp do đường huyết tăng cao gây gián đoạn dẫn truyền hoặc gián tiếp qua hệ thống vi mạch nuôi dưỡng hệ thần kinh. Trong đó, tổn thương thần kinh ngoại biên chiếm phổ biến gồm bàn chân, cẳng chân và bàn tay. Đường máu cao cũng gây hại đến các thần kinh tự chủ kiểm soát nhịp tim, tiêu hóa, chức năng tình dục…
  • Loét bàn chân tiểu đường: nếu tổn thương thần kinh ngoại biên không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, kết hợp lưu lượng máu nghèo nàn làm chậm lành vết thương, có thể dẫn đến hoại tử phải cắt cụt chi.
  • Bệnh thận: đường huyết cao có thể làm tổn hại đến hệ thống mao mạch lọc cầu thận. Suy thận là kết quả cuối cùng nếu đường huyết vẫn không được kiểm soát.
  • Trên tim và mạch máu: tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ đáng kể mắc các bệnh về động mạch vành (cơn đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, huyết áp cao…

Biến chứng cấp tính

Do không thể có khả năng sản xuất lnsuIin mà phải nhận trực tiếp từ ngoài, nên người bệnh tiểu đường type 1 thường bị biến chứng cấp tính nhiều hơn người tiểu đường type 2.

  • Nhiễm toan c.eton: khi tế bào không nhận đủ glucose, cơ thể tăng tạo glucose từ chất béo làm giải phóng quá nhiều acid gây nên tình trạng nhiễm toan ceton có thể đẫn đến tử vong.
  • Hạ đường huyết: có thể xảy ra khi tiêm quá liều in sulin hoặc do nhịn đói quá lâu. Bạn có thể gặp các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng ngất, run rẩy, lú lẫn... thậm chí là hôn mê nếu không được bổ sung glucose kịp thời.

Biến chứng là điều khó có thể tránh khỏi ở người bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ như sử dụng thuốc tiêm lnsuIin, tập luyện, ăn uống khoa học và dùng thêm giải pháp bổ trợ có nguồn gốc từ thảo dược, rất nhiều người bệnh chia sẻ họ đã vượt qua được các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Chẩn đoán tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 được chẩn đoán bởi sự kết hợp của các triệu chứng, độ tuổi và xét nghiệm máu của bạn.

Tiêu chuẩn mới chẩn đoán bệnh tiểu đường:

  • Đường huyết lúc đói  > 126 mg/dL (7 mmol/l).
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose, được đo 2h sau khi uống 75mg glucose > 200mg/dL (11,1mmol/l).
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên > 200mg/dL (11,1mmol/l) sau 2 lần thử ngẫu nhiên.
  • Hemoglobin A1C > 6,5%.

Điều trị tiểu đường type 1

Điều trị bệnh tiểu đường type 1 bắt buộc phải tiêm lnsuIin suốt đời.

Trong quá trình sử dụng, có một số điểm cần lưu ý như sau:

  • Liều lượng: tuyệt đối tuân thủ theo liều chỉ định của bác sỹ. Nếu quá liều có thể gây hạ đường huyết đột ngột, ngược lại có thể gây nên tình trạng tăng đường huyết cấp tính.
  • Thời gian: thời gian tiêm rất quan trọng, do đó bạn phải hỏi ý kiến của bác sỹ và tuân thủ theo chỉ dẫn này. Có một số loại có thể được tiêm trước ăn 30 phút.
  • Vị trí tiêm: Tiêm dưới da, nên tiêm ở mông, 2 bên cánh tay, ở rốn hay ở đùi. Chỗ tiêm thường mẩn đỏ, sưng, đau và ngứa do đó bạn nên thay đổi thường xuyên.
  • Bảo quản: Các loại insuIin đều được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Khi lấy ra tiêm, bạn nên làm ấm chúng đến nhiệt độ phòng.
  • Giảm đau khi tiêm: bằng cách đảm bảo loại hết khí trong ống tiêm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng lnsuIin có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ đường huyết, hạ kali máu, mẩn đỏ, kích ứng da, tăng cân… Hãy gọi ngay cho bác sỹ điều t.rị của bạn khi thấy xuất hiện các dấu hiệu kể trên để được xử lý kịp thời.

hotline

Giải pháp giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường type 1

Biến chứng mạn tính là quy luật tất yếu mà người bệnh tiểu đường type 1 ắt sẽ gặp phải. Bởi tiểu đường type 1 được phát hiện từ khi còn rất sớm, quá trình sống với bệnh kéo dài trong suốt vài chục năm, đặc biệt biến chứng sẽ xảy ra nhanh hơn ở những người kiểm soát đường huyết kém. Trong số các biến chứng ở người bệnh tiểu đường type 1, tổn thương vi mạch (mạch máu nhỏ) là thường gặp nhất. Bởi khi đường huyết tăng cao đã kích hoạt các phản ứng viêm, làm hư hại lớp lót nội mạc mạch máu nhỏ, gây dày màng đáy dẫn tới chít hẹp lòng mạch. Lâu dần có thể dẫn tới biến chứng võng mạc, suy thận, biến chứng thần kinh, bởi các cơ quan này chủ yếu được hệ thống vi mạch nuôi dưỡng.

Do đó, để p.hòng n.gừa và cải thiện các biến chứng do tiểu đường type 1 gây ra, mục tiêu quan trọng là làm giảm viêm, tăng cường chất chống oxy hóa để dọn dẹp các chất gây hại ra khỏi mạch máu. Nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Đài Loan và trường Y học cổ truyền Thượng Hải đã tìm ra Mạch môn – ngoài khả năng chống oxy hóa, còn giúp chống viêm hiệu quả, n.găn n.gừa các tổ chức xơ hóa dẫn tới suy thận ở người bệnh tiểu đường.

Tại Việt Nam, Viện thực phẩm chức năng đã phối hợp thêm Alpha lipoic acid (ALA) do khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, thấm rất tốt vào mô thần kinh nên giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, cùng với Câu kỷ tử, Hoài sơn tạo thành một giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường type 1.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Thay đổi lối sống

Duy trì chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn: tăng cường ăn rau xanh, các loại hoa quả ít đường, nhiều vitamin và khoáng chất… hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn có nhiều đường như các loại bánh kẹo, mứt, nước ngọt… Bạn cũng nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu. Tập thể dục thường xuyên cũng là một giải pháp giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sỹ của bạn nên tập thể dục với liệu trình cụ thể để tránh tập luyện quá sức.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường type 1 nên tích cực đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là các cơ quan dễ bị tổn thương. Khi mới mắc bệnh tiểu đường nên duy trì thời gian đi khám mắt, thận và khám răng miệng 1 năm/lần, ở các giai đoạn sau, nên rút ngắn thời gian đi khám là từ 3 - 6 tháng/lần và duy trì thường xuyên để phát hiện sớm biến chứng, nhằm có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm:

"Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc c.hữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều t.rị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Theo nguồn:

http://healthguides.healthgrades.com http://www.prevention.com