Loét bàn chân tiểu đường chỉ xảy ra ở 15% bệnh nhân tiểu đường. Thế nhưng, 60% trong số họ đã phải cắt cụt chi chỉ vì những vết loét nhỏ. Để phòng tránh biến chứng tiểu đường nguy hiểm này, bạn cần nắm rõ những kiến thức về loét bàn chân ở người tiểu đường trong bài viết sau đây.
Loét bàn chân tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây đoạn chi.
Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường đều phải đối mặt với nguy cơ bị loét chân tiểu đường (loét bàn chân do đái tháo đường). Đây là một trong những biến chứng tiểu đường ở bàn chân, được hình thành do sự kết hợp của nhiều yếu tố.
1. Tổn thương thần kinh ngoại biên khiến người tiểu đường không phát hiện ra các vết thương hở tại chân
Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân gây tổn thương các tế bào thần kinh ngoại biên ở bàn chân. Khi dây thần kinh bị tổn thương, chúng sẽ không thể báo hiệu về những cơn đau có thể gặp phải ở chân như dẵm phải gai, bị xước, đi giày chật gây trầy da, ngâm chân với nước quá nóng gây bỏng... Hậu quả là người bệnh không biết mình đang có các vết thương hở để xử trí từ sớm.
2. Sự xâm nhập của vi khuẩn từ vết thương hở gây nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Các vết thương hở không được phát hiện tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương. Thêm nữa, lượng đường trong máu cao và sự suy giảm miễn dịch ở người tiểu đường là môi trường thuận lợi để vi khuẩn dễ phát triển, gây nhiễm trùng nặng và loét bàn chân.
3. Biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường làm các vết thương ở chân lâu lành, gây lở loét
Ở người tiểu đường, đường huyết cao gây tổn thương thành mạch. Đồng thời sự xuất hiện nhiều cholesterol trong mạch máu của người tiểu đường sẽ làm thu hẹp lòng mạch. Các mạch máu nuôi dưỡng bàn chân bị thu hẹp sẽ làm máu giảm lưu thông đáng kể đến bàn chân.
Giảm lưu thông máu đến chân đồng nghĩa với việc giảm vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất chữa lành vết thương trong máu đến chân. Vậy nên các vết thương hở, vết loét trên chân người tiểu đường thường rất lâu lành.
Các vết loét thường xuất hiện nhiều nhất ở gót chân, ngón chân cái, dưới các ngón chân và hai bên của bàn chân người tiểu đường. Đây là những vị trí chịu sự tì đè nhiều của toàn bộ cơ thể, nhất là khi chúng ta di chuyển. Vì vậy, chúng cần đến sự tưới máu nhiều hơn các vị trí khác ở bàn chân. Việc giảm lưu lượng máu đến chân ở người tiểu đường sẽ khiến những vị trí này dễ dàng bị tổn thương.
Các vị trí dễ bị loét nhất trên bàn chân người tiểu đường
Các vết loét bàn chân tiểu đường nếu đường nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng rất nặng và khó điều trị. Dần dần, chỗ bị viêm loét sẽ bị hoại tử, người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ phần chân đã hoại tử. Nếu không, vết hoại tử lan rộng hơn sẽ gây sốc nhiễm trùng và tử vong.
Cắt cụt chân không những để lại thương tật vĩnh viễn mà còn làm giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Theo đó, tỉ lệ tử vong sau 5 năm của bệnh nhân bị cắt cụt chân. cắt cụt chi dưới là 50-60%.
TPCN Hộ Tạng Đường là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, hỗ trợ làm nhanh lành vết thương và hạn chế nguy cơ cắt cụt chi. Hãy gọi tới số 0936 057 996 để được tư vấn chi tiết.
Nhiễm trùng, loét bàn chân, cắt cụt chi do biến chứng tiểu đường có thể phòng ngừa bằng cách chăm sóc bàn chân hàng ngày.
Sau đây là hướng dẫn của GS. TS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam về cách tự chăm sóc, thăm khám bàn chân giúp phòng tiểu đường biến chứng loét chân:
GS. TS Thái Hồng Quang hướng dẫn cách chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường
Khi bị biến chứng tiểu đường loét bàn chân, tùy từng mức độ nặng nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà hoặc cần phải đến bệnh viện để điều trị.
Đối với các vết loét nông, mới bị, bời rìa vết loét không bị tấy đỏ, bên trong không có mủ, cộng thêm với chỉ số đường huyết đang duy trì ổn định, người bệnh có thể tự chăm sóc chân ở nhà. Chúng ta có thể dùng nước muối hoặc cồn để sát trùng, rồi sau đó băng lại.
Ngược lại, khi các vết loét tấy đỏ, bên trong có nhiều mủ, đáy vết loét sâu, bệnh nhân cần đến bệnh viện để điều trị. Bởi những vết loét đấy rất khó chữa, lâu lành và cần đến những giải pháp điều trị chuyên sâu. Ví dụ như sử dụng kháng sinh điều trị loét bàn chân tiểu đường.
Kiểm soát đường huyết là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị loét bàn chân tiểu đường
Dưới đây là 4 nguyên tắc trong điều trị loét chân tiểu đường, giúp các vết loét mau lành:
1/ Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết để ngăn chặn vết loét trở nặng,
2/ Hạn chế tỳ đè để giảm áp lực lên vết loét, giúp tăng lưu thông máu đến chân và tránh hoại tử chân.
3/ Chăm sóc vết loét bàn chân đúng cách để tránh nhiễm trùng, mau lành vết thương.
4/ Sử dụng kháng sinh để điều trị khi các vết loét bị nhiễm trùng.
Những hướng dẫn cụ thể của 4 nguyên tắc trên được chúng tôi biên soạn chi tiết trong bài viết “Hướng dẫn điều trị loét bàn chân tiểu đường”, sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc tốt nhất vết loét bàn chân của mình.
Ở những người kiểm soát đường huyết và chăm sóc y tế tốt, loét bàn chân đôi khi có thể được chữa lành trong khoảng 3 - 6 tuần. Các vết loét sâu hơn có thể mất từ 12 đến 20 tuần để điều trị. Trong trường hợp không thể chữa khỏi, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật cưa chân.
Muốn cải thiện loét chân tiểu đường, giúp vết thương mau lành và ngăn chặn nguy cơ đoạn chi, người bệnh cần đến những giải pháp tác động vào nguyên nhân gây biến chứng - đó là sự tổn thương của mạch máu và thần kinh.
Dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia khẳng định: “Sử dụng kết hợp các thảo dược là Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu giúp làm sạch mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến chân, giúp các chất dinh dưỡng, chất chữa lành vết thương dễ dàng vận chuyển đến chân hơn. Ngoài ra, các thảo dược này còn giúp tạo thành hệ thống chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó ngăn cản tác động xấu mà đường huyết cao gây ra đối với dây thần kinh tại chân. Sử dụng kết hợp các thảo dược trên, kết hợp với việc ổn định đường huyết và chăm sóc bàn chân sẽ làm giảm đáng kể thời gian lành vết thương.
Hiện nay, nhờ sự tiến bộ về kỹ thuật sản xuất, Công ty SX & TM Hồng Bàng ( Lô A2CN1, cụm công nghiệp Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã kết hợp đồng thời cả 4 thảo dược quý này và cho ra đời TPBVSK Hộ Tạng Đường. Tác dụng cải thiện biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng trên mạch máu và thần kinh ở người bệnh tiểu đường được chuyên gia, ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội Tiết Trung ương đánh giá trong video sau:
ThS. BS Nguyễn Huy Cường nói về tác dụng của Hộ Tạng Đường
Loét bàn chân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, làm người bệnh phải đối mặt với tử vong hay tàn phế. Tuy nhiên chỉ cần chăm sóc và điều trị đúng cách, các vết loét có thể lành lại, giúp người bệnh tự chủ trong cuộc sống.
Xem thêm: Hộ Tạng Đường có tốt không?
Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?
Tài liệu tham khảo: healthguides,apma.org.
* Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người